Hang C7 – ống dung nham dài hơn 1.000m nằm trong Hệ thống hang động núi lửa Krông Nô, thuộc Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Trong năm 2022, các nhà khoa học đã phát hiện thêm một nhánh mới, tiếp tục khẳng định vị thế C7 là hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á.
Đến nay, các nhà khoa học và tỉnh Đắk Nông xác định Hệ thống hang động núi lửa Krông Nô có gần 50 hang động núi lửa, với tổng chiều dài hơn 10.000m. Trong đó, có những hang động núi lửa nổi tiếng, chứa đựng các giá trị khoa học và tiềm năng phát triển du lịch cho địa phương.
Đầu tiên, phải kể đến là núi lửa Nâm Kar, xã Quảng Phú (Krông Nô) có độ cao 660m so với mực nước biển, đường kính 220m, miệng nhỏ, sâu khoảng 20m. Núi lửa Nâm Kar nằm ngay cạnh quốc lộ 28, với hình dáng đẹp, sát với khu dân cư, thuận tiện cho du khách khám phá, trải nghiệm.
Tại xã Buôn Choáh (Krông Nô), núi lửa Chư B’luk cũng được nhiều người biết đến với nhiều hang động đẹp, là thách thức đối với những du khách đam mê du lịch khám phá. Trong tiếng Ê Đê, Chư có nghĩa là “núi”, B’luk có nghĩa là “cội nguồn”. Núi lửa Chư B’luk còn có tên gọi khác là núi lửa Buôn Choáh, núi lửa Nâm B’lang. Cách đây hơn 3.700 năm, Chư B’luk đã phun trào dung nham với sức nóng lên tới 1.200 độ C và chính dòng chảy đó đã kiến tạo những hang động lớn nhỏ khác nhau ở vùng đất này.
Các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá tổng thể, do vận động kiến tạo của vỏ trái đất đã tạo nên một hệ thống hang động núi lửa độc đáo, được đánh giá là có chiều dài, đồ sộ và độc đáo nhất khu vực Đông Nam Á.
Các nhà nghiên cứu khoa học đánh giá tổng thể, do vận động kiến tạo của vỏ trái đất đã tạo nên một hệ thống hang động núi lửa độc đáo, được đánh giá là có chiều dài, đồ sộ và độc đáo nhất khu vực Đông Nam Á.
Cuối tháng 11/2022, các chuyên gia quốc tế vừa khám phá ra một nhánh hang mới thuộc hang C7 với chiều dài được xác lập chính thức là 199m. Theo đánh giá của các nhà khoa học, các cửa hang núi lửa tại Đắk Nông là kiểu nguyên sinh tiêu biểu, được hình thành do hiện tượng thoát khí của dòng/ống dung nham.
Hiện nay, công tác khám phá, nghiên cứu hang động mới chỉ được tập trung vào các hang khô và có miệng lộ ra trên bề mặt đất, trong đó hang C7, C6 và C6-1 có nhiều giá trị khoa học nhất.
Đi vào bên trong hang, du khách được tận mắt khám phá những đặc trưng của hang động núi lửa, với trần hang được phủ dung nham dày mỏng khác nhau.
Tuy lớp phủ trần hang có đoạn rất dày nhưng những chấn động xảy ra khi núi lửa hoạt động cùng sự di chuyển của dòng dung nham nóng, lỏng đã làm ảnh hưởng đến cấu trúc của lớp vỏ cứng của ống dung nham.
Tại Hội nghị Quốc tế và Hang động núi lửa lần thứ 20 (ISV20) diễn ra tại Đắk Nông vào cuối tháng 11/2011, các nhà khoa học đã khẳng định, lần đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á, giới nghiên cứu đã phát hiện di chỉ khảo cổ người tiền sử trong hang động núi lửa. Di chỉ khảo cổ này thuộc loại hình di tích cư trú, công xưởng và mộ táng có giá trị khoa học độc đáo và hiếm có trên thế giới.
Di chỉ khảo cổ này thuộc loại hình di tích cư trú, công xưởng và mộ táng.
Việc phát hiện này có giá trị khoa học độc đáo và hiếm có trên thế giới.
Mẫu vật hóa thạch cúc đá được tìm thấy trong hang động núi lửa Krông Nô.
Trong năm 2022, các nhà khoa học đã phát hiện thêm một nhánh mới, tiếp tục khẳng định vị thế C7 là hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á.
Trong năm 2022, các nhà khoa học đã phát hiện thêm một nhánh mới, tiếp tục khẳng định vị thế C7 là hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á.
Trong năm 2022, các nhà khoa học đã phát hiện thêm một nhánh mới, tiếp tục khẳng định vị thế C7 là hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á.
Hiện các nhà nghiên cứu đang tiếp tục hoàn thiện việc dựng hình ảnh đồ họa 3D cho hệ thống hang C7. Việc hoàn thiện hình ảnh đồ họa này sẽ mở ra nhiều cơ hội, thuận lợi để nghiên cứu khoa học và khai thác tiềm năng du lịch cho tỉnh Đắk Nông.