Trang chủDi sảnKhám phá di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn - Quần...

Khám phá di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn – Quần thể đền đài Chămpa cổ

Sau bao nhiêu năm thăng trầm, biến thiên của lịch sử, ngày nay Mỹ Sơn vẫn là một di tích có giá trị văn hóa, nghệ thuật, với quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chămpa vô cùng độc đáo.
Khám phá di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn - Quần thể đền đài Chămpa cổ ảnh 1Vẻ đẹp trầm mặc của những ngôi tháp Chăm cổ kính trong di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)

Khu di tích Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của người Chăm ở nước ta.

Khu di tích Mỹ Sơn được xây dựng từ cuối thế kỷ IV đến thế kỷ XIII. Ngày 29/4/1979 Bộ Văn hoá-Thông tin đã ra Quyết định số 54VH/QĐ công nhận Mỹ Sơn là Di tích kiến trúc nghệ thuật.

Năm 1898, một người Pháp tên là M.C Paris đã phát hiện khu đền tháp Mỹ Sơn nằm kín đáo trong một thung lũng hẹp, giữa những khu rừng rậm rạp. Sau đó không lâu, những nhà khoa học của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã đến nghiên cứu các bia ký và công trình kiến trúc, điêu khắc ở Mỹ Sơn.

Cũng chính họ đã vén lên bức màn bí mật về Mỹ Sơn và cho thấy đây là khu di tích tôn giáo kỳ vĩ nhất, đặc trưng nhất của người Chămpa, xây dựng liên tục trong suốt hơn 1.000 năm.

Được khởi công từ thế kỷ IV bởi vị vua Bhadravarman (trị vì từ năm 349 đến năm 361) và kết thúc vào cuối thế kỷ thứ XIII, đầu thế kỷ XIV dưới triều vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân), Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chămpa.

Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.

Các đền tháp phần lớn quay về hướng đông-phương mặt trời mọc, chỗ trú ngụ của thần linh; ngoại trừ một vài tháp quay về hướng tây hoặc cả hai hướng đông-tây, thể hiện tư tưởng hướng về thế giới bên kia của các vị vua sau khi chết được phong thần và để tỏ lòng hoài niệm tổ tiên.

Bị chiến tranh tàn phá, đến năm 1975, Mỹ Sơn chỉ còn lại 32 công trình, trong đó khoảng 20 công trình còn giữ được dáng vẻ ban đầu. Đáng tiếc công trình lớn nhất là tháp A1 cao 24m, có 6 tháp phụ chung quanh, tháp này được đánh giá là kiệt tác của kiến trúc Chămpa đã bị bom Mỹ đánh đổ vào cuối năm 1969.

Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva-Đấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadravarman, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào thế kỷ IV kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần-vua và tổ tiên hoàng tộc.

Sau bao nhiêu năm thăng trầm, biến thiên của lịch sử, ngày nay Mỹ Sơn vẫn còn là một di tích có giá trị văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc độc đáo của nhân loại, nó kết tinh của trí tuệ, tài hoa của nhiều thế hệ.

Khu di tích Mỹ Sơn đã được Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá Thế giới vào ngày 1/12/1999.

Các tiêu chí được công nhận là di sản thế giới gồm điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa. Những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ, phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.

Khám phá di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn - Quần thể đền đài Chămpa cổ ảnh 2Các tiết mục đặc sắc tại chương trình nghệ thuật Đêm Mỹ Sơn huyền thoại. (Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN)

Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho kiến trúc tôn giáo Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13), các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (Ấn Độ).

Hầu hết các đền tháp và các công trình phụ đều được xây bằng gạch với một kỹ thuật tinh tế. Các mô típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo các thần thoại Ấn Độ giáo …

Sự kết hợp hài hòa với những môtíp chạm trổ tinh xảo trên các mảng tường gạch ngoài tháp đã tạo cho quần thể đền tháp Mỹ Sơn vẻ đẹp mỹ miều sinh động mang những nét đặc trưng nhất của các phong cách nghệ thuật Chămpa.

Là một quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, Shiva là vị thần được tôn thờ tại vương quốc Chămpa. Đền thờ tại Mỹ Sơn được các vương triều Chămpa xây dựng để thờ chính vị thần vua của mình.

Sự kết hợp giữa vương và thần được thể hiện qua tượng Linga. Từ những buổi ban đầu sơ khai, gần như người nghệ sỹ Chăm học cách trang trí mỹ thuật và thực hiện nó theo người Ấn Độ (Mỹ Sơn E1). Nhưng rồi dần về sau, tính bản địa đã được thể hiện.

Theo thời gian, qua giao tiếp với các nền văn minh khác và sự tiếp nhận chọn lọc của người nghệ sỹ Chămpa, đền tháp tại Mỹ Sơn mang những đường nét kiến trúc theo các thời kỳ khác nhau thể hiện các luồng văn hóa mà họ tiếp nhận.

Là khu đền thờ chính của vương quốc trong suốt chín thể kỷ, nên các đền tháp của Mỹ Sơn cũng thể hiện tính thăng trầm của các thời kỳ, những thay đổi trong lịch sử của các vương triều, những chuyển biến trong đời sống văn hóa.

Tuy chỉ là những công trình xây dựng có kích thước vừa và nhỏ, nhưng kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sỹ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chămpa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí./.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/kham-pha-di-san-van-hoa-the-gioi-my-son-quan-the-den-dai-champa-co-post780554.vnp

Cùng chủ đề

VN-Index có thể về vùng 1.200 điểm trước nhiều áp lực

VN-Index liên tục trong sắc đỏ; Lịch trả cổ tức; Nhà đầu tư lưu ý vùng 1.200 điểm... ...

Lãi suất ngân hàng 13/1: Nhà băng chuyển giao giữ top 1 lãi kỳ hạn ngắn

Lãi suất ngân hàng hôm nay 13/1/2024, trong 4 ngân hàng yếu kém được chuyển giao bắt buộc gồm DongA Bank, GPBank, CB và MBV, lãi suất huy động tại MBV đang cao nhất. 4 ngân hàng yếu kém được chuyển giao bắt buộc gồm: Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương - OceanBank (nay đổi tên thành Ngân hàng TM TNHH MTV Việt Nam Hiện Đại - MBV), Ngân hàng TM TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam (CB), Ngân...

Thắp sáng tương lai ở lớp học tình thương cầu Rạch Ông

Cứ 18h30 hàng ngày, trong căn phòng nhỏ dưới chân cầu Rạch Ông (quận 7) lại có những tiếng đọc sách vang lên, nơi ấy, tình thương được gửi gắm qua từng con chữ. Chứng kiến những đứa trẻ đang ở độ tuổi đi học phải ở nhà phụ giúp gia đình, nhóm tình nguyện trẻ đã sáng lập nên lớp học tình thương cầu Rạch Ông (khu phố 3, quận 7, TP. Hồ Chí Minh)...

Gạo giảm, lúa chững giá

Giá lúa gạo hôm nay ngày 13/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động, thị trường lượng khá, gạo tiếp tục giảm nhẹ, lúa vững giá. Giá lúa gạo hôm nay ngày 13/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhiều, gạo các loại tiếp tục giảm nhẹ, lúa tươi chững giá so với hôm qua. ...

Nhiều sở sẽ được giữ nguyên tên sau hợp nhất, lập mới Sở Dân tộc và Tôn giáo

Các Sở Tài chính; Nội vụ; Xây dựng; Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giữ nguyên tên sau khi hợp nhất, tiếp nhận thêm nhiệm vụ; thành lập mới Sở Dân tộc và Tôn giáo. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký công văn bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện gửi các Tỉnh ủy, Thành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Độc đáo hệ thống hang động xuyên thủy ở Tam Cốc-Bích Động

Dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua những ngọn núi đá vôi, tạo nên hệ thống hang xuyên thủy mát lạnh với những khối thạch nhũ kỳ lạ, kể những câu chuyện hàng triệu năm trước, khi nơi đây còn là biển cả. Tam Cốc-Bích Động là quần thể hang động tuyệt đẹp nằm trong danh thắng Tràng An - khu du lịch trọng điểm Quốc gia Việt Nam. Đây là quần thể danh thắng được Thủ tướng chính phủ Việt...

Nghị quyết 57: Để nhà khoa học thực sự ở vị trí trung tâm, then chốt

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia xác định nhà khoa học ở vị trí trung tâm, then chốt cùng với chính sách đãi ngộ. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã xác định nhà khoa...

Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phát biểu mở đầu Phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc thực hiện thành công Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trong năm 2025 mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Chiều 12/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp Phiên thứ...

Chuyến công tác của Thủ tướng tới Lào: Tư duy mới, mở ra bước phát triển mới

Thủ tướng nhấn mạnh quan hệ Việt Nam-Lào là quan hệ đặc biệt nên cần có cách ứng xử, những cơ chế đặc biệt để phát triển các mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại tương xứng với tiềm năng. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào trong hai ngày 9-10/1 của Thủ tướng Chính phủ...

Trại rắn độc đáo ở Tiền Giang hấp dẫn du khách

Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) đang nuôi bảo tồn hàng nghìn con rắn thuộc hơn 50 loài khác nhau, trong đó có nhiều loài cực độc, đang có nguy cơ tuyệt chủng cùng một số loài động vật quý hiếm khác.Tiền Giang: Thăm "vương quốc rắn" độc nhất vô nhị ở miền Tây Trại rắn Đồng Tâm - "vương quốc rắn" độc nhất vô nhị ở miền TâyPhát hành bộ tem giới thiệu loài rắn - linh vật...

Bài đọc nhiều

Đưa Quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn

Ngày 10.7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 821/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, tỉnh Ninh Bình. Theo phê duyệt, quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động thuộc phạm vi của Di sản...

Mở không gian, ‘đánh thức’ di sản kiến trúc

Hà Nội với vị thế Thủ đô đất nước, mang trong mình rất nhiều di sản, trong đó những công trình kiến trúc là khối di sản làm nên diện mạo hấp dẫn của đô thị. Tuy nhiên, việc khai thác di sản kiến trúc, biến thành nguồn lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn hài hòa trong công tác bảo tồn là vấn đề đang được đặt ra… Đã xuất hiện tour di sản...

Có một Tràng An trong tim du khách

Tràng An-Ninh Bình, tên gọi ấy đã trở nên thân thương, đáng nhớ với biết bao du khách trong nước và quốc tế. Bởi khi đến đây, họ đã gặp một Tràng An không chỉ có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành, mà con người cũng thật thân thiện, hiền hòa và mến khách. Trong mỗi người, đã có một Tràng An trong tim, để mong được nhiều lần quay trở lại...   Ninh Bình được thiên...

Sức hút của điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á – Phố cổ Hội An

Bước chân vào phố cổ Hội An, du khách có thể cảm nhận sâu sắc sự pha trộn đa dạng, đầy nghệ thuật bởi những công trình kiến trúc đặc trưng của các nền văn hóa Nhật Bản, Trung Hoa, Việt Nam và Pháp.Du khách bắt đầu chương trình tham quan phố cổ Hội An. (Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN) Là một trong hai điểm đến được tỉnh Quảng Nam chọn thí điểm đón khách du lịch quốc tế, sau gần...

Quần thể danh thắng Tràng An xứng đáng là di sản thế giới

Nếu được UNESCO vinh danh, Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm khu du lịch sinh thái Tràng An, khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư và khu du lịch Tam Cốc-Bích Động của tỉnh Ninh Bình sẽ là di sản thứ 8... Hiện tại, Việt Nam đã có 7 di sản thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận, trong đó Vịnh Hạ...

Cùng chuyên mục

Kiến trúc độc đáo của thành nhà Hồ

Cổng phía Nam của thành nhà Hồ VTV.vn - Với kỹ thuật xây dựng độc đáo, năm 2011, thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Thành nhà Hồ là một trong những thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại tại Đông Nam Á. Năm 2011, UNESCO công nhận thành nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới vì những giá trị văn hóa, lịch sử cùng kỹ thuật xây dựng...

Hào thành Thành nhà Hồ dài khoảng 4km

Ngày 9.1, tại Thành nhà Hồ (H.Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), Viện Khảo cổ học (thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN) phối hợp với Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) đã tổ chức hội thảo công bố sơ bộ kết quả bước đầu khai quật hào thành phía đông và phía tây của Thành nhà Hồ. Theo đó, tại 2 hố khai quật rộng 7.000 m2 (hố phía đông rộng 3.000 m2, hố...

Định hướng tái thiết bảo tàng trong lòng di sản Huế

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế ở phía Đông bên ngoài Hoàng thành Huế đang được lên kế hoạch để tái thiết, xây dựng theo định hướng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nơi đây hiện đang lưu giữ và bảo quản hơn 8.500 hiện vật của triều Nguyễn, nhưng không gian trưng bày không phù hợp, cơ sở vật chất xuống cấp… Điện Long An, không gian trưng bày chính của Bảo tàng Cổ vật Cung đình...

Dấu ấn văn hóa, giá trị lịch sử của di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn ở Huế

Quốc Tử Giám triều Nguyễn ở Huế là công trình văn hóa, lịch sử vô cùng giá trị. Đây chính là di tích trường đại học duy nhất thời phong kiến còn tồn tại ở Việt Nam. Hôm qua (17/8), hỏa hoạn đã xảy ra ở đây nhưng may mắn là công trình đã được bảo vệ, không gây thiệt hại quá lớn. Lịch sử hình thành và phát triển Với mục tiêu, đào tạo hiền tài và tinh hoa cho...

Kỳ đài Kinh thành Huế với giá trị văn hoá – lịch sử hơn 200 năm

Kỳ đài Kinh thành Huế mang giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời. Trải biến thiên của lịch sử, nơi đây có nhiều câu chuyện không phải ai cũng biết.   Nguồn: https://laodong.vn/du-lich/photo/ky-dai-kinh-thanh-hue-voi-gia-tri-van-hoa-lich-su-hon-200-nam-1204310.html

Mới nhất

Định hướng tái thiết bảo tàng trong lòng di sản Huế

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế ở phía Đông bên ngoài Hoàng thành Huế đang được lên kế hoạch để tái thiết, xây dựng theo định hướng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nơi đây hiện đang lưu giữ và bảo quản hơn 8.500 hiện vật của triều Nguyễn, nhưng không gian trưng bày không phù hợp,...

Về Đất mũi Cà Mau

“Cà Mau xứ sở lạ lùng/Dưới sông cá lội trên giồng cọp um”… Đó là chuyện của mấy trăm năm trước, thuở tiền nhân ta khai phá đất phương Nam. Ngày nay, Cà Mau được xem như là vùng đất trẻ. Những cánh đồng phì nhiêu được tạo nên bởi phù sa bồi lắng, tích tụ do sự luân...

Chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp: Khẳng định thương hiệu Tuổi Trẻ

Trong ngày 11 và 12-1, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuỗi 7 chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp tại 6 tỉnh thành trên khắp cả nước, khởi động cho mùa tư vấn 2025. ...

Dấu ấn văn hóa, giá trị lịch sử của di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn ở Huế

Quốc Tử Giám triều Nguyễn ở Huế là công trình văn hóa, lịch sử vô cùng giá trị. Đây chính là di tích trường đại học duy nhất thời phong kiến còn tồn tại ở Việt Nam. Hôm qua (17/8), hỏa hoạn đã xảy ra ở đây nhưng may mắn là công trình đã được bảo vệ, không gây...

“Tiền tươi thóc thật” vào túi nông dân (Bài 1)

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhắc đến con số 62,5 tỷ USD...

Mới nhất

Về Đất mũi Cà Mau