Trang chủDi sảnKhám phá di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn - Quần...

Khám phá di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn – Quần thể đền đài Chămpa cổ

Sau bao nhiêu năm thăng trầm, biến thiên của lịch sử, ngày nay Mỹ Sơn vẫn là một di tích có giá trị văn hóa, nghệ thuật, với quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chămpa vô cùng độc đáo.
Khám phá di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn - Quần thể đền đài Chămpa cổ ảnh 1Vẻ đẹp trầm mặc của những ngôi tháp Chăm cổ kính trong di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)

Khu di tích Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của người Chăm ở nước ta.

Khu di tích Mỹ Sơn được xây dựng từ cuối thế kỷ IV đến thế kỷ XIII. Ngày 29/4/1979 Bộ Văn hoá-Thông tin đã ra Quyết định số 54VH/QĐ công nhận Mỹ Sơn là Di tích kiến trúc nghệ thuật.

Năm 1898, một người Pháp tên là M.C Paris đã phát hiện khu đền tháp Mỹ Sơn nằm kín đáo trong một thung lũng hẹp, giữa những khu rừng rậm rạp. Sau đó không lâu, những nhà khoa học của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã đến nghiên cứu các bia ký và công trình kiến trúc, điêu khắc ở Mỹ Sơn.

Cũng chính họ đã vén lên bức màn bí mật về Mỹ Sơn và cho thấy đây là khu di tích tôn giáo kỳ vĩ nhất, đặc trưng nhất của người Chămpa, xây dựng liên tục trong suốt hơn 1.000 năm.

Được khởi công từ thế kỷ IV bởi vị vua Bhadravarman (trị vì từ năm 349 đến năm 361) và kết thúc vào cuối thế kỷ thứ XIII, đầu thế kỷ XIV dưới triều vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân), Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chămpa.

Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.

Các đền tháp phần lớn quay về hướng đông-phương mặt trời mọc, chỗ trú ngụ của thần linh; ngoại trừ một vài tháp quay về hướng tây hoặc cả hai hướng đông-tây, thể hiện tư tưởng hướng về thế giới bên kia của các vị vua sau khi chết được phong thần và để tỏ lòng hoài niệm tổ tiên.

Bị chiến tranh tàn phá, đến năm 1975, Mỹ Sơn chỉ còn lại 32 công trình, trong đó khoảng 20 công trình còn giữ được dáng vẻ ban đầu. Đáng tiếc công trình lớn nhất là tháp A1 cao 24m, có 6 tháp phụ chung quanh, tháp này được đánh giá là kiệt tác của kiến trúc Chămpa đã bị bom Mỹ đánh đổ vào cuối năm 1969.

Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva-Đấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadravarman, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào thế kỷ IV kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần-vua và tổ tiên hoàng tộc.

Sau bao nhiêu năm thăng trầm, biến thiên của lịch sử, ngày nay Mỹ Sơn vẫn còn là một di tích có giá trị văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc độc đáo của nhân loại, nó kết tinh của trí tuệ, tài hoa của nhiều thế hệ.

Khu di tích Mỹ Sơn đã được Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá Thế giới vào ngày 1/12/1999.

Các tiêu chí được công nhận là di sản thế giới gồm điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa. Những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ, phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.

 
Khám phá di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn - Quần thể đền đài Chămpa cổ ảnh 2Các tiết mục đặc sắc tại chương trình nghệ thuật Đêm Mỹ Sơn huyền thoại. (Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN)

Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho kiến trúc tôn giáo Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13), các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (Ấn Độ).

Hầu hết các đền tháp và các công trình phụ đều được xây bằng gạch với một kỹ thuật tinh tế. Các mô típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo các thần thoại Ấn Độ giáo …

Sự kết hợp hài hòa với những môtíp chạm trổ tinh xảo trên các mảng tường gạch ngoài tháp đã tạo cho quần thể đền tháp Mỹ Sơn vẻ đẹp mỹ miều sinh động mang những nét đặc trưng nhất của các phong cách nghệ thuật Chămpa.

Là một quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, Shiva là vị thần được tôn thờ tại vương quốc Chămpa. Đền thờ tại Mỹ Sơn được các vương triều Chămpa xây dựng để thờ chính vị thần vua của mình.

Sự kết hợp giữa vương và thần được thể hiện qua tượng Linga. Từ những buổi ban đầu sơ khai, gần như người nghệ sỹ Chăm học cách trang trí mỹ thuật và thực hiện nó theo người Ấn Độ (Mỹ Sơn E1). Nhưng rồi dần về sau, tính bản địa đã được thể hiện.

Theo thời gian, qua giao tiếp với các nền văn minh khác và sự tiếp nhận chọn lọc của người nghệ sỹ Chămpa, đền tháp tại Mỹ Sơn mang những đường nét kiến trúc theo các thời kỳ khác nhau thể hiện các luồng văn hóa mà họ tiếp nhận.

Là khu đền thờ chính của vương quốc trong suốt chín thể kỷ, nên các đền tháp của Mỹ Sơn cũng thể hiện tính thăng trầm của các thời kỳ, những thay đổi trong lịch sử của các vương triều, những chuyển biến trong đời sống văn hóa.

Tuy chỉ là những công trình xây dựng có kích thước vừa và nhỏ, nhưng kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sỹ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chămpa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí./.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/kham-pha-di-san-van-hoa-the-gioi-my-son-quan-the-den-dai-champa-co-post780554.vnp

Cùng chủ đề

Bộ GDĐT thông báo lịch tiếp công dân thường xuyên và công dân định kỳ hàng tháng năm 2025

Căn cứ Luật Tiếp công dân, Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tiếp công dân, Thông tư số 40/2013/TT-BGDĐT ngày 18/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 25/2019/TT-BGDĐT, Thông tư số 14/2021/TT-BGDĐT), Quyết định...

Độc đáo lễ hội vật cầu nước làng Vân, tỉnh Bắc Giang

Độc đáo lễ hội vật cầu nước làng Vân, tỉnh Bắc Giang HappyVietnam

Khám phá di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Mang ý nghĩa và giá trị lịch sử to lớn, Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn có một vị trí rất quan trọng trong nền văn hóa nghệ thuật của vùng Đông Nam Á. Trước những giá trị nổi bật toàn cầu của một di sản văn hóa cần phải được bảo vệ vì lợi ích của cả nhân loại, ngày 4/12/1999, Di tích này được Uỷ ban Văn hoá Khoa học Giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO)...

Nhận định tuyển Việt Nam đấu với Thái Lan: Phải thắng!

Với rất nhiều lợi thế, tuyển Việt Nam phải đánh bại Thái Lan trong trận chung kết lượt đi ASEAN Cup 2024 (AFF Cup), lúc 20h ngày 2/1 trên sân Việt Trì. Thái Lan quyết “khóa” Xuân Son Trước trận chung kết lượt đi ASEAN Cup, tuyển Thái Lan trải qua 2 trận bán kết căng thẳng và tốn sức với Philippines. Giành vé đi tiếp nhưng đoàn quân của HLV Masatada Ishii phải trả giá đắt. Nhiều cầu thủ Thái...

Phát hiện nhiều dấu tích cổ ở Thành Nhà Hồ

Ngày 14/12, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ - Sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa công bố kết quả khai quật nội thành di sản thế giới Thành Nhà Hồ. Các nhà khoa học, khảo cổ học công bố kết quả khai quật ở Thành Nhà Hồ ngày 14/12 Theo PGS.TS. Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, đây...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Di tích Thành Nhà Hồ Tòa thành kiến trúc đá “độc nhất vô nhị”

Thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô) ở xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới. Thành Nhà Hồ là hiện tượng có tính đột khởi về kỹ thuật khai thác, chế tác và xây dựng một đại công trình với nguyên liệu cơ bản là các tảng đá lớn. Không phải công trình...

Thành phố Hồ Chí Minh: 750.000 lượt người tham quan dịp Tết Dương lịch 2025

Theo Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, dịp Tết Dương lịch 2025, khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh đạt khoảng 41.215 lượt; doanh thu du lịch đạt 2.013 tỷ đồng.Chinh phục du khách quốc tế: Đi tìm lời giải “tại sao điểm đến là Việt Nam?”Bức tranh đa sắc của du lịch Việt Nam năm 2024 - nhìn từ những con sốViệt Nam là điểm đến có sức hút đặc biệt với khách quốc...

Tinh gọn bộ máy: Hoa Lư là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Ninh Bình

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Hội đồng Nhân dân thành phố đã bầu ông Nguyễn Văn Cường, Phó Bí thư Thành ủy Hoa Lư giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Ngày 1/1, Hội đồng Nhân dân thành phố Hoa Lư nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để tiến hành công tác nhân sự theo thẩm quyền sau khi hợp nhất thành phố Ninh Bình và...

Vùng biên giới và hải đảo Quảng Ninh tổ chức nghi lễ chào cờ đầu Năm mới 2025

Nghi lễ thượng cờ Tổ quốc, dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tổ chức tại vùng biên giới thành phố Móng Cái và đảo tiền tiêu Cô Tô của tỉnh Quảng Ninh. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Sáng 1/1, nhân dịp Năm mới 2025, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các vùng biên giới thành phố Móng Cái và đảo tiền tiêu Cô Tô của tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức nghi thức...

Vietnam Airlines chào đón những hành khách đầu tiên nhân dịp năm mới 2025

Những chuyến bay đầu năm không chỉ đơn thuần là hành trình di chuyển, mà còn là một biểu tượng của một khởi đầu mới, mang đến niềm vui, sự kỳ vọng và những lời chúc tốt đẹp nhất cho hành khách.Đón chào đoàn khách du lịch đầu tiên của Năm mới 2025Năm Du lịch quốc gia 2025 mang đến vận hội mới cho “Con đường Di sản miền Trung”Thủ đô Hà Nội tiếp tục khẳng định là điểm...

Bài đọc nhiều

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Phát hiện dấu tích đô thị cổ tại Hội An thế kỷ 17

Sau hai đợt khai quật tại một số điểm trong khu phố cổ Hội An, các chuyên gia khảo cổ Việt Nam và Nhật Bản đã phát hiện những dấu tích của đô thị cổ Hội An thế kỷ 17. Các nhà khoa học đã phát hiện sâu dưới lòng đất là một lớp gốm sứ thế kỷ 17 với mật độ dày đặc, trong đó có gốm sứ Hizen - Nhật Bản thuộc nửa đầu thế kỷ 17 cùng...

Phố cổ Hội An – Vẻ đẹp ngưng đọng thời gian

Ngày 4/12/1999, UNESCO đã ghi danh Đô thị cổ Hội An vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới do đáp ứng được 2 tiêu chí: là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế; là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo. Phố cổ Hội An - một điểm đến...

Hội An vào danh sách 13 điểm tuyệt vời nhất thế giới để đi du lịch trong tháng 7

Tạp chí Time Out của Anh vừa đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để đi du lịch vào tháng Bảy, trong đó phố cổ Hội An của Việt Nam xếp vị trí thứ 7. Tạp chí Time Out của Anh vừa đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để đi du lịch vào tháng Bảy, trong đó có Hội An của Việt Nam. Theo Time Out, tháng Bảy là tháng...

Quần thể danh thắng Tràng An – Hành trình 10 năm ghi danh di sản thế giới

Một thập niên được ghi danh là di sản thế giới, Quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành nguồn lực, trụ cột và động lực quan trọng trong xây dựng văn hóa, con người Ninh Bình, đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập quốc tế, đưa Ninh Bình phát triển bền vững. Đến nay, Quần thể danh thắng Tràng An đã có thêm sứ mệnh mới trở thành "trái tim" của “Đô thị di sản thiên...

Cùng chuyên mục

Khám phá di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Mang ý nghĩa và giá trị lịch sử to lớn, Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn có một vị trí rất quan trọng trong nền văn hóa nghệ thuật của vùng Đông Nam Á. Trước những giá trị nổi bật toàn cầu của một di sản văn hóa cần phải được bảo vệ vì lợi ích của cả nhân loại, ngày 4/12/1999, Di tích này được Uỷ ban Văn hoá Khoa học Giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO)...

Phát hiện nhiều dấu tích cổ ở Thành Nhà Hồ

Ngày 14/12, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ - Sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa công bố kết quả khai quật nội thành di sản thế giới Thành Nhà Hồ. Các nhà khoa học, khảo cổ học công bố kết quả khai quật ở Thành Nhà Hồ ngày 14/12 Theo PGS.TS. Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, đây...

10 năm Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ

Kỷ niệm 10 năm Di sản Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới, tại tỉnh Thanh Hóa sẽ diễn ra nhiều hoạt động có ý nghĩa. Thành nhà Hồ. (Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ) Thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô) ở xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất...

Vùng quê Thanh Hóa có thành nhà Hồ, vì sao Chính điện được cho là cổ xưa nhất lịch sử Kinh đô Việt Nam?

Những cuộc khai quật tại thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đang dần lộ diện hình hài của một kinh đô, đặc biệt là việc tìm thấy chính điện thành nhà Hồ. Đây là dấu tích Chính điện cổ nhất trong lịch sử Kinh đô Việt Nam được phát hiện cho tới ngày hôm nay. Chỉ tồn tại trong 7 năm (1400-1407) và được xem là triều đại ngắn nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam,...

Phát hiện bãi đạn đá, làm rõ quy mô 4 cổng Thành nhà Hồ

Quy mô, cấu tạo của 4 cổng Thành nhà Hồ (H.Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) lần đầu tiên được làm sáng tỏ qua công tác khai quật. Việc khai quật khảo cổ còn phát hiện bãi đạn đá nằm sát cổng thành phía nam. Từ tháng 9.2022 đến nay, Viện Khảo cổ học VN đã phối hợp với Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) tổ chức khai quật khảo cổ khu vực bên trong và bên ngoài 4 cổng thành...

Mới nhất

Phê duyệt Phương án sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế

Phó thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1704/QĐ-TTg phê duyệt Phương án sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đến năm 2025, giai đoạn 2026 - 2030. Phê duyệt Phương án sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tếPhó thủ tướng Lê Thành Long đã...

“Giải mã cuộc sống”: Thành nhà Hồ – từ truyền thuyết tới hiện thực

Thành nhà Hồ nổi tiếng vì gắn liền với giai đoạn cho dù ngắn ngủi nhưng đầy biến động trong lịch sử của nước ta, cho tới nay vẫn ẩn chứa nhiều bí ẩn. Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc đá cổ, một kiệt tác thể hiện tài năng, trí tuệ siêu phàm của người Việt, chứa đựng...

Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác...

Xuất khẩu rau quả năm 2024 thắng lớn

"Được mùa" cả về sản lượng và giá trị Số liệu của Bộ NN&PTNT cho thấy, xuất khẩu rau quả đạt 7,1 tỷ USD, tăng gần 27% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là kỷ lục mới của ngành rau quả Việt Nam và cũng là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu nông lâm thủy sản...

Nhiều hiện vật độc đáo lần đầu được thấy ở Thành nhà Hồ

Nhiều hiện vật độc đáo bằng đá phát lộ khi khai quật trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ được trưng bày ngoài trời để du khách có một cái nhìn rõ hơn về sự hình thành của tòa thành đá "độc nhất, vô nhị" ở xứ Thanh Trung tâm di sản thế giới Thành Nhà Hồ (huyện...

Mới nhất

Đèo hy vọng