Trang chủChính trịNgoại giaoKhai thông nguồn lực, hiện thức hoá mục tiêu phát triển điện...

Khai thông nguồn lực, hiện thức hoá mục tiêu phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII


Chiều 7/12, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn Hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII được sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Khai thông nguồn lực, hiện thức hoá mục tiêu phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII
Toàn cảnh Diễn đàn Hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII, chiều 7/12 tại Hà Nội. (Ảnh: Như Trung)

Diễn đàn là dịp để các chuyên gia trong ngành cùng với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trao đổi, thảo luận, định hướng hiện thực hoá phát triển điện khí LNG tại Việt Nam; đồng thời, đưa ra các khuyến nghị nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh, góp phần thúc đẩy điện khí LNG theo đúng Quy hoạch Điện VIII đã đề ra.

Việt Nam có nhiều cơ hội, thuận lợi điện khí LNG

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI nhận định, Việt Nam có nhiều cơ hội, thuận lợi cho phát triển điện khí LNG. Nhiệt điện khí LNG cũng là giải pháp hạn chế phụ thuộc điện vào các nhà máy nhiệt điện than. Đặc biệt giúp ngành điện phát triển “xanh” hơn, góp phần thực hiện cam kết mạnh mẽ tại hội nghị COP26.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, phát triển điện khí LNG tại Việt Nam cũng có những khó khăn vì nước ta phải nhập khẩu hoàn toàn loại nhiên liệu khí hóa lỏng, chiếm từ 70-80% giá thành điện năng sản xuất. Thách thức đặt ra là cần xây dựng cơ chế giá phù hợp, vừa thích nghi với những thay đổi giá nhiên liệu vừa đảm bảo không tác động tới giá bán lẻ điện.

Khai thông nguồn lực, hiện thức hoá mục tiêu phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Như Trung)

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu chuyển đổi 18 GW điện than vào năm 2030 thay thế bằng 14 GW điện khí LNG và 12-15 GW nguồn năng lượng tái tạo. Như vậy, đến năm 2030 sẽ phát triển 23.900 MW điện khí, tương đương tỷ trọng hơn 14,9% cơ cấu nguồn điện. Nhu cầu nhập khẩu LNG sẽ tăng lên, đạt khoảng 14-18 tỉ m3 vào năm 2030 và khoảng 13-16 tỉ m3 vào năm 2045.

Phát triển điện khí LNG góp phần bảo đảm cung cấp điện ổn định cho hệ thống, giảm thiểu phát thải khí nhà kính tác động đến môi trường; là nguồn dự phòng khi tỷ trọng của các nguồn điện năng lượng tái tạo tăng cao trong cơ cấu nguồn, không gặp tình trạng gián đoạn và phụ thuộc vào thiên nhiên như điện gió hay điện mặt trời. Nhiệt điện khí LNG cũng là giải pháp hạn chế phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện than vốn chiếm tỷ lệ khả cao trong hệ thống hiện nay; đặc biệt, giúp ngành điện phát triển xanh hơn, góp phần thực hiện cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị COP26 về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Cùng quan điểm chuyên gia cao cấp về thuế và quản trị doanh nghiệp Nguyễn Văn Phụng cũng cho biết, việc phát triển điện khí LNG hiện nay đang gặp phải những thách thức lớn như, phức tạp cả về công nghệ, yêu cầu cao về kỹ thuật, chi phí đầu tư lớn đầu tư lớn, quy trình sản xuất kinh doanh chứa đựng nhiều công đoạn rủi ro và mức độ rủi ro cao hơn các dựa án điện truyền thống, giá thành sản xuất cao.

Hiện vẫn chưa có khung giá phát điện cho nhà máy phát điện khí LNG cũng như các cam kết sản lượng điện mua hàng năm (do giá thành điện khí LNG cao hơn các nguồn điện khác), chưa có cam kết bao tiêu sản lượng khí hàng năm, cam kết về hệ thống truyền tải và đấu nối điện của dự án…

Còn theo PGS.TS Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế, phát triển điện khí LNG được xác định là giải pháp “xanh” trong chuyển dịch năng lượng bền vững tại nước ta. Tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý cho các dự án LNG cho điện ở Việt Nam vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh.

Việc nhập khẩu LNG phải theo các thông lệ mua bán LNG quốc tế. Trong khi Việt Nam hiện chưa có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến thiết kế, xây dựng và vận hành các cơ sở hạ tầng phục vụ nhập khẩu. Các dự án LNG thường đòi hỏi nguồn vốn lên tới hàng tỷ USD cho cả chuỗi khí – điện.

Trên thế giới có khoảng 120 quốc gia và lãnh thổ đã phát triển ngành công nghiệp khí và thị trường khí. Thị trường khí của mỗi nước đều có đặc điểm riêng tùy thuộc vào điều kiện địa lý – tự nhiên, nguồn tài nguyên dầu khí và các loại khoáng sản khác, thành tựu khoa học công nghệ, hệ thống kinh tế – chính trị – xã hội, quan điểm và mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ.

“Trong những năm qua, hầu hết các nước đều hướng tới phát triển thị trường khí cạnh tranh để đạt đa mục tiêu về phát triển kinh tế quốc gia bền vững, tăng trưởng xanh; an ninh năng lượng, an toàn cung cấp khí và giá khí hợp lý, duy trì tăng trưởng bền vững nhu cầu sử dụng và đầu tư cho cơ sở hạ tầng”, ông Long cho hay.

Nhận diện về thách thức, ông Long cho rằng khuôn khổ pháp lý hiện hành cho các dự án LNG cho điện ở Việt Nam vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Việc nhập khẩu LNG phải theo các thông lệ mua bán LNG quốc tế. Trong khi đó, Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến thiết kế, xây dựng và vận hành các cơ sở hạ tầng phục vụ nhập khẩu.

Thách thức lớn nhất là đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA). Việc đàm phán PPA phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ Công Thương. Theo đó, chủ đầu tư sẽ phải đàm phán mua bán điện với EVN dựa trên chi phí đầu tư nhà máy, giá khí cho phát điện, lợi nhuận cho phép…

Việt Nam không chủ động được nguồn cấp LNG do phải nhập khẩu 100% loại nhiên liệu này. Trong bối cảnh địa chính trị thế giới có nhiều thay đổi, giá LNG biến động thất thường. Vì thường chiếm tỉ lệ từ 70-80% giá thành điện năng sản xuất, việc xây dựng cơ chế giá phù hợp để thích nghi với những thay đổi giá nhiên liệu nhưng không tác động quá lớn tới giá bán lẻ điện là thách thức rất lớn với Việt Nam.

Vấn đề kho chứa cũng là thách thức lớn. Hiện nước ta mới chỉ có duy nhất 1 kho được xây dựng đưa vào vận hành tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngoài ra, còn nhiều kho chứa LNG đang trong giai đoạn lập kế hoạch trên toàn quốc.

Phát triển thị trường khí LNG cạnh tranh, hiệu quả

TS. Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam cho rằng, để hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhiệt điện khí theo quy hoạch điện VIII, cần thúc đẩy sự phát triển thị trường khí LNG cạnh tranh, hiệu quả.

Theo đó, cần mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ điện khí LNG theo sát với mục tiêu cung cấp khí điện LNG trong Quy hoạch điện VIII. Đó là, xây dựng tập trung, đồng bộ các khu công nghiệp/nhà máy có quy mô tiêu thụ điện đủ lớn cùng với việc triển khai các dự án kho cảng và nhà máy điện khí LNG.

Đây cũng là chính sách giúp thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư các loại hình khu công nghiệp/nhà máy cam kết tiêu thụ điện dài hạn cùng với chuỗi nhà máy điện và kho cảng LNG. Thêm vào đó, chúng ta cần có thêm các chính sách kích cầu về điện, kích thích sản xuất và kích thích tiêu dùng song song với khuyến khích tiết kiệm điện.

Khai thông nguồn lực, hiện thức hoá mục tiêu phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII
Diễn đàn có sự tham gia của nhiều chuyên gia trong ngành. (Ảnh: Như Trung)

Đồng thời, cần sớm sửa đổi Luật Điện lực, Luật Bảo vệ môi trường và các đạo luật, nghị định hướng dẫn liên quan. Trước tiên và quan trọng nhất đó là cần phải chấp nhận chuỗi kinh doanh khí điện LNG hoạt động theo cơ chế thị trường và các cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện việc giám sát và hậu kiểm mọi quá trình hoạt động của chuỗi.

Tiếp đó, cho phép các chủ thể các nhà máy điện khí được quyền đàm phán bán điện một cách cạnh tranh giữa EVN và các hộ tiêu thụ điện. Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế sẽ giúp có cơ hội để xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách năng lượng nói chung và điện khí LNG nói riêng; xây dựng và hoàn thiện mô hình quản trị đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng hiệu quả tối ưu điện khí LNG; lựa chọn được các nhà đầu tư có tiềm lực về công nghệ, tài chính và kinh nghiệm triển khai.

Liên quan đến giá điện LNG, theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, chúng ta chưa có thị trường điện, về cơ bản mới chỉ có tự do, cạnh tranh về phát điện. Việc truyền tải điện hiện nay phụ thuộc vào EVN. Nguồn lực của chúng ta là nguồn lực mềm. Quy hoạch chúng ta chưa làm, chưa thực hiện thì sẽ khó thành công.

Ông Ánh đề nghị: “Muốn làm gì thì làm, phải có thị trường thì hẵng nói đến giá. Ít nhất từ năm 2024, chúng ta hãy chấm dứt câu chuyện về cơ chế chính sách để thực hiện đi. 7 năm cực kì nhanh. Để thực hiện đúng quy hoạch như mong muốn thì những nỗ lực nếu không xác định đúng, nó sẽ trở thành bài học rất đắt giá”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thị trường điện cạnh tranh sau 20 năm bàn thảo vẫn ‘rất mờ nhạt, rất xa vời’

Đại biểu Quốc hội Trần Hữu Hậu cho rằng muốn có thị trường điện cạnh tranh thực sự, góp phần quan trọng gỡ những rối rắm hiện nay của ngành điện, phải thay đổi triệt để. Đại biểu Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) cho...

Đại biểu Quốc hội: Không thể để ngành điện báo lỗ hằng năm do bù chênh giá điện

Không thể để ngành điện báo lỗ hằng năm do phải bù chênh lệch giá điện, mua cao phải bán cao, không thể mua cao lại bán thấp. Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu ý kiến khi phát biểu thảo...

Điểm nghẽn khi đầu tư dự án truyền tải điện

Nhiều dự án truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa thể đẩy nhanh đầu tư, dù nằm trong danh mục công trình trọng điểm ngành năng lượng. Nhiều dự án truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa thể đẩy nhanh đầu tư, dù nằm trong danh mục công trình trọng điểm ngành năng lượng. Việc triển khai...

Đề xuất cơ chế giá điện mới công bằng hơn, áp dụng từ 2025?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa báo cáo Bộ Công Thương về Đề án “Xây dựng hệ thống giá bán điện hai thành phần (giá công suất và giá điện năng) và lộ trình áp dụng cho ngành Điện Việt Nam”. Trong đó EVN cho biết, đơn vị tư vấn cho rằng phương án lý tưởng nhất để áp dụng cơ chế giá điện hai thành phần là từ 1/1/2025, nếu như giai đoạn thử nghiệm được triển khai...

Chính thức đề xuất giá điện hai thành phần, có phương án đồng giá

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị triển khai thí điểm giá điện hai thành phần, áp dụng thí điểm trước với một số nhóm khách hàng trước khi thực hiện mở rộng vào năm 2025. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hợp tác Việt Nam – EU theo hướng phát triển xanh và bền vững

Việt Nam ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh hợp tác thương mại, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và số, hướng vào lĩnh vực phát triển bền vững.

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam

Chiều ngày 7/11, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra "Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Khai phá tiềm năng, thúc đẩy kết nối hai chiều doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản

Chiều 9/11, tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã diễn ra Tọa đàm định hướng phát triển hai chiều cộng đồng doanh nghiệp Việt-Nhật do Hội cựu sinh viên Đại học Ngoại thương tại Nhật Bản (FAJ) tổ chức.

Sản lượng giảm, bà con găm hàng đầu cơ, doanh nghiệp Việt tranh thủ nhập khẩu

Giá tiêu hôm nay 10/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Giá vàng đứt phanh lao dốc, làm đau tim nhà đầu tư, thị trường chao đảo với chiến thắng của ông Trump

Giá vàng hôm nay 10/11/2024, giá vàng bị chi phối bởi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Điều đáng ngạc nhiên là tốc độ giải quyết cuộc bầu cử và đợt bán tháo mạnh khiến những người tham gia thị trường băn khoăn về hướng đi của kim loại quý này trong tương lai. Giá vàng nhẫn giảm mạnh.

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Việt Nam đủ khả năng để vươn lên mạnh mẽ

Chiều 7/11, tại Hội thảo “Chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu: Cơ hội cho ngành sản xuất Việt Nam”, ông Nguyễn Đức Tâm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam và hy vọng đất nước sẽ trở thành một đối tác tin cậy trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu.

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Cùng chuyên mục

Hợp tác Việt Nam – EU theo hướng phát triển xanh và bền vững

Việt Nam ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh hợp tác thương mại, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và số, hướng vào lĩnh vực phát triển bền vững.

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam

Chiều ngày 7/11, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra "Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Khai phá tiềm năng, thúc đẩy kết nối hai chiều doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản

Chiều 9/11, tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã diễn ra Tọa đàm định hướng phát triển hai chiều cộng đồng doanh nghiệp Việt-Nhật do Hội cựu sinh viên Đại học Ngoại thương tại Nhật Bản (FAJ) tổ chức.

Giá vàng đứt phanh lao dốc, làm đau tim nhà đầu tư, thị trường chao đảo với chiến thắng của ông Trump

Giá vàng hôm nay 10/11/2024, giá vàng bị chi phối bởi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Điều đáng ngạc nhiên là tốc độ giải quyết cuộc bầu cử và đợt bán tháo mạnh khiến những người tham gia thị trường băn khoăn về hướng đi của kim loại quý này trong tương lai. Giá vàng nhẫn giảm mạnh.

Sản lượng giảm, bà con găm hàng đầu cơ, doanh nghiệp Việt tranh thủ nhập khẩu

Giá tiêu hôm nay 10/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Mới nhất

Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh

Thưa các đồng chí, quý vị đại biểu, khách quý! Đại hội XIII đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển...

Đà Nẵng dự kiến khởi công dự án hơn 817 tỷ đồng vào năm 2025

Dự án Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên có tổng vốn đầu tư hơn 817 tỷ đồng dự kiến sẽ khởi công vào năm 2025. Đà Nẵng dự kiến khởi công dự án hơn 817 tỷ đồng vào năm 2025Dự án Tuyến thoát nước chính...

Hậu Giang chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị mới vốn 4.356 tỷ đồng

Dự án có diện tích sử dụng đất khoảng 96,79 ha, với quy mô dân số khoảng 18.500 người. Hậu Giang chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị mới vốn 4.356 tỷ đồngDự án có diện tích sử dụng đất khoảng 96,79 ha, với quy mô dân số khoảng 18.500 người. ...

Xu thế mới của người trẻ và cứu cánh cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Phương pháp trữ đông trứng mở ra nhiều hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, cùng với đó là bảo đảm cơ hội có con cho những phụ nữ đang tập trung cho sự nghiệp, những người mắc bệnh liên quan đến sinh sản, hiểm nghèo... Trữ đông trứng: Xu thế mới của người trẻ và cứu cánh...

Mới nhất