Chiều 29/6, tại cầu vượt sông Lam Hưng Đức (nối hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh), Bộ GTVT phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An tiến hành tổ chức lễ thông xe đưa vào khai thác dự án đầu tư xây dựng cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt đoạn từ Km458+700 (QL46B) đến cuối QL8A.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP). Tuy nhiên, thời điểm khởi công do hành lang pháp lý chưa đầy đủ nên quá trình thi công gặp nhiều khó khăn. Nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như các bên liên quan mất nhiều thời gian đàm phán.

z5586109331611_7e013d5d8437ea0ff1ea9ea02089fe67.jpg
Lễ thông xe toàn tuyến cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt. Ảnh: TL

Khi giải quyết xong vấn đề vốn thì nguồn nguyên vật liệu lại khan hiếm do ảnh hưởng bởi tình hình chiến sự trên thế giới, vật liệu trong nước tăng giá. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của Chính phủ, các bộ ngành và hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, nhiều vướng mắc đã được tháo gỡ. Nhà thầu thi công xuyên lễ tết để đưa dự án vào khai thác.

Việc hoàn thành 19km cuối cùng giúp toàn tuyến cao tốc đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt được khai thác đồng bộ trên tổng chiều dài 49km, rút ngắn thời gian di chuyển từ Thủ đô Hà Nội về Nghệ An chỉ còn khoảng 3,5 tiếng thay vì hơn 5 tiếng như trước.

z5586041214147_728c16dd3e037cb344b2f4e9c0455967.jpg
Ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT phát biểu tại lễ thông xe. Ảnh: TL

Đây cũng là mảnh ghép cuối cùng, đánh dấu sự về đích của toàn bộ 11 dự án thành phần thuộc dự án xây dựng đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 với tổng chiều dài 652,86km.

Nằm trong cao tốc Bắc – Nam, tuyến đường Diễn Châu – Bãi Vọt dài 49,3 km đi qua hai tỉnh Nghệ An (44,4 km) và Hà Tĩnh (4,9 km) được khởi công tháng 5/2021. Để phù hợp với nhu cầu vận tải, giai đoạn một của dự án quy mô 4 làn xe, mỗi bên 2 làn, nền đường rộng 17m, cho phép ôtô chạy tối đa 90 km/h, tối thiểu 60 km/h.

Tổng vốn đầu tư dự án là 11.157 . Dự án do Bộ GTVT là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ban Quản lý dự án 6 là cơ quan quản lý dự án. Nhà đầu tư là liên danh: Công ty TNHH Hòa Hiệp – Tập đoàn CIENCO4 – Công ty TNHH Núi Hồng – Tổng công ty xây dựng Trường Sơn – Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng VINA 2.

z5586062390112_8fbaf1214ce9f56d9d146da29a1c8a4c.jpg
Cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt bắt đầu khai thác từ 7h ngày 30/6. Ảnh: TL

Doanh nghiệp dự án là Công ty Cổ phần đầu tư Phúc Thành Hưng. Tuy không phải có chiều dài lớn nhất nhưng tuyến Diễn Châu – Bãi Vọt lại là dự án có địa hình thi công hiểm trở, địa chất , phải sử dụng nhiều kỹ thuật cao, gồm: cầu cạn, cầu vượt sông lớn và hầm xuyên núi…. Trong đó, hầm Thần Vũ chiều dài khoảng 1.100m, là công trình hầm xuyên núi dài thứ hai trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 (sau hầm Núi Vung trên tuyến Cam Lâm – Vĩnh Hảo). 

Đây cũng là công trình hầm được triển khai ở địa hình vô cùng đặc biệt. Công tác đào hầm được thực hiện ở lưng chừng núi thay vì ở chân núi như hầu hết các công trình hầm khác trên tuyến. Giai đoạn 1, dự án sẽ khai thác trước 1 ống hầm bên phải tuyến. Ống hầm bên trái đã được đào thông, đổ bê tông vỏ hầm, phục vụ công tác cứu nạn trong quá trình khai thác giai đoạn 1. Trên tuyến còn có cầu Hưng Đức chiều dài khoảng 4.015m bắc qua sông Lam, nối tỉnh Nghệ An với Hà Tĩnh, là công trình cầu vượt sông dài nhất trên tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông.  

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “qua sông bắc cầu, qua đồng đổ đất, qua núi khoét núi”, tuyến cao tốc đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt còn được đầu tư 4 công trình cầu vượt địa hình lớn, gồm: cầu Xuân Dương 2, cầu Thần Vũ 1, cầu Thần Vũ 2, cầu Ồ Ồ. 

Trong đó, cầu Xuân Dương 2 là cây cầu sở hữu trụ có chiều cao lớn nhất trên tuyến với trụ cao nhất lên tới 52m. Cầu Thần Vũ 2 là cây cầu vượt địa hình có chiều dài lớn nhất với chiều dài gần 1.300m.