Trang chủNewsDu lịchKhai thác giá trị văn hóa đặc trưng bản địa thành sản...

Khai thác giá trị văn hóa đặc trưng bản địa thành sản phẩm du lịch


Hơn 10 năm gắn bó với đồng bào Ba Na ở địa bàn xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai), chị Trần Thị Bích Ngọc, cán bộ văn hóa xã không chỉ tích cực tuyên truyền người dân địa phương bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ba Na mà còn đồng hành với cộng đồng nâng cao năng lực, tạo những mẫu thiết kế mới có tính ứng dụng cao, phù hợp nhu cầu đời sống đương đại.

Là chủ nhiệm Dự án Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm Ba Na ở xã Kông Lơng Khơng, chị Ngọc đã vận động được các nghệ nhân cao tuổi trao truyền nghề cho chị em phụ nữ trong xã, khôi phục làng nghề trước nguy cơ bị mai một, đồng thời phát triển nhiều sản phẩm mới trên nền hoa văn thổ cẩm.

Khác biệt văn hóa, tiếng nói, thói quen sinh hoạt… khiến chị Ngọc gặp không ít khó khăn trong quá trình vận động người dân trong xã bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Ba Na. Phong tục bản địa đặc sắc, văn hóa không bị lai tạp, đồng bào BaNa ở Kông Lơng Khơng có truyền thống tự trồng bông, thu hoạch, các công đoạn tách bông, se sợi, nhuộm sợi… đều làm thủ công.

Thêm nữa, người bản địa chỉ tự dệt vải, tự may quần áo cho người thân trong gia đình chứ chưa có sản phẩm thương mại. Quá trình chờ thu hoạch đến hoàn thiện thành phẩm kéo dài vài tháng, cho nên người dân trong làng còn duy trì nghề dệt thổ cẩm ít dần. Để thực hiện dự án bảo tồn nghề dệt song song với phát triển kinh tế ở một làng thuần nông, ngoài giờ hành chính, chị Ngọc lại xuống làng trò chuyện, vận động người dân, khuyến khích họ tận dụng thời gian rảnh ngày mùa làm thêm nghề dệt.

Thời gian đầu người dân chưa tin sản phẩm dệt có thể bán được, ngần ngại không muốn quay lại nghề bởi thời gian chờ thu hoạch, hoàn thiện thành phẩm quá lâu, giá thành sản phẩm cao, công xá không được bao nhiêu.

Để tạo niềm tin cho người dân, chị Ngọc thuyết phục những người thật sự quan tâm đến nghề dệt và những nghệ nhân nòng cốt trong làng. Sản phẩm đầu tiên được đưa ra thị trường là trang phục cách tân trên nền trang phục truyền thống để mọi người thuận tiện, dễ dàng sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày.

Bên cạnh đó, chị Ngọc cùng người dân nghiên cứu, tập trung phát triển các hoa văn trên nền vải công nghiệp, tạo ra sản phẩm cách tân nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng truyền thống. Thấy những sản phẩm đầu tiên bán được, người dân bắt đầu tham gia, dựa vào nghề truyền thống để phục vụ khách du lịch và phát triển kinh tế gia đình.

Đến nay chị Ngọc và cộng sự đã xây dựng tài liệu về quy trình dệt thổ cẩm (dày 169 trang với 32 bài học), tổ chức các lớp dạy nghề dệt thổ cẩm do các nghệ nhân ưu tú của làng trực tiếp truyền dạy và phát triển sản phẩm mới dựa trên hoa văn thổ cẩm truyền thống. Hoa văn được lựa chọn thích hợp để thiết kế lên hoa tai, ví, túi xách, trang trí lên áo quần, áo gối, khăn bàn… phù hợp nhu cầu thị trường.

Thành công của dự án giúp người dân phát triển nghề dệt và nâng cao kinh tế gia đình. Người dân quay lại nghề dệt truyền thống ngày càng nhiều. Năm 2023, chị Ngọc đã hỗ trợ, hướng dẫn người dân địa phương xây dựng thương hiệu cho khăn quàng cổ Brưng, trở thành sản phẩm OCOP 3 sao của huyện Kbang.

Ở khu vực miền núi phía bắc, tour du lịch nhuộm chàm, dệt vải, vẽ sáp ong của Hợp tác xã Mường Hoa ở thôn Tả Van Dáy 2, xã Tả Van, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) thu hút du khách trong và ngoài nước. Thực hiện Đề án phụ nữ khởi nghiệp từ năm 2018, chị Sùng Thị Lan (dân tộc H’Mông đen), thành lập Hợp tác xã Mường Hoa (với chín thành viên ban đầu) để sản xuất, phát triển các sản phẩm thổ cẩm, hoa văn, phụ kiện thêu tay vải dệt thủ công, tạo công ăn việc làm cho chị em người H’Mông đen và Dao đỏ.

Đến nay, sản phẩm và dịch vụ của Hợp tác xã Mường Hoa ngày càng đa dạng, cung cấp trải nghiệm văn hóa dân tộc Giáy, dân tộc H’Mông… cho du khách. Chị Sùng Thị Lan vừa giữ vai trò Chủ nhiệm Hợp tác xã Mường Hoa vừa là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phụ nữ khởi nghiệp vì sự phát triển cộng đồng thị xã Sa Pa.

Khai thác giá trị văn hóa đặc trưng bản địa thành sản phẩm du lịch ảnh 1

Phụ nữ dân tộc Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường (Lai Châu) se sợi dệt vải thổ cẩm. (Ảnh NGUYỄN ĐĂNG)

Là người con của núi rừng Sa Pa, chị Sùng Thị Lan cho biết: Với phương châm vừa gìn giữ nghề truyền thống, vừa phát triển sản phẩm gắn với phát triển du lịch cộng đồng để thu hút khách, Hợp tác xã Mường Hoa đã xây dựng các nhóm thổ cẩm, trồng lanh, dệt lanh, se sợi, dệt vải, tổ chức workshop đón khách về bản Tả Van. Nhưng việc thực hiện mô hình ngay nơi bản làng mình sinh ra với chị không phải không có những khó khăn, thách thức.

Người dân bản địa phần lớn sinh sống trên núi, ít có cơ hội giao lưu với đời sống thị trường, người dân lại hạn chế vì không biết tiếng phổ thông, phong tục tập quán còn lạc hậu… cho nên quá trình vận động người dân cùng tham gia phát triển sản phẩm không hề đơn giản. Người có tay nghề thêu thùa, nhuộm vải nhiều nhưng không biết chữ, hoặc người trẻ biết bán hàng lại không am hiểu về văn hóa bản địa.

Trong thời gian khó khăn do dịch Covid-19, chị Sùng Thị Lan vẫn bền bỉ xây dựng dẫn dắt các nhóm cộng đồng, và Hợp tác xã Mường Hoa đã quy tụ được những người trước đây bán hàng rong, đeo bám khách du lịch tham gia các nhóm thêu, dệt, sản xuất thổ cẩm… Từ đó, nhờ tạo việc làm và thu nhập ổn định, dần dần, nhóm thêu của Hợp tác xã Mường Hoa có hơn 300 thành viên. Sản phẩm chính là thổ cẩm được tái chế để bảo vệ môi trường. Nhóm đi thu gom hoa văn, phụ kiện, trang phục thủ công đã qua sử dụng mang về tái chế, giặt sạch, làm mới, thiết kế lại theo mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Từ những sản phẩm cắt ghép hoa văn ngẫu hứng, không lựa chọn tông mầu phù hợp, tiếp nhận ý kiến đóng góp của du khách, hợp tác xã nghiên cứu xu hướng tiêu dùng, thị hiếu của người sử dụng, lựa chọn hoa văn đặc sắc thích hợp thiết kế sản phẩm có mẫu mã phù hợp, dễ ứng dụng và dễ bán. Dần dần, các sản phẩm và dịch vụ của hợp tác xã ngày càng mở rộng và đa dạng, tạo ấn tượng và sự ghi nhận trong cộng đồng địa phương và du khách.

Trải qua quá trình tự mày mò phát triển, hoàn thiện dần sản phẩm, hoạt động của Hợp tác xã Mường Hoa ngày càng đa dạng, tiếp cận được với du khách trong và ngoài nước, từ tổ chức workshop dạy vẽ sáp ong, nhuộm chàm, dệt vải đến hình thành chuỗi phục vụ cộng đồng trải nghiệm các hoạt động thủ công, homestay trải nghiệm văn hóa và ẩm thực bản địa… vừa phát triển sản phẩm đa dạng vừa tạo nên cộng đồng phụ nữ Sa Pa năng động…

Gìn giữ và trao nghề dệt thổ cẩm truyền thống, cùng chia sẻ ý tưởng làm mới các sản phẩm truyền thống mang bản sắc văn hóa là xu hướng đúng trong khai thác các giá trị bản địa, tạo nên sản phẩm thu hút du khách, đem lại sinh kế bền vững cho người dân địa phương.





Nguồn

Cùng chủ đề

Độc đáo nghi thức cúng dâng Dèng của đồng bào Tà Ôi

(Tổ Quốc) - Người Tà Ôi tổ chức cúng dâng Dèng vào các dịp lễ của gia đình, làng bản. Đặc biệt là trước khi đi buôn bán Dèng ở nơi xa để tạ ơn Giàng (ông trời) đã ban cho nghề truyền thống dệt Dèng. ...

Đưa xe đạp vào phục vụ du khách ở Di sản Mỹ Sơn

(NLĐO) - Khi đến Mỹ Sơn, ngoài được đưa đón bằng xe điện, du khách còn có thể lựa chọn xe đạp để di chuyển vào khu trung tâm của tháp. ...

Bảo tồn nghề làm ngói âm dương Bắc Sơn

Nghề làm ngói âm dương Bắc Sơn là một di sản văn hóa quý báu, mang đậm bản sắc của người Tày, Nùng. Tuy nhiên, trước sự phát triển của các vật liệu xây dựng hiện đại, nghề truyền thống này đang đối mặt với nhiều thách thức. Quá trình làm ngói âm dương hoàn toàn thủ công, đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm của người thợ. Việc bảo tồn nghề này đồng nghĩa với việc gìn giữ...

Những địa điểm du lịch tâm linh, về nguồn nổi tiếng ở Thái Nguyên

Du lịch văn hóa, tâm linh, lịch sử, về nguồn ở Thái Nguyên đang ngày càng được nhiều du khách lựa chọn để khám phá, trải nghiệm các nét văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh về những vùng đất mới.   Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có trên 1.000 di tích lịch sử văn hóa đã được kiểm kê; trên 550 di sản văn hóa phi vật thể được kiểm đếm, đây là những địa điểm có giá trị lớn...

Kể chuyện nghề cổ bằng tranh lưu giữ nét đẹp truyền thống

Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách "Vang danh nghề cổ' - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công - truyền thống của Việt Nam dành cho bạn đọc nhỏ tuổi.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhận diện thách thức trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

NDO - Ngày 12/11, tại Hà Nội, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn. Sự kiện nằm trong khuôn khổ hội thảo thường niên về phát triển bền vững, nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bền vững, qua đó lan tỏa nguồn cảm hứng đổi mới sáng tạo để phát triển xanh hơn, bền vững...

Chủ động việc dạy và học phù hợp đề thi tham khảo

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo của 10 môn văn hóa và 7 môn ngoại ngữ sớm hơn gần 5 tháng so với các năm học trước tạo điều kiện thuận lợi, giúp các nhà trường chủ động trong quá trình dạy học và...

HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC

HDBank vừa chính thức hợp tác với PwC, trở thành ngân hàng tiên phong tại Việt Nam triển khai toàn diện dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững”. Thông qua dự án này, HDBank cam kết tích hợp sâu sắc hơn các nguyên tắc ESG vào mọi khía cạnh của tổ chức - từ hoạt động kinh doanh, quản trị doanh nghiệp đến công tác báo cáo ESG. Đây là nền tảng để HDBank tiếp...

Nơi kết nối, thúc đẩy cung cầu sản phẩm OCOP

Nhiều tỉnh, thành phố đem các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng… giới thiệu, quảng bá tại Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các vùng, miền năm 2024 (Tuần lễ sản phẩm OCOP) vừa được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuần lễ sản phẩm OCOP là hoạt động cụ thể hóa thỏa thuận hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố thuộc các vùng, miền trên phạm...

[Ảnh] Lễ giới thiệu bộ sách “Vững bước trên con đường đổi mới”

NDO - Chiều 11/11, tại trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội), Báo Nhân Dân và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ giới thiệu tập 3 và 4 bộ sách “Vững bước trên con đường đổi mới” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng. Đầu năm 2024, Báo Nhân Dân tiếp tục tập hợp các bài viết, phát biểu...

Bài đọc nhiều

Xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ trở thành vùng trọng điểm Nam Trung bộ

Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ là vùng du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch cho tỉnh Ninh Thuận nói riêng và khu vực Nam Trung bộ nói chung, với các tiềm năng du lịch nổi trội trong khu vực theo đó xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ khoảng 12.200 ha, là dải không...

Ngắm kiến trúc tuyệt đẹp của trường đại học trăm tuổi giữa lòng Thủ đô

(Tổ Quốc) - Đại học Tổng hợp trước đây là trụ sở của Đại học Đông Dương. Tuy quen thuộc với người dân Thủ đô nhưng đây lại là ngôi trường bí ẩn nhất vì có những khu vực chưa từng xuất hiện, nay lần đầu tiên mở cửa đón công chúng và du khách tham quan. ...

Du lịch nông nghiệp, nông thôn – Xu hướng đang được ưa chuộng

Những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được đầu tư bài bản để phát triển tương xứng tầm tiềm năng và vẫn đang chờ thời cơ, chính sách thích hợp để “cất cánh.” Ở miền Bắc, hiện có nhiều tour du lịch nông nghiệp khai thác các hoạt động trồng, cấy lúa nước truyền thống, các nghề thủ công, trang trại chăn nuôi... Đáng nói, quanh khu vực ngoại...

Hiện thực hóa khát vọng phát triển Hoa Lư là đô thị loại I

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhấn mạnh xây dựng Đô thị di sản thiên niên kỷ chỉ được hiện thực hóa khi có sự chung sức, đồng lòng của toàn dân làm cho mỗi người dân của tỉnh luôn tự hào về giá trị di sản. Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhấn mạnh mục tiêu xây dựng Đô thị di sản thiên niên kỷ chỉ được hiện thực hóa khi có...

Tiền Giang: Bảo tồn và phát huy giá trị Làng cổ Đông Hòa Hiệp ở Cái Bè

Cùng với Làng cổ Đường Lâm ở Hà Nội và Làng cổ Phước Tích ở Thừa Thiên-Huế, Làng cổ Đông Hòa Hiệp ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang được lựa chọn để đầu tư phát triển mô hình du lịch nông thôn.Các di tích lịch sử văn hóa tại Tiền Giang thu hút du kháchTiền Giang: Liên kết du lịch nông nghiệp để phát triển bền vữngTiền Giang: Du lịch nông nghiệp hấp dẫn du khách trong và ngoài...

Cùng chuyên mục

Thức quà chiều ngày Đông ấm

Ngọt ngào vị ngọt của đường, của mật, thơm bùi vị của nhân đậu xanh tan trong miệng, tất cả hòa quyện trong thức quà dân dã của Hà Nội. Hà Nội mùa Thu – Đông, luôn là điểm hẹn lý tưởng của những tâm hồn yêu sự lãng mạn, nhẹ nhàng, nắng hanh hao, gió cũng hanh hao, trời chưa quá lạnh, những vệt nắng trải dài như dải lụa mềm thướt tha, vắt qua từng con phố, chao...

Đón hơn 4.700 khách quốc tế du lịch tàu biển

Ngày 12/11, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long đã đón 2 tàu biển Noordam và Celebrity Solsitce cập cảng, đưa hơn 4.700 khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh. Tàu Noordam di chuyển theo hải trình từ Hồng...

Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản: Quảng bá văn hóa đối ngoại và điểm đến Việt Nam

Sự kiện nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy giao lưu văn hóa, thương mại, du lịch và ẩm thực, góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Aichi (Nhật Bản).Á hậu Ngọc Hằng khoe giọng ca ngọt ngào qua màn "cover" loạt ca khúc KpopÁ hậu Ngọc Hằng mang Tết ấm áp đến với người dân có hoàn cảnh khó khănLễ hội Việt Nam tại tỉnh Kanagawa giúp...

Đến du lịch Quảng Bình vào mùa mưa có những trải nghiệm hấp dẫn gì?

(NLĐO) – Mùa mưa có thể không phải là lựa chọn phổ biến cho du khách khi đến Quảng Bình du lịch, nhưng sẽ mang đến cảm nhận vẻ đẹp rất riêng của mảnh đất này... ...

Lâm Đồng: Cần sớm có phương án sử dụng lại Khu Du lịch Dinh 1 Đà Lạt

Tình trạng buộc ngừng hoạt động của dự án Khu du lịch Dinh 1 Đà Lạt làm lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp cũng như nguồn thu ngân sách nhà nước; đồng thời làm mất đi điểm du lịch rất nổi tiếng.Đà Lạt chính thức mở cửa Dinh 1 của vua Bảo Đại phục vụ du khách Đầu tư 700 tỷ đồng nâng cấp Dinh 1 Đà Lạt thành khu nghỉ dưỡngCông bố quyết định Ga Đà Lạt trở...

Mới nhất

Chương trình MTQG 1719: “Đòn bẩy” cho vùng khó ở Thanh Hóa

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đem đến những thay đổi tích cực cho vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Nguồn lực của Chương trình đã thực sự trở thành "đòn...

Khám phá mới về lịch sử loài người cổ đại ở khu vực Trung Á

Một nơi trú ẩn bằng đá mới được phát hiện ở Tajikistan có các hiện vật được người cổ đại tạo tác trong suốt quãng thời gian khoảng 130.000 năm.

Xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật trên không gian mạng

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, Bộ sẽ nắm tình hình, đấu tranh, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các đối tượng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng, mạng xã hội. ...

Nâng giá trị và thương hiệu sản phẩm cá khô

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 10 xã ven biển, đảo thuộc các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Châu Thành, thành phố Hà Tiên và Phú Quốc - nơi có các làng nghề truyền thống làm khô cá biển, khô mực, tôm khô. Trong số đó, có những làng nghề phát triển hơn 100 năm với thương hiệu nổi tiếng...

Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác đào tạo bác sĩ cho lực lượng Công an

Đây là nội dung vừa được thống nhất trong buổi làm việc giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Bộ Công an về việc hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế cho lực lượng Công an nhân dân. ...

Mới nhất