Trang chủDi sảnKhai quật Hoàng thành Thăng Long: Cuộc khai quật lớn nhất lịch...

Khai quật Hoàng thành Thăng Long: Cuộc khai quật lớn nhất lịch sử Việt Nam và khu vực

Hội thảo khoa học Quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội” do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Văn phòng UNESCO Hà Nội và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức, khai mạc sáng 8/9. Theo lãnh đạo UBND TP. Hà Nội, cuộc khai quật ở di sản Hoàng thành là cuộc khai quật lớn nhất lịch sử khảo cổ Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Dự hội thảo có Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương; Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam; các chuyên gia thuộc UNESCO, ICOM, ICOMOS; lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và Hà Nội; đại diện các bảo tàng, khu di sản thế giới của Việt Nam, đông đảo các nhà khoa học Việt Nam và các nước trong khu vực.

Về phía quốc tế, có bà Nao Hayashi, đại diện Trung tâm Di sản thế giới, phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; bà Marie Laure Lavenir, Chủ tịch Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế (ICOMOS) -cơ quan tư vấn độc lập cho UNESCO; ông Christian Manhart, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam…

Khai quật Hoàng thành Thăng Long: Cuộc khai quật lớn nhất lịch sử Việt Nam và khu vực ảnh 1

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương phát biểu trong lễ khai mạc hội thảo quốc tế sáng 8/9.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh: Trong suốt hơn 10 thế kỷ, từ thời Lý (thế kỷ XI – thế kỷ XII) đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX – thế kỷ XX), các triều đại phong kiến Việt Nam liên tục kế thừa, xây dựng và phát triển Thăng Long-Đông Kinh-Hà Nội với vai trò trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dấu tích kinh thành Thăng Long còn hiển hiện qua hệ thống di tích, di vật được tìm thấy tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long ngày nay.

Khai quật Hoàng thành Thăng Long: Cuộc khai quật lớn nhất lịch sử Việt Nam và khu vực ảnh 2

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu khai mạc hội thảo.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng khẳng định cuộc khai quật Khu di tích Hoàng thành Thăng Long là cuộc khai quật lớn trong lịch sử ngành khảo cổ học Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Những kết quả khai quật đã phát lộ những dấu tích lịch sử trải dài 13 thế kỷ, với các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau, khẳng định đây là một quần thể di tích, di vật mang bề dày lịch sử-văn hóa lâu đời, là một di tích văn hóa, lịch sử và khảo cổ tiêu biểu, đồng thời là bằng chứng vật chất, phản ánh trình độ kỹ thuật cao, chứa đựng các giá trị về lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật cũng như phản ánh sự giao thoa văn hóa trong một quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

“Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm 2009, được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới, đúng dịp tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.

Ông Christian Manhart, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đánh giá cao Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long- Hà Nội về tính liên tục, lâu dài. “Tại Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long là minh chứng cho hơn 10 thế kỷ giao lưu và ảnh hưởng văn hóa từ khắp châu Á. Ngày nay, các tầng văn hóa khảo cổ phản ánh những bước phát triển nối tiếp nhau của các triều đại đã trị vì. Hiếm có di sản nào trên thế giới thể hiện tính liên tục lâu dài như Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Vẫn còn nhiều lớp khảo cổ chưa được khám phá dưới lòng đất”, ông Christian Manhar nêu.

Khai quật Hoàng thành Thăng Long: Cuộc khai quật lớn nhất lịch sử Việt Nam và khu vực ảnh 3

Ông Christian Manhart, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đánh giá cao Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long- Hà Nội về tính liên tục, lâu dài

Theo ông Phạm Vinh Quang, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO, trong suốt 35 năm tham gia Công ước 1972, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam thường xuyên cam kết là kênh kết nối nhanh nhất, mang lại hiệu quả cao nhất trong việc thúc đẩy các hoạt động nâng cao năng lực, chuyên môn bảo tồn di sản, thúc đẩy hợp tác quốc tế và giáo dục di sản. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng công tác quản lý Di sản thế giới Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long-Hà Nội còn gặp một số khó khăn trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, nhất là việc bảo tồn và phát huy các di tích khảo cổ nằm sâu dưới lòng đất.

“Hội thảo ngày hôm nay sẽ là diễn đàn quan trọng và là dịp để các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách quốc tế và trong nước cùng nhau nhìn lại chặng đường hoạt động 20 năm qua của Trung tâm, cùng thảo luận, trao đổi các kinh nghiệm và bài học quý giá giữa các cơ quan quản lý di sản tương tự của các nước trên thế giới và nước ta để cùng nhau tháo gỡ những rào cản, xây dựng chính sách tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị của di sản”, ông Phạm Vinh Quang nêu.

Bên cạnh đó, các chuyên gia, nhà khoa học cũng cho rằng kết quả của Hội thảo sẽ là cơ sở để Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội đưa ra được các chính sách và các biện pháp phù hợp, nhất là các giải pháp khảo cổ và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ để phát huy giá trị của di sản thế giới, mở rộng hợp tác quốc tế. Đồng thời, hội thảo cũng là dịp thúc đẩy hoạt động quảng bá các giá trị đặc sắc văn hóa Thăng Long-Hà Nội, Việt Nam lan tỏa trong cả nước và ra thế giới.

Khai quật Hoàng thành Thăng Long: Cuộc khai quật lớn nhất lịch sử Việt Nam và khu vực ảnh 4
PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam-người chủ trì nhiều cuộc khai quật lớn ở Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 31 tham luận bao gồm tham luận của các chuyên gia quốc tế và tham luận của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà bảo tồn, quản lý… thuộc các Viện/Trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, các cơ quan quản lý văn hóa, các bảo tàng và các Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam.

Trong phiên thảo luận sáng 8/9, các chuyên gia tập trung báo cáo tham luận đánh giá kết quả 20 năm nghiên cứu di sản Hoàng Thành Thăng Long- Hà Nội. Những tham luận nhận được sự đóng góp, thảo luận có thể kể đến là tham luận của PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, TS Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam…

Hội thảo quốc tế diễn ra hai ngày 8-9/9 tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội. Ban tổ chức kỳ vọng, hội thảo tổng kết những thành tựu nổi bật trong công tác quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội từ 2002 đến nay, đặc biệt giới thiệu kết quả khai quật khảo cổ học 10 năm gần đây tại khu vực Chính điện Kính Thiên (2011 – 2021). Trao đổi, để qua đó tìm hiểu kinh nghiệm của những người làm công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản trong nước và quốc tế; nghiên cứu so sánh thực tế Việt Nam và các nước khu vực Đông Bắc Á (kinh nghiệm của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc)… trong công tác nghiên cứu, phục dựng các cung điện thời xưa.

Tham vấn khoa học định hướng cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội nhằm bảo tồn và phát huy một cách tốt nhất các giá trị của khu di sản giai đoạn 2022 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hội thảo là dịp góp phần thúc đẩy hoạt động quảng bá các giá trị đặc sắc văn hóa Thăng Long – Hà Nội, Việt Nam lan tỏa trong cả nước và ra thế giới.

Nguồn: https://tienphong.vn/khai-quat-hoang-thanh-thang-long-cuoc-khai-quat-lon-nhat-lich-su-viet-nam-va-khu-vuc-post1467974.tpo

Cùng chủ đề

Gian hàng Việt tại Lễ hội mua sắm và tiêu dùng quốc tế (World Bazaar Festival) thu hút nhiều khách thăm quan

Lễ hội mua sắm và tiêu dùng quốc tế (world bazaar festival) khai mạc ngày 13 tháng 12 năm 2024 tại Trung tâm Thương mại thế giới (World Trade Center), Thủ đô Manila, Philippines và sẽ kéo dài đến hết ngày 22 tháng 12 năm 2024. Đây là sự kiện được tổ chức hàng năm, bắt đầu từ năm 2001 và năm nay là lần thứ 24 được tổ chức, thường vào khoảng gần cuối tháng 12 hàng năm, nhằm...

Chủ tịch Viettel đề xuất cơ chế đặc biệt mua bí mật công nghệ cao

Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel đề xuất Chính phủ có cơ chế đặc biệt trong nghiên cứu, tiếp cận, mua bán các bí mật công nghệ của nước ngoài, đồng thời chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và ban hành hướng dẫn cụ thể để thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm. Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển...

Hoàng thành Thăng Long trở thành điểm đến hấp dẫn của giới trẻ

Ngày nay, khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã trở thành điểm đến hấp dẫn giới trẻ khi tìm hiểu về lịch sử của dân tộc. Cổng Đoan Môn là cổng thành phía Nam uy nghi và cổ kính tại Hoàng thành Thăng Long. Cổ kính Khu di tích Hoàng thành Thăng Long Tháng 7 năm 1010 vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Hà Nội). Ông là người đã đổi tên Đại...

TTC Land phát hành trái phiếu để hợp tác đầu tư dự án trọng điểm mới

Đầu năm 2024, các nhà đầu tư đổ hơn 600 tỷ USD vào các quỹ trái phiếu toàn cầu, tận dụng mức lợi suất cao nhất trong nhiều thập kỷ. Đây là nguyên nhân làm cho năm 2024 được gọi là “năm của trái phiếu”. TTC Land phát hành trái phiếu để hợp tác đầu tư dự án trọng điểm mới Đầu năm 2024, các nhà đầu tư đổ hơn 600 tỷ USD vào các quỹ trái phiếu toàn...

Thiếu niên 15 tuổi ở Bình Dương bị bỏ bàn tay phải do chơi pháo

Mặc dù buôn bán pháo, pháo tự chế… bị cấm và đã cảnh báo nhiều nhưng những tai nạn thương tâm do pháo năm nào cũng có và để lại di chứng nặng nề, các tổn thương do pháo gây ra như tổn thương 2 bàn tay, cẳng tay, tổn thương mắt... ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch Viettel đề xuất cơ chế đặc biệt mua bí mật công nghệ cao

Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel đề xuất Chính phủ có cơ chế đặc biệt trong nghiên cứu, tiếp cận, mua bán các bí mật công nghệ của nước ngoài, đồng thời chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và ban hành hướng dẫn cụ thể để thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm. Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển...

Nhìn gần 8 cây cổ thụ ở Thảo cầm viên vừa được công nhận là cây di sản

TPO - 8 “cụ mộc” có tuổi đời trên 100 năm tại Thảo cầm viên Sài Gòn vừa được công nhận là cây di sản, không chỉ mang giá trị sinh thái mà còn là “nhân chứng sống” của những năm tháng thăng trầm của lịch sử Việt Nam. TPO - 8 “cụ mộc” có tuổi đời trên 100 năm tại Thảo cầm viên Sài Gòn vừa được công nhận là cây di sản, không chỉ mang...

Metro TPHCM đón lượng khách ‘khủng’

TP - Sau 1 tuần vận hành chính thức, metro số 1 TPHCM đã phục vụ 707.000 lượt hành khách, vượt kế hoạch hơn 270%. Những ngày cuối tuần, lượng hành khách tăng vọt gây nên tình trạng quá tải ở ga trung tâm Bến Thành (quận 1). TP - Sau 1 tuần vận hành chính thức, metro số 1 TPHCM đã phục vụ 707.000 lượt hành khách, vượt kế hoạch hơn 270%. Những ngày cuối tuần,...

Người dân Việt Trì xuyên đêm ‘đi bão’, ăn mừng ĐT Việt Nam vào chung kết

TPO - Ngay sau chiến thắng 3-1 của ĐT Việt Nam trước Singapore, qua đó tiến vào chung kết ASEAN Cup 2024, người dân thành phố Việt Trì, Phú Thọ đã đổ ra đường, khuấy động bầu không khí trong đêm 29/12.  TPO - Ngay sau chiến thắng 3-1 của ĐT Việt Nam trước Singapore, qua đó tiến vào chung kết ASEAN Cup 2024, người dân thành phố Việt Trì, Phú Thọ đã đổ ra đường, khuấy...

Hiện trường vụ cháy 10 nhà xưởng tại làng nghề gỗ Liên Hà, lửa đỏ một góc trời

TPO - Vào tối 29/12, một đám cháy lớn đã bùng phát tại một loạt cơ sở sản xuất đồ gỗ thuộc địa bàn xã Liên Hà (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội). 29/12/2024 | 23:51 TPO - Vào tối 29/12, một đám cháy lớn...

Bài đọc nhiều

Khách quốc tế bất ngờ với bát sứ mỏng như vỏ trứng ở Hoàng thành Thăng Long

Trong chuyến thăm Hoàng thành Thăng Long, một nữ du khách Tây Ban Nha đặc biệt chú ý tới cặp bát sứ thời Lê sơ, có khả năng thấu quang. Đối với những người đam mê yêu thích khám phá các địa điểm du lịch mang đậm nét văn hóa truyền thống, màu sắc lịch sử, Hoàng thành Thăng Long là điểm đến phù hợp. Bởi, du khách sẽ được trải nghiệm trong một không gian công trình kiến trúc...

Nhiều hiện vật giá trị về Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội trưng bày tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh

Sáng 23/8, tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” và Trưng bày “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam” do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức. Đây là một trong những...

Không gian trưng bày chuyên đề “Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, di sản cho mai sau”

Không gian trưng bày chuyên đề “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” với 150 tài liệu, hình ảnh, hiện vật, giới thiệu dấu mốc quan trọng trở thành di sản thế giới vào năm 2010 của khu di sản và những giá trị nổi bật toàn cầu được UNESCO vinh danh. Các đại biểu cắt băng khánh thành Ngày 23/8, tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh (Quận 1), UBND thành phố Hà Nội phối...

Phục dựng các di sản kiến trúc cung điện tại Hoàng thành Thăng Long

Dấu tích không gian Chính điện Kính Thiên còn lại rất ít và đã được tu sửa qua nhiều thời kỳ, nghiên cứu cho thấy không gian Chính điện Kính Thiên có thể lớn hơn không gian Chính điện Thái Hòa (Huế). Những móng bằng đá được khai quật trong khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)   20 năm qua, kể từ thời điểm đầu tiên thực hiện cuộc khai quật tại Di chỉ Khảo cổ học 18 Hoàng...

Nghề may Trạch Xá trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối 27/12, tại Hà Nội đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề may Trạch Xá. Theo Ban tổ chức, nằm trong mục tiêu xây dựng, quảng bá điểm đến du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù gắn với các giá trị văn hóa, di sản, di tích và làng nghề tại Hà Nội, chương trình “Ứng Hòa - Miền di sản ngoại...

Cùng chuyên mục

Hoàng thành Thăng Long trở thành điểm đến hấp dẫn của giới trẻ

Ngày nay, khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã trở thành điểm đến hấp dẫn giới trẻ khi tìm hiểu về lịch sử của dân tộc. Cổng Đoan Môn là cổng thành phía Nam uy nghi và cổ kính tại Hoàng thành Thăng Long. Cổ kính Khu di tích Hoàng thành Thăng Long Tháng 7 năm 1010 vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Hà Nội). Ông là người đã đổi tên Đại...

20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội

Hội thảo “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội” nhằm đánh giá những thành tựu nổi bật trong công tác quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, đặc biệt là kết quả khai quật khảo cổ học kể từ khi khu di sản được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế...

Hoàng thành Thăng Long- Dấu tích lịch sử 13 thế kỷ

Việc phát lộ di tích Hoàng thành Thăng Long năm 2003 đã gây nên một chấn động lớn bởi sự vô giá của di tích này. Trong suốt 20 năm (2002 - 2022), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) và Hội Khảo cổ học Việt Nam đã thực hiện các cuộc khai quật khảo cổ tại Hà Nội. Nhiều dấu tích kiến trúc cùng hệ...

20 năm giải mã Hoàng thành Thăng Long: từ ‘đống gạch vỡ’ tới di sản thế giới

Các nhà khoa học còn nhớ, những cuộc khai quật khảo cổ học đầu tiên ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long, một số người đã cho rằng nó là ‘đống gạch vỡ’. Gần 10 năm sau nó được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa thế giới.     Nhóm du khách miền Nam tham quan Hoàng thành Thăng Long ngày 8-9 - Ảnh: T.ĐIỂU Ngày 8-9, các nhà sử học, khảo cổ học trong nước và quốc tế đã tham...

Nhiều ‘Báu vật Hoàng cung Thăng Long’ lần đầu ra mắt công chúng

Tại trưng bày, một số hiện vật lần đầu tiên được giới thiệu như Chậu đất nung thời Trần có kích thước lớn nhất từ trước đến nay, mô hình kiến trúc men xanh thời Lê sơ. Đại biểu tham quan trưng bày. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)   Chiều 8/9, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu Kinh thành tổ chức trưng bày "Báu vật Hoàng cung Thăng Long," nhằm giới thiệu tới công chúng...

Mới nhất

Ngành Thống kê ngày càng khẳng định vai trò, vị thế và uy tín trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

(MPI) - Trên đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Hội nghị Triển khai kế hoạch công tác năm 2025 của ngành Thống kê. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và...

Hoàng thành Thăng Long- Dấu tích lịch sử 13 thế kỷ

Việc phát lộ di tích Hoàng thành Thăng Long năm 2003 đã gây nên một chấn động lớn bởi sự vô giá của di tích này. Trong suốt 20 năm (2002 - 2022), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) và Hội Khảo cổ học Việt...

Cầu Ba Son lung linh với hệ thống đèn chiếu sáng mỹ thuật

(Dân trí) - Sau gần ba năm đưa vào khai thác, cầu Ba Son đang được lắp đặt hệ thống chiếu sáng mỹ thuật, đẹp lung linh khi thành phố về đêm. Sau gần 3 năm đi vào hoạt động, cầu Ba Son tại TPHCM đã hoàn thiện hệ thống đèn chiếu sáng mỹ thuật, thu hút sự chú ý...

20 năm giải mã Hoàng thành Thăng Long: từ ‘đống gạch vỡ’ tới di sản thế giới

Các nhà khoa học còn nhớ, những cuộc khai quật khảo cổ học đầu tiên ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long, một số người đã cho rằng nó là ‘đống gạch vỡ’. Gần 10 năm sau nó được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa thế giới.     Nhóm du khách miền Nam tham quan Hoàng thành Thăng Long...

Nhiều ‘Báu vật Hoàng cung Thăng Long’ lần đầu ra mắt công chúng

Tại trưng bày, một số hiện vật lần đầu tiên được giới thiệu như Chậu đất nung thời Trần có kích thước lớn nhất từ trước đến nay, mô hình kiến trúc men xanh thời Lê sơ. Đại biểu tham quan trưng bày. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)   Chiều 8/9, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội phối hợp với Viện...

Mới nhất