Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiKhai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn...

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam

(Tổ Quốc) – Tối 16/11, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam.

Tham dự lễ Khai mạc có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; Trưởng Ban Dân vận Trung ương Mai Văn Chính; đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố tham dự Tuần Đại đoàn kết dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long phát biểu tại Lễ Khai mạc

Phát biểu khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy cho biết: Với 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng biệt, độc đáo, tạo nên bản sắc của mỗi cộng đồng dân tộc. Đó không chỉ là tài sản của riêng một vùng đất, con người hay địa phương, mà còn là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần làm nên sự phong phú, thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Những giá trị tiến bộ, nhân văn được kết hợp giữa truyền thống với hiện đại, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần hướng tới một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, những giá trị văn hóa truyền thống đó tạo nên sức mạnh kết nối, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là một trong những trụ cột quan trọng để xây dựng đất nước phát triển bền vững.

Theo Thứ trưởng, Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII năm 2024 với phương châm “Để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình sẽ mang đến một bầu không khí vui tươi, đoàn kết, với nhiều hoạt động như: tổ chức trưng bày, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, không gian văn hóa, tái hiện các lễ hội độc đáo của các dân tộc, các tiết mục dân ca, dân vũ đặc sắc, trình diễn trang phục dân tộc, thi đấu các môn thể thao truyền thống; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, trình diễn nghệ thuật, nghề truyền thống, triển lãm văn hóa.

Đặc biệt là việc tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát Then- đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái – một loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian độc đáo đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại – với hơn 400 nghệ nhân, diễn viên quần chúng tham gia biểu diễn, giới thiệu nghệ thuật hát then, đàn tính; trưng bày giới thiệu sản phẩm văn hóa, trình diễn nghề dệt, nghề chế tác đàn tính, giới thiệu văn hóa ẩm thực đặc sắc của các địa phương. Thông qua các hoạt động ý nghĩa này, các nghệ nhân, diễn viên và công chúng được gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở gắn với phát triển du lịch bền vững, góp phần thiết thực quảng bá, giới thiệu những giá trị cao đẹp của đất nước, con người Việt Nam đến nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam - Ảnh 2.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ tặng quà các nghệ nhân tham gia Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam

“Với chuỗi hoạt động phong phú, đa sắc màu không gian văn hóa, nghệ thuật, Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” và Liên hoan nghệ thuật hát Then- đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII sẽ mang lại những trải nghiệm quý báu đối với nhân dân và du khách, góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu văn hóa dân tộc và tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, để những giá trị văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam luôn tiếp nối, trao truyền cho thế hệ mai sau; thông qua đó góp phần thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa các dân tộc để nhân lên khát vọng và nỗ lực nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Những giá trị văn hóa truyền thống được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta sẽ là điểm tựa vững chắc để Việt Nam vững tin bước vào “Kỷ nguyên mới- Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” như thông điệp của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu ra tại Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua”- Thứ trưởng khẳng định.

Phát biểu chỉ đạo tại lễ Khai mạc, Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam đã không ngừng được vun đắp qua các thế hệ, với giá trị cốt lõi là tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, ý thức cộng đồng, gắn kết cá nhân, gia đình, làng xã và Tổ quốc. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt và chăm lo cho sự nghiệp phát triển văn hóa, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc bằng việc ban hành thực hiện nhiều chủ trương, đường lối, chính sách thiết thực, hiệu quả. Nhờ đó, nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn, các sản phẩm văn hóa ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu mới, nhiều mặt của xã hội. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa bảo tồn và phát huy.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam - Ảnh 3.

Chương trình nghệ thuật khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam

Phó Thủ tướng cũng khẳng định, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố vững chắc, tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, giữ vững ổn định chính trị. xã hội. Đặc biệt là truyền thống tốt đẹp tương thân tương ái thương người như thể thương thân của dân tộc càng được phát huy mạnh mẽ thể hiện rõ nét trong những lúc khó khăn, thử thách như dịch Covid- 19 hay trong phòng, chống và khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua.

Phó Thủ tướng cho rằng, Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam và Liên hoan nghệ thuật hát Then- đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ 7 năm 2024 là dịp để chúng ta tiếp tục tôn vinh giới thiệu quảng bá những nét đẹp giá trị của văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam, biểu dương các tấm gương tiêu biểu từ đồng bào các dân tộc trong cả nước, thiết thực chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, đồng thời tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ những giá trị nhân văn, tinh thần đại đoàn kết, truyền thống tương thân tương ái và tình yêu quê hương đất nước của dân tộc Việt Nam.

Phó Thủ tướng khẳng định, trong giai đoạn phát triển mới, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 đã xác định: khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể nguồn lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển, lấy giá trị văn hóa con người Việt Nam là nền tảng sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam - Ảnh 4.

Chương trình nghệ thuật khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam - Ảnh 5.

“Với truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết gắn bó và bề dày lịch sử văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc, những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc sẽ tiếp tục được xây dựng gìn giữ và phát huy, khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ không ngừng được củng cố ngày càng vững chắc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới- kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại Lễ Khai mạc, khán giả cũng được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề Việt Nam- Kỷ nguyên vươn mình. Chương trình gồm 4 chương: Lời cây đàn Tính; Di sản hội tụ tỏa sáng; Chung một niềm tin và Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Ở chương I, Lời cây đàn Tính, những tiết mục nghệ thuật giới thiệu, quảng bá những giá trị di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc đến bạn bè trong nước và quốc tế; đồng thời tôn vinh một loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc của các dân tộc Tày, Nùng, Thái; góp phần nâng cao ý thức gìn giữ, phát huy, phát triển và không ngừng sáng tạo những giá trị văn hóa mới trong thời kỳ phát triển bền vững đất nước, mở rộng hội nhập quốc tế, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, qua đó giới thiệu tới nhân dân và du khách về giá trị di sản văn hóa Việt Nam nói chung, về loại hình nghệ thuật hát Then, đàn Tính của các địa phương nói riêng….

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam - Ảnh 6.

Chương trình nghệ thuật khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam

Chương II gồm những tiết mục diễn xướng dân gian, điệu múa, bài hát, giai điệu mang đậm nét văn hóa các dân tộc gắn liền di sản diễn tả đời sống lao động, xen lẫn văn hóa tín ngưỡng của một số địa phương. Âm nhạc diễn tả không gian tưng bừng của ngày hội, lần lượt thể hiện các bản nhạc dân ca của các dân tộc như: Thái, H’mông, Tày, Nùng, Dao, Lô Lô, Cao Lan… Đi dọc theo chiều dài đất nước đến miền Trung, như Chăm, Khơ me, các dân tộc Tây Nguyên, Nam Bộ… như một bức tranh toàn cảnh đa sắc của dân tộc Việt Nam … Các tiết mục múa, thời trang lần lượt thể hiện bức tranh đa sắc thông qua trang phục các dân tộc Việt Nam góp phần khắc họa bức tranh tổng thể như muốn nói lên sự đoàn kết giữa các dân tộc Việt để tạo thành sức mạnh tổng hợp trong bản sắc văn hóa Việt.

Chương III, Chung một niềm tin mang thông điệp, mỗi người dân, mỗi cộng đồng dân tộc Việt Nam đều thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Truyền thống đoàn kết là sức mạnh đưa dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn. Cứ qua mỗi hiểm cảnh, nghĩa đồng bào sẽ ở lại. Nó được hun đúc thêm, vun bồi thêm để người Việt chở che nhau vượt qua muôn trùng gian khó của thiên tai, địch họa.

Chương trình nghệ thuật khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc- Di sản văn hóa Việt Nam

Chương IV, phần kết của chương trình sử dụng âm nhạc và hình thức diễn xướng đại diện tất cả các vùng miền trải dài từ Bắc vào Nam, được kết nối liên hoàn liền mạch nhằm thể hiện tình đoàn kết của Đại gia đình các dân tộc Việt Nam, trong đó mỗi dân tộc được tôn vinh và tỏa sáng.

Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024 diễn ra từ ngày 15/11/2024 đến ngày 24/11/2024 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam với sự tham gia của gần 1000 nghệ nhân, diễn viên, đồng bào các dân tộc, với nhiều hoạt động hấp dẫn như: Chương trình khai mạc; Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024; Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam; Sắc màu văn hóa lễ hội; Trình diễn, giao lưu, giới thiệu văn hóa của các dân tộc; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nam Bộ; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Bắc…/.



Nguồn: https://toquoc.vn/khai-mac-tuan-dai-doan-ket-cac-dan-toc-di-san-van-hoa-viet-nam-20241116215729502.htm

Cùng chủ đề

Hát sắc bùa Quảng Bình được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia

(Tổ Quốc) - Ngày 11/12, tin từ Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Quảng Bình cho hay: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công nhận Hát sắc bùa - thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian - của Tp. Đồng Hới và...

Ra mắt CLB Di sản Áo dài Việt Nam tỉnh Bình Thuận

(Tổ Quốc) - Tiếp nối các sự kiện ra mắt CLB Di sản Áo dài Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành trong nước và nhiều quốc gia trên thế giới, tối 7.12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Thuận, CLB Di sản Áo dài Việt Nam tỉnh Bình Thuận đã...

Phú Yên sắp xếp, tinh gọn nhiều đầu mối, đơn vị

(NLĐO) - Theo phương án sắp xếp, Đảng bộ tỉnh Phú Yên sẽ giảm 1 cơ quan tham mưu, khối UBND tỉnh sẽ giảm 5 cơ quan chuyên môn ...

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đôi khi việc xử lý các vấn đề thuộc về di sản còn mang tính một chiều hơn là cuộc đối thoại đa chiều.

Cần một đối thoại đa chiều

Công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đôi khi việc xử lý các vấn đề thuộc về di sản còn mang tính một chiều hơn là cuộc đối thoại đa chiều.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Năm 2025, ngành VHTTDL chọn khâu đột phá, linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt

(Tổ Quốc) - Chiều ngày 18/12, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2025 (phiên nội bộ). Chủ trì điểm cầu tại trụ sở Bộ VHTTDL tại...

Thêm tiện ích đặt vé máy bay, Booking.com nâng tầm trải nghiệm du lịch cho du khách

(Tổ Quốc) - Ngày 18/12, Booking.com thông tin tới báo chí ra mắt tính năng đặt vé máy bay tại Việt Nam. Với tính năng đặt chuyến bay mới của Booking.com, du khách Việt có thể dễ dàng tìm kiếm các chuyến bay từ hơn 500 hãng hàng không, kết nối...

Điểm báo hoạt động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 18/12/2024

(Tổ Quốc) - Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành VHTTDL; Cờ vua Việt Nam giành 5 HCV giải trẻ thế giới; Google công bố xu hướng tìm kiếm nổi bật tại Việt Nam năm 2024: Du lịch nội...

Ấn tượng chương trình giao lưu “Vang mãi bản hùng ca Quyết thắng”

(Tổ Quốc) - Tối ngày 17/12, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh Quảng Nam phối hợp với Đài PT-TH tỉnh tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca Quyết thắng” và tuyên truyền ca khúc cách mạng nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân...

Quán ngan cháy tỏi là khởi nguồn của “phố ngan” Hàng Thiếc, khẳng định khách quen thì chẳng bao giờ nhầm

(Tổ Quốc) - Quán ngan nằm ở phố Hàng Thiếc này nổi tiếng với món ngan luộc và ngan cháy tỏi thơm ngon. Nhiều người nghĩ đến món ngan thường tìm đến phố Hàng Thiếc, Hà...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Chặn hết Facebook cha mẹ, họ hàng: Khỏi bình luận qua lại, lộ hết chuyện riêng tư!

'Họ hàng bình luận ngoài lề, vô thưởng vô phạt hoặc lộ ra việc riêng gia đình. Tôi đặt giới hạn người xem để nhóm gia đình không đọc cho đỡ phiền hà'. "Những nhóm tin nhắn của gia đình, chủ yếu người lớn...

Công ty Luật SALA: Chuyên gia pháp lý đồng hành cùng doanh nghiệp

Công ty Luật SALA tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, dẫn dắt bởi Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng - người có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành luật và từng công tác tại cơ quan thanh tra nhà nước, tại một số đơn vị thuộc Tập đoàn...

Công ty Luật SALA: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em trong các vụ việc hôn nhân và gia đình

Hôn nhân và gia đình là nền tảng của xã hội, nhưng không phải lúc nào cuộc sống gia đình cũng diễn ra suôn sẻ. Khi những mâu thuẫn không thể giải quyết, ly hôn trở thành lựa chọn cuối cùng. Trong quá trình này, phụ nữ và trẻ em thường là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Hiểu rõ điều đó, Công ty Luật SALA  đã và đang trở thành một địa chỉ pháp lý đáng...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Học viện Kỹ thuật quân sự đến 2045 có tiếng trên thế giới

Ngày 18-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng) nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Quân đội luôn tiên phong trong khoa học công nghệPhát biểu...

Năm 2025, ngành VHTTDL chọn khâu đột phá, linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt

(Tổ Quốc) - Chiều ngày 18/12, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2025 (phiên nội bộ). Chủ trì điểm cầu tại trụ sở Bộ VHTTDL tại...

Ca sĩ Bạch Trà mang ‘Giọng hò thương nhớ’ trình diễn trên sân khấu quê nhà

Ngày hội các dân tộc Việt Nam được diễn ra tại Quảng Trị, giọng ca trữ tình Trần Bạch Trà đã có dịp mang “Giọng hò thương nhớ” trình diễn trên sân khấu quê nhà, trong một không gian nghệ thuật đậm chất văn hóa của Lễ khai mạc. Ca sĩ Bạch Trà. Sinh ra và lớn lên trong...

Bức ảnh rùng rợn trên máy bay khiến nhiều người kinh hãi

Một bức ảnh được chụp trên máy bay khiến nhiều người phát hoảng. ...

Dùng AI để tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh thắng giải cuộc thi Smart City

Vòng chung kết cuộc thi Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh - Smart City 2024 do Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao (Khu công nghệ cao TP.HCM) tổ chức chứng kiến màn tranh tài căng thẳng suốt gần 5 giờ liền. ...

Mới nhất

Thắt chặt tình thân và quan hệ đặc biệt giữa Phụ nữ hai nước Việt Nam

(ĐCSVN) - Từ ngày 16 - 18/12, bà Vũ Thị Bích Ngọc, Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch danh dự Nhóm phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội, đã dẫn đầu đoàn cán bộ nữ Bộ Ngoại giao Việt Nam tham gia chương trình trao đổi, giao lưu...

“Vén màn” thủ đoạn bảo kê

(NLĐO) - Phiên tòa đã làm sáng tỏ thủ đoạn của các cán bộ thuế trong việc dung túng và che giấu hoạt động phi pháp của...

Ông Khuất Việt Hùng làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Hanoi Metro

Theo đó, từ ngày 18/12, Hà Nội tiếp nhận và bổ nhiệm ông Khuất Việt Hùng - Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ GTVT) đến nhận công tác tại Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Học viện Kỹ thuật quân sự

(ĐCSVN) - Chiều 18/12, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng). Cùng dự có lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành, cán bộ, giảng viên,...

Mới nhất