Trang chủChính trịChủ quyềnKhai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới,...

Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển

Sáng ngày 8/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế ‘Hợp tác vì biên giới, biển, đào, hòa bình và phát triển’.

Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển. (Ảnh: Anh Sơn)

Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ; ngài Pierre Du Ville, Trưởng đại diện Phải đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành; nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao, nguyên lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia, các địa phương, các chuyên gia trong và ngoài nước…

Vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh, việc tổ chức Hội thảo xuất phát từ ý nghĩa của công tác biên giới, lãnh thổ và yêu cầu thực tế khách quan của việc quản lý và hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển.

Biên giới cả trên đất liền và trên biển xác định không gian sinh tồn và phát triển của các quốc gia, đồng thời thể hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia theo luật pháp quốc tế. Do đó, việc phân định rõ ràng biên giới và quản lý, hợp tác hiệu quả trên cơ sở các quy định của luật pháp quốc tế là yếu tố then chốt để bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển bền vững cũng như xây dựng mối quan hệ hữu nghị lâu dài giữa các quốc gia liên quan.

Trong bối cảnh hiện nay, nhiều thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đang nổi lên và đặt ra nhiều đe dọa đến trật tự quốc tế và lợi ích chung của nhiều quốc gia và cộng đồng quốc tế. Vì vậy “Chúng ta không chỉ phải đối mặt với những tranh chấp cả về chủ quyền lãnh thổ và biển cùng những diễn biến phức tạp, đáng quan ngại từ các tranh chấp này, mà còn phải đối mặt với nhiều vẫn đề thách thức phi truyền thống như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường biển, cạn kiệt tài nguyên và tội phạm xuyên quốc gia”, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ nói.

Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh và phát triển bền vững của mỗi quốc gia mà còn tác động đến an ninh và phát triển của khu vực và thế giới.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao chia sẻ, là quốc gia với trên 5.000 km biên giới đất liền và 3.260 km đường bờ biển, Việt Nam thấy rất rõ ý nghĩa, sự cần thiết và nhu cầu hợp tác quốc tế về biển và biên giới lãnh thổ. Những bước tiến quan trọng trong công tác giải quyết vấn đề biên giới với các nước láng giềng của Việt Nam đã cho thấy rõ điều đó.

Trên đất liền, Việt Nam đã hoàn tất việc hoạch định và phân giới cắm mốc với Trung Quốc và Lào; đã hoạch định xong toàn bộ đường biên giới trên đất liền với Campuchia, đồng thời đã phân giới, cắm mốc được 84% đường biên giới đất liền.

Trên biển, Việt Nam cũng đàm phán và ký kết thành công nhiều hiệp định phân định với các quốc gia láng giềng, như: giải quyết vấn đề phân định biển tại Vịnh Thái Lan với Thái Lan năm 1997, phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc năm 2000, phân định thềm lục địa năm 2003 và vùng đặc quyền kinh tế năm 2022 với Indonesia.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tiến hành hợp tác về biên giới với nhiều nước trong và ngoài khu vực nhằm mục đích duy trì hòa bình, ổn định, phát triển, bảo đảm tự do hàng hải, hàng không và giải quyết các thách thức an ninh biển phi truyền thông ở Biển Đông.

Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển
Các đại biểu tham dự Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển. (Ảnh: Anh Sơn)

Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ khẳng định, đó là kết quả của tinh thần hợp tác chủ yếu thông qua các cuộc đàm phán hòa bình, thiện chí dựa trên luật pháp quốc tế. Kết quả trên cũng là tiền đề cho việc tăng cường quan hệ hữu nghị, duy trì hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác và hợp tác phát triển bền vững với các nước láng giềng. Đối với các vấn đề còn tồn đọng về biên giới, Việt Nam đang tiếp tục nỗ lực cùng các nước liên quan giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Vai trò quan trọng của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982

Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ cho rằng Biển Đông, với vị trí chiến lược về kinh tế và an ninh, hiện là tâm điểm của nhiều thách thức lớn về an ninh truyền thống và phi truyền thống.

Trong quá trình giải quyết các thách thức này, luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đóng vai trò vô cùng quan trọng như là khuôn khổ pháp lý toàn diện và phổ quát cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương, được cộng đồng quốc tế ghi nhận rộng rãi. UNCLOS không chỉ là công cụ thực tiễn giúp các quốc gia phân định ranh giới trên biển và giải quyết hòa bình tranh chấp, mà còn tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động hợp tác quốc tế trên biển.

Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển
Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ cho rằng Biển Đông, với vị trí chiến lược về kinh tế và an ninh, hiện là tâm điểm của nhiều thách thức lớn về an ninh truyền thống và phi truyền thống. (Ảnh: Anh Sơn)

Là một trong những nước tiên phong trong việc ký kết và thực thi UNCLOS, Việt Nam cam kết tôn trọng và áp dụng các quy định của UNCLOS để giải quyết các vấn đề trên biển, nhằm cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ và duy trì một trật tự pháp lý quốc tế trên biển và đại dương dựa trên UNCLOS, khuyến khích sự phát triển và hợp tác, như khẳng định của Quốc hội Việt Nam trong Nghị quyết phê chuẩn UNCLOS ngày 23/6/1994.

Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ kỳ vọng, Hội thảo hôm nay có sự tham gia của nhiều học giả uy tín trong và ngoài nước, đại diện các cơ quan và địa phương thường xuyên giải quyết các công việc liên quan đến biên giới lãnh thổ, là cơ hội để các đại biểu thảo luận, trao đổi về những vấn đề đang nổi lên liên quan đến biên giới, biển và đảo, đặc biệt về mặt pháp lý và thực tiễn hợp tác, quản lý và phát triển.

Qua đó, những kiến thức và kinh nghiệm quý báu được chia sẻ trong hội thảo sẽ ít nhiều giúp nuôi dưỡng và thúc đẩy hợp tác quốc tế sâu rộng hơn nhằm góp phần vào việc duy trì hòa bình và phát triển bền vững trong khu vực và trên thế giới.

Trong phát biểu của mình, ngài Pierre Du Ville, Trưởng đại diện Phải đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam cho rằng, Hội thảo hôm nay là một phần của dự án hợp tác về thể chế, nhằm mục tiêu tăng cường năng lực giữa các đối tác trong lĩnh vực phân định và quản lý biên giới.

Đồng thời, góp phần vào việc thực hiện một mục tiêu phát triển bền vững có thể được xem là chính yếu của thế giới hiện nay, và vào thời điểm mà các cuộc xung đột vẫn đang được giải quyết, hoặc thật không may lại bị giải quyết bằng vũ lực thay vì đối thoại. Mục tiêu phát triển bền vững 16 về duy trì công lý, gìn giữ hòa bình và tăng cường thể chế vì mục tiêu này.

ngài Pierre Du Ville, Trưởng đại diện Phải đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam
Ngài Pierre Du Ville, Trưởng đại diện Phải đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Anh Sơn)

Ngài Pierre Du Ville nhấn mạnh, đối tượng trung tâm của dự án này vô cùng quan trọng. Biển Đông, một ngã tư chiến lược của Đông Nam Á, từ nhiều thế kỷ đã là trọng tâm trong mối quan tâm của Việt Nam. Vai trò quan trọng về mặt địa chiến lược của Biển Đông tiếp tục tăng dần lên và trở thành vấn đề lớn đối với toàn bộ khu vực.

Ngày nay, những vấn đề này vừa có yếu tố pháp lý, vừa có yếu tố kinh tế. Một mặt, những cách diễn giải khác nhau về luật biển quốc tế đã làm phức tạp thêm những nỗ lực giải quyết hòa bình các xung đột. Mặt khác, các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của Biển Đông – dầu khí và nguồn lợi thủy sản – có vai trò trung tâm trong những vấn đề kinh tế quan trọng. Ngoài ra, an ninh trên các tuyên đường biển thương mại cũng có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế của Việt Nam và khu vực.

Trưởng đại diện Phải đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam bày tỏ hoan nghênh việc Việt Nam trở thành ‘một tấm gương’ về ưu tiên biện pháp ngoại giao và đối thoại song phương với các nước láng giềng, cũng như tích cực tham gia các diễn đàn khu vực, đặc biệt là trong ASEAN, nhằm thúc đẩy giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

Với dự án hợp tác này, Trưởng đại diện Phải đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc tìm kiếm các giải pháp, và mong muốn duy trì mối quan hệ đối tác hiệu quả giữa Ủy ban Biên giới quốc gia và Đại học Tự do Brussels sẽ một lần nữa được thể hiện rõ nét tại kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp Thường trực được tổ chức tại Brussels vào tháng 11 tới, với mục đích thiết lập chương trình hợp tác tiếp theo 2025-2027.

Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển
Các diễn giả chụp ảnh lưu niệm tại phiên khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển. (Ảnh: Anh Sơn)

Dự kiến, trong buổi sáng, Hội thảo sẽ ra hai phiên. Phiên 1: Các vấn đề biên giới trên đất liền và Phiên 2: Các vấn đề biên giới biển.





Nguồn: https://baoquocte.vn/khai-mac-hoi-thao-quoc-te-ve-hop-tac-vi-bien-gioi-bien-dao-hoa-binh-va-phat-trien-289235.html

Cùng chủ đề

Sắc màu Việt Nam tại ASEAN Family Day 2024

Ngày 13/12, Ủy ban ASEAN tại Islamabad (ACI) đã tổ chức Ngày Gia đình ASEAN (Asean Family Day 2024) với sự tham dự đông đảo của các cán bộ, nhân viên và gia đình Đại sứ quán các nước ASEAN tại Pakistan.

Trung Quốc ra tuyên bố sau những hoạt động quân sự quanh Đài Loan

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay 13.12 đã phá vỡ sự im lặng về hoạt động quân sự quanh Đài Loan gần đây, nói rằng có tổ chức tập trận hay không là do Trung Quốc quyết định, theo Reuters. ...

Triển vọng tăng trưởng từ một thế giới biến động – Bài cuối: Khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường toàn...

Cùng với đó, Việt Nam đã phát triển được một số ngành kinh tế mũi nhọn; năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu ngày càng tăng trên thị trường quốc tế. Việt Nam ngày càng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống và đạt thặng dư thương mại. Điều này cho thấy, sự phát triển bền vững và năng lực cạnh...

Triển vọng tăng trưởng từ một thế giới biến động – Bài 4: Xu hướng lên ngôi của chủ nghĩa bảo hộ và phi...

Xu hướng này được thể hiện qua việc Mỹ duy trì thuế quan cao với hàng hóa Trung Quốc, ban hành đạo luật như Đạo luật CHIPS và Khoa học, có mục đích được nêu là để tái công nghiệp hóa và nỗ lực kiểm soát công nghệ then chốt. Liên minh châu Âu (EU) cũng không nằm ngoài xu hướng này với chính sách tự chủ chiến lược dựa trên công cụ Thỏa thuận Xanh châu Âu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quyền Tổng thống Han Duk Soo rơi vào thế gọng kìm

Các đảng phái chính trị ở Hàn Quốc đang tranh cãi về phạm vi quyền hạn mà Quyền Tổng thống Han Duck-soo nắm giữ trong bối cảnh Tổng thống Yoon Suk Yeol bị đình chỉ nhiệm vụ từ ngày 14/12 để chờ thủ tục luận tội liên quan thiết quân luật.

Ukraine tiếp tục từ chối khí đốt Nga, một nước châu Âu đang tìm cách để nhập hàng từ Moscow

Mới đây, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tuyên bố, nước này sẽ không gia hạn thỏa thuận cho phép vận chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ quốc gia Đông Âu này, sau khi hợp đồng thương mại giữa hai bên hết hạn vào cuối năm nay.

Hé lộ chi tiết về vụ sát hại vị tướng quân đội, Moscow khởi tố điều tra tội khủng bố

Trung tướng Igor Kirillov - Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ bức xạ, hóa học và sinh học của Nga - cùng trợ lý của ông, đã thiệt mạng trong một vụ nổ mà Moscow coi là khủng bố, xảy ra sáng 17/12 ở Đông Nam khu vực thủ đô nước này.

Hé lộ chi tiết về vụ sát hại vị tướng quân đội, Moscow khởi tố điều tra tội khủng bố

Trung tướng Igor Kirillov - Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ bức xạ, hóa học và sinh học của Nga - cùng trợ lý của ông, đã thiệt mạng trong một vụ nổ mà Moscow coi là khủng bố, xảy ra sáng 17/12 ở Đông Nam khu vực thủ đô nước này.

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa “cây nhà lá vườn” để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào viện trợ quân sự phương Tây và tăng cường khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Bài đọc nhiều

Quân chủng Hải quân tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo

Năm 2024, có 1.200 lượt phóng viên của 250 cơ quan báo, đài Trung ương, địa phương đến thâm nhập thực tế lấy tư liệu và đăng tải hơn 11.000 tin, bài tuyên truyền về bộ đội Hải quân, các hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo…

Khuyến khích sử dụng công nghệ tiên tiến để thu hồi tối đa khoáng sản

Về giá tính thuế tài nguyên khoáng sản và phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, quy định hiện hành của pháp luật về thuế tài nguyên cũng như phí bảo vệ môi trường chưa làm rõ và đưa ra mức giá cho...

Gia tăng giá trị nuôi trồng thủy sản trên biển

Cùng với khai thác hiệu quả hải sản tự nhiên trên biển, nghề nuôi biển cũng đang có bước đi khá vững chắc và phát triển mạnh của tỉnh Ninh Thuận. Người dân thu hoạch hàu được nuôi tại Đầm Nại, huyện Ninh Hải.  Tận dụng tiềm năng, lợi thế của một tỉnh ven biển, nhiều hệ thống đầm, vịnh, ao, đìa ven bờ, tỉnh Ninh Thuận đã đẩy mạnh phát triển nghề nuôi biển với đa chủng loại hải sản...

Thêm một tàu chở dầu Philippines bị chìm ngoài khơi do bão

Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines ngày 28/7 thông báo thêm một tàu chở dầu bị chìm ngoài khơi thị trấn Mariveles thuộc tỉnh Bataan, phía Tây Manila.

Ông Nguyễn Đức Toàn giữ chức Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Chiều 29/12, tại Hà Nội, thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ TN&MT, Thứ trưởng Lê Minh Ngân đã trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Toàn, Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường giữ chức Cục...

Cùng chuyên mục

Phát triển trung tâm kinh tế

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: Biển Việt Nam rất đa dạng, phong phú về tài nguyên và có tiềm năng rất lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế quan trọng. ...

Lan tỏa tình yêu biển, đảo của Tổ quốc

(ĐCSVN) – Hướng đến chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), nhiều đơn vị Hải quân đã tổ chức các hoạt động tham quan, tìm hiểu thực tế. Thông qua những hoạt động ý nghĩa này đã giúp lan tỏa tình yêu biển, đảo Tổ quốc trong đông đảo giáo viên, học sinh trên địa bàn...

Những viên gạch mang hình đất nước

Những viên gạch đặc biệt in hình Quốc huy dùng để xây chùa, công trình ở Trường Sa ...

Phạt tù thuyền trưởng khai thác hải sản bất hợp pháp

Bị cáo Nguyễn Bé bị tòa tuyên phạt 6 năm tù về tội "Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép" ...

“Ngày Kỹ thuật” ở Lữ đoàn 101, Vùng 4 Hải quân

(ĐCSVN) – Nội dung thực hiện “Ngày Kỹ thuật” mẫu nhằm thống nhất trong toàn Vùng về thứ tự, nội dung, phương pháp triển khai thực hiện “Ngày kỹ thuật” khối các đơn vị binh chủng hợp thành; góp phần tạo chuyển biến về nền nếp, nâng cao chất lượng thực hiện “Ngày kỹ thuật” của đơn vị. ...

Mới nhất

Cơ hội giáo dục lịch sử cho con cháu

Đó là khẳng định của thiếu tướng HỒ SỸ HẬU, nguyên cục trưởng Cục Kinh tế (Bộ Quốc phòng), trước sự quan tâm của mọi tầng lớp người dân, đặc biệt là giới trẻ, tới quân đội và quốc phòng. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự, chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười hai

(Bqp.vn) - Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự, chủ trì hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Lương Cường, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung...

Một làng cổ ngay cửa biển Mỹ Á, nay là địa bàn 6 xã, phường của một thị xã của tỉnh Quảng Ngãi

Thuở xưa có những ngôi làng rất lớn và đặc biệt là có chiều sâu văn hóa. Song, do sắp xếp đơn vị hành chính và đặt lại tên nên có...

Giá vàng trong nước ngày 18/12: Vàng miếng SJC giữ ổn định

DNVN - Bất chấp sự giảm giá của vàng thế giới do đồng USD mạnh lên, giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC trong nước sáng 18/12 vẫn giữ mức ổn định. ...

Ấn Độ siết chặt các biện pháp đối phó tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Chính quyền New Delhi và các khu vực lân cận đã tăng cường các biện pháp đối phó với tình trạng ô nhiễm sau khi chỉ số chất lượng không khí (AQI) vượt ngưỡng nguy hiểm. Một gia đình du khách nước ngoài đeo khẩu trang đi bộ giữa lớp sương mù dày đặc khi ô nhiễm không khí tăng...

Mới nhất