Sáng ngày 8/10, Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển” đã khai mạc tại Hà Nội.
Lan tỏa tình yêu biển đảo quê hương trong thế hệ trẻ
|
Vùng 5 Hải quân: rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng công tác bảo đảm an toàn
|
Hội thảo do Bộ Ngoại giao phối hợp với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam tổ chức. Tham dự có Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ; ngài Pierre Du Ville, Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành; nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao, nguyên lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia, các địa phương, các chuyên gia trong và ngoài nước.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh: “Chúng ta không chỉ phải đối mặt với những tranh chấp cả về chủ quyền lãnh thổ và biển cùng những diễn biến phức tạp, đáng quan ngại từ các tranh chấp này, mà còn phải đối mặt với nhiều vấn đề thách thức phi truyền thống như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường biển, cạn kiệt tài nguyên và tội phạm xuyên quốc gia”.
Hiện nay, nhiều thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đang nổi lên và đặt ra nhiều vấn đề đe dọa đến trật tự quốc tế và lợi ích chung của nhiều quốc gia. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh và phát triển bền vững của mỗi quốc gia mà còn tác động đến an ninh và phát triển của khu vực và thế giới. Việt Nam là quốc gia với trên 5.000 km biên giới đất liền và 3.260 km đường bờ biển nên hiểu rất rõ ý nghĩa của việc hợp tác quốc tế về biển và biên giới lãnh thổ.
Các đại biểu tham dự Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển. (Ảnh: Anh Sơn). |
Trên đất liền, Việt Nam đã hoàn tất việc hoạch định và phân giới cắm mốc với Trung Quốc và Lào; đã hoạch định xong toàn bộ đường biên giới trên đất liền với Campuchia, đồng thời đã phân giới, cắm mốc được 84% đường biên giới đất liền.
Trên biển, Việt Nam cũng đàm phán và ký kết thành công nhiều hiệp định phân định với các quốc gia láng giềng, như: giải quyết vấn đề phân định biển tại Vịnh Thái Lan với Thái Lan năm 1997, phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc năm 2000, phân định thềm lục địa năm 2003 và vùng đặc quyền kinh tế năm 2022 với Indonesia.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tiến hành hợp tác về biên giới với nhiều nước trong và ngoài khu vực nhằm mục đích duy trì hòa bình, ổn định, phát triển, bảo đảm tự do hàng hải, hàng không và giải quyết các thách thức an ninh biển phi truyền thống ở Biển Đông.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển. (Ảnh: Anh Sơn). |
Là một trong những nước tiên phong trong việc ký kết và thực thi UNCLOS, Việt Nam cam kết tôn trọng và áp dụng các quy định của UNCLOS để giải quyết các vấn đề trên biển, cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ và duy trì một trật tự pháp lý quốc tế trên biển và đại dương dựa trên UNCLOS, khuyến khích sự phát triển và hợp tác, như khẳng định của Quốc hội Việt Nam trong Nghị quyết phê chuẩn UNCLOS ngày 23/6/1994.
Trong phát biểu của mình, ngài Pierre Du Ville, Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam cho rằng, Hội thảo hôm nay là một phần của dự án hợp tác về thể chế, nhằm mục tiêu tăng cường năng lực giữa các đối tác trong lĩnh vực phân định và quản lý biên giới. Đồng thời, góp phần vào việc thực hiện một mục tiêu phát triển bền vững có thể được xem là chính yếu của thế giới hiện nay, và vào thời điểm mà các cuộc xung đột vẫn đang được giải quyết, hoặc thật không may lại bị giải quyết bằng vũ lực thay vì đối thoại.
Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam bày tỏ hoan nghênh việc Việt Nam trở thành “một tấm gương” về ưu tiên biện pháp ngoại giao và đối thoại song phương với các nước láng giềng, cũng như tích cực tham gia các diễn đàn khu vực, đặc biệt là trong ASEAN, nhằm thúc đẩy giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Hội thảo cũng có sự tham gia của nhiều học giả uy tín trong và ngoài nước, đại diện các cơ quan và địa phương thường xuyên giải quyết các công việc liên quan đến biên giới lãnh thổ, là cơ hội để các đại biểu thảo luận, trao đổi về những vấn đề đang nổi lên liên quan đến biên giới, biển và đảo, đặc biệt về mặt pháp lý và thực tiễn hợp tác, quản lý và phát triển. Qua đó, những kiến thức và kinh nghiệm quý báu được chia sẻ trong hội thảo sẽ ít nhiều giúp nuôi dưỡng và thúc đẩy hợp tác quốc tế sâu rộng hơn nhằm góp phần vào việc duy trì hòa bình và phát triển bền vững trong khu vực và trên thế giới.
Bồi đắp tình yêu biển, đảo cho thế hệ trẻ
Từ ngày 15 đến 18/9, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang và Trường Đại học FPT Cần Thơ tổ chức tuyên truyền biển, đảo, thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. |
Tuyên truyền biển, đảo và tặng quà cho ngư dân vươn khơi bám biển
Ngày 20,21/9/2024, tại tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật (BĐKT) và Lữ đoàn 125 Vùng 2 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu tổ chức tuyên truyền biển, đảo, tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực và thực hiện Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển”. |
Nguồn: https://thoidai.com.vn/khai-mac-hoi-thao-quoc-te-hop-tac-vi-bien-gioi-bien-dao-hoa-binh-va-phat-trien-205837.html