Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiKhai mạc Hội thảo khoa học quốc tế: “Quan hệ Việt Nam...

Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế: “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Quá khứ – Hiện tại – Tương lai”

Sáng ngày 03/11/2023, tại Hội trường Ngụy Như Kon Tum của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU-USSH) phối hợp với Trường Đại học Việt – Nhật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Quá khứ – Hiện tại – Tương lai”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động thiết thực kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản.

Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế: “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Quá khứ – Hiện tại – Tương lai”.

Tham dự Hội thảo, về phía Đại học Quốc gia Hà Nội có GS.TSKH. Vũ Minh Giang (Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo), GS.TS Hoàng Anh Tuấn (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV), GS.TS. Furuta Motoo, GS.TS. Momoki Shiro (ĐH Việt  Nhật) cùng nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu: ĐH KHXH&NV, ĐH Việt Nhật; ĐH Hạ Long, Quốc tế Nhật Bản, ĐH Thăng Long,  Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Khảo cổ học Việt Nam, Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Sử học,…

Hội thảo cũng thu hút sự tham gia đông đảo của các các chuyên đến từ Nhật Bản: GS. TS. Fujita Reio (Cục Văn hóa, Bộ GD Nhật Bản), TS. Nishino Noriko Quỹ bảo vệ di sản văn hóa dưới lòng đất Đông Nam Á cùng rất nhiều nhà khoa học đến từ các trường Đại học của Nhật Bản: Waseda, Osaka Tokyo, Nữ Chiêu Hoà, Kansai, Meiji…

IMG 0072

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam YAMADA Takio gửi lời chúc mừng đến Hội thảo

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam YAMADA Takio đánh giá cao ý nghĩa của Hội thảo, đồng thời nhấn mạnh: “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản hiện nay có thể nói tốt đẹp nhất từ trước đến nay. Quan hệ ấy đã có truyền thống lịch sử lâu đời từ thời cổ trung đại. Và năm 1973 hai nước đã chính thức kí kết văn bản ngoại giao, thiết lập mối quan hệ giữa hai nước, đến nay đã tròn 50 năm. Đây là mốc rất quan trọng, cả hai nước tiến hành nhiều hoạt động để kỉ niệm sự kiện này. Tôi đánh giá rất cao ý nghĩa của Hội thảo khoa học quốc tế ngày hôm nay được tổ chức với sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên gia của Việt Nam và Nhật Bản. Hội thảo được tổ chức như một minh chứng cho mối quan hệ tốt đẹp đó, đồng thời góp phần mở ra một thời kì phát triển mới trong lĩnh vực nghiên cứu về lịch sử, văn hóa và hoạt động giáo dục giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

Hiệu trưởng trường ĐHKHXH&NV Hoàng Anh Tuấn phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh: “Việt Nam và Nhật Bản có lịch sử quan hệ bang giao lâu dài và kể từ khi hai nước chính thức kí kết văn bản thiết lập quan hệ đến nay đã tròn nửa thế kỉ. Trong chuỗi hoạt động kỉ niệm 50 năm, Hội thảo khoa học hôm nay được tổ chức nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu Việt Nam của các học giả Nhật Bản và đánh giá kết quả nghiên cứu Nhật Bản bởi các học giả Việt Nam. Đặc biệt, nhằm tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu trẻ, học viên cao học và nghiên cứu sinh của hai nước được trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu. Kết quả của Hội thảo hôm nay sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học và giáo dục lịch sử ở hai nước trong thời gian tới”.

Trong báo cáo đề dẫn với chủ đề “Việt Nam học ở Nhật Bản” GS.TS. Furuta Motoo – GS.TS. Momoki Shiro, Trường Đại học Việt Nhật (ĐHQGHN) đã chia sẻ: Ngay từ thế kỉ XX các nhà trí thức trung đại Nhật Bản đã có những hiểu biết nhất định về Đông Nam Á và Việt Nam. Từ đó đến nay, Việt Nam học đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu Nhật Bản và đạt được nhiều kết quả. Hiện nay, quan hệ ngoại giao giữa hai chính phủ Việt – Nhật không những ngày càng phát triển. Trong giới học thuật, sự mở rộng của nghiên cứu sang các lĩnh vực khác nhau cũng như nghiên cứu sát thực về thực trạng xã hội của Việt Nam đã và đang góp phần không nhỏ cho quan hệ “đối tác bình đẳng” giữa hai nước. Nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều khoảng trống trong nghiên cứu các đề tài siêu quốc gia cần được bù đắp bằng thông tin về Việt Nam.

A7308925

GS.TS Momoki trong báo cáo đề dẫn đã nêu bật kết quả và triển vọng trong tương lai trong nghiên cứu về Việt Nam tại Nhật Bản

“Điều đó đang và sẽ đòi hỏi giới học thuật Việt Nam học tại Nhật Bản, Nhật Bản học tại Việt Nam cũng như ngành nghiên cứu quan hệ và nghiên cứu so sánh Việt – Nhật cần phải đẩy mạnh hợp tác để hai bên có thể hợp tác tạo ra được tính hấp dẫn mới mẻ cho ngành nghiên cứu khu vực học nói chung và Việt Nam học nói riêng” – GS.TS Momoki nhấn mạnh.

Là chuyên gia nghiên cứu về Nhật Bản tại Việt Nam cũng như mối quan hệ bang giao giữa hai nước, GS.TS Nguyễn Văn Kim (ĐHKHXH&NV) đã có báo cáo tổng quan nêu bật kết quả nghiên cứu về Nhật Bản trong thời gian qua. Trong đó nhấn mạnh: “Các công trình của thế hệ nghiên cứu này đã cung cấp những hiểu biết tổng quan về lịch sử, chính trị, tư tưởng và giáo dục của Nhật Bản đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào thập niên 70 của thế kỉ XX. Từ sau khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (1973) việc nghiên cứu Nhật Bản đã có được nhiều điều kiện thuận lợi mới. Việc nghiên cứu về Nhật Bản đã trở thành xu thế trên quy mô toàn quốc. Cùng với đó, các Trung tâm, Viện và Khoa chuyên nghiên cứu, giảng dạy về Nhật Bản cũng được thiết lập như: Khoa Đông Phương học (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG HN); Khoa Đông phương, ĐHQG Tp HCM; các khoa, trung tâm đào tạo Nhật Bản ở Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Khoa học Huế, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản rồi Viện nghiên cứu Đông Bắc Á…

Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều nghiên cứu mang tính liên ngành từ kinh tế, chính trị đến môi trường sinh thái và biến đổi khí hậu, đời sống văn hoá – xã hội đương đại, nghiên cứu về các chính sách văn hoá, ngoại giao văn hoá, quyền lực mềm của Nhật Bản, các tôn giáo mới ở Nhật Bản,… Mặc dù đã có sự gia tăng về số lượng và chất lượng nghiên cứu nhưng vẫn còn những lĩnh vực chưa đạt được kết quả như mong đợi với cả hai loại hình nghiên cứu: Nghiên cứu lý thuyết và Nghiên cứu ứng dụng (thực nghiệm). Do đó, cần tăng cường hợp tác giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam và Nhật Bản để thúc đẩy nghiên cứu liên ngành, chuyên sâu.

Hội thảo sẽ tiến hành trong một ngày với hai tiểu ban: Quan hệ Việt – Nhật trong thời kì tiền cận đại; Quan hệ Việt – Nhật thời kì cận hiện đại với gần 20 báo cáo tham luận của các học giả đến từ Việt Nam và Nhật Bản. Thông qua các nghiên cứu chuyên sâu, công phu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước sẽ góp phần hệ thống hoá và cập nhật các tư liệu và kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua của giới học giả Việt Nam và Nhật Bản về lịch sử hai nước (nghiên cứu Việt Nam ở Nhật Bản và nghiên cứu Nhật Bản ở Việt Nam), qua đó chia sẻ và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.

Cũng tại Hội thảo lần này các nhà khoa học sẽ gợi mở những hướng nghiên cứu mới, các phương pháp và tư duy nghiên cứu mới của ngành Sử học ở Việt Nam và Nhật Bản qua đó thúc đẩy sự phát triển của khoa học và giáo dục lịch sử ở hai nước.

Một số hình ảnh tại Hội thảo Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Quá khứ – Hiện tại – Tương lai” do VNU-USSH phối hợp với VJU tổ chức

IMG 0123

A7309004

IMG 0114

IMG 0079

A7308988

Hạnh Quỳnh – USSH Media

Cùng chủ đề

Hội thảo khoa học quốc tế “Hồ Chí Minh

NDO - Ngày 25/10, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp cùng Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Hồ Chí Minh - vì một thế giới hòa bình, hữu nghị và phát triển”. Sự kiện diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Quảng Châu, Trung...

Hàng chục trường đại học đã có phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh một số ngành như Y học cổ truyền, tăng 20 %; Điều dưỡng, tăng 10%; Dược học, tăng 30% so với chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024. Nhà trường thực hiện 6 phương thức xét tuyển bao gồm: Kết quả thi tốt nghiệp THPT; Tuyển thẳng theo quy định của quy chế tuyển sinh; Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá...

8 trường đại học lớn ở phía Nam chỉ sử dụng 3 phương thức xét tuyển năm 2025

Tại hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng 2024 và phương hướng từ năm 2025, tại Trường Đại học An Giang mới đây, PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM cho biết, năm 2025 đại học này thống nhất chủ trương thực hiện 3 phương thức tuyển sinh đại học gồm: Xét tuyển thẳng; Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học...

Hiệu trưởng gửi thư tới sinh viên khi hủy lễ khai giảng, dành tiền ủng hộ đồng bào vùng bão lũ

Không tổ chức lễ khai giảng năm học mới, ông Hoàng Anh Tuấn - hiệu trưởng Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa gửi thư chúc mừng năm học mới tới các cán bộ, giảng viên và sinh viên.Trong thư, ông Tuấn cho biết cơn bão Yagi đã làm đảo lộn kế...

Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn công bố điểm chuẩn

Theo đó, điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức này dao động từ 22 đến 28,88 điểm. Báo chí là ngành có điểm trúng tuyển cao nhất với 28,8 điểm, tiếp đến là Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với 28,33 điểm, ngành Văn hóa học 28,2 điểm, ngành Nghệ thuật học 28,15 điểm. Năm nay, các ngành xét tuyển khối C00 có mức điểm chuẩn trung bình tăng từ 2-3 điểm so với...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Báo cáo viên MEDLATEC ghi dấu ấn với nội dung nghiên cứu giàu thực tiễn tại hội nghị bệnh Truyền nhiễm toàn quốc

Tại hội nghị khoa học toàn quốc về bệnh Truyền nhiễm & HIV/AIDS diễn ra trong 2 ngày 01-02/11, đại diện nhóm chuyên gia, bác sĩ đến từ Hệ thống Y tế MEDLATEC đã đóng góp những nội dung báo cáo giá trị góp phần nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị nhóm...

Nữ bệnh nhân 28 tuổi bị điếc đột ngột từ hai dấu hiệu hay gặp, dễ bỏ qua

Hoa mắt, chóng mặt, ù tai là dấu hiệu hay gặp, dễ bị bỏ qua, cũng xuất hiện dấu hiệu này nữ bệnh nhân 28 tuổi đi khám thì bất ngờ với chẩn đoán bị điếc đột ngột tai phải và cần điều trị để tránh hậu quả khôn lường. ...

Xét nghiệm HbA1c – Những thông tin cần biết

Xét nghiệm HbA1c đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa, kết quả của xét nghiệm này. ...

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân làm thế nào để giảm ngứa hiệu quả

Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ trải qua hàng loạt thay đổi về hormone, thể chất và cả tâm lý. Trong đó, một trong những triệu chứng mẹ bầu thường gặp là bị ngứa toàn thân, gây cảm giác khó chịu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị...

Bà bầu bị đau mắt đỏ có sao không và chữa trị như thế nào?

Đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc) là một trong những vấn đề phổ biến nhiều mẹ bầu gặp phải, khiến mẹ vô cùng lo lắng vì những biến chứng có thể xảy ra. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về nguyên nhân bà bầu bị đau...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Mẹ đẻ cũng không chấp nhận nổi!

Mẹ của người vợ cho biết, vì quá xấu hổ trước hành động của con gái, nhiều ngày qua bà đã không dám ra ngoài gặp ai. ...

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Từ ngày 1-30/11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.

Lê Phương trở lại triển lãm Mật ước 2024

(CLO) Triển lãm của họa sĩ Lê Phương không chỉ là một phòng trưng bày tranh, mà còn là một trường tinh thần để khán giả lắng đọng, chiêm nghiệm và cùng chia sẻ những mối “Mật ước” giữa nghệ thuật, trái tim và tâm linh miên viễn. ...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Trạm cứu hộ động vật bị bỏ rơi

Ẩn mình trong một con ngõ hẹp trên đường Ngô Xuân Quảng, xã Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, ngôi nhà cấp 4 cũ kỹ là nơi các bạn sinh viên tình nguyện túc trực cho Trạm cứu hộ động vật phi lợi nhuận. ...

Mới nhất

Phẫu thuật thành công cho bé gái bị gãy xương đùi bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu

GĐXH – Sau hơn một giờ đồng hồ, ca phẫu thuật đã thành công. Xương gãy được nắn chỉnh về giải phẫu, cố định vững mà không cần mở ổ gãy. ...

Hiểu rõ hơn về vai trò của không gian thờ cúng trong đời sống tâm linh người Việt

VHO - Nằm trong chuỗi hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc Dự án “Dòng chảy thời gian”, Hội thảo tham vấn chuyên gia Dự thảo nghiên cứu “Văn hoá tín ngưỡng và kiến trúc nhà thờ, không gian thờ cúng tổ tiên các dòng họ người Việt trong lịch sử” đã diễn ra chiều ngày 2.11 tại...

Mẹ đẻ cũng không chấp nhận nổi!

Mẹ của người vợ cho biết, vì quá xấu hổ trước hành động của con gái, nhiều ngày qua bà đã không dám ra ngoài gặp ai. ...

Hùng Nhơn ‘bắt tay’ tập đoàn Olmix phát triển chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal

DNVN - Ngày 2/11 tại Hà Nội, Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp) đã ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về chương trình hợp tác, liên kết chuỗi sản xuất,...

Xác định nhà vô địch Tiền Phong Golf Championship 2024

Nguyễn Bảo Châu vô địch Tiền Phong Golf Championship 2024 với thành tích 71 gậy (-1). Golfer 12 tuổi trở thành vận động viên nữ đầu tiên đăng quang tại giải đấu.Bảo Châu cũng chơi golf chưa lâu, bắt đầu vào năm 2020. Golfer vẫn trong độ tuổi học sinh này cũng là người Việt Nam trẻ nhất...

Mới nhất