Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhai giảng ở trường trung học cổ nhất TP.HCM với 150 tuổi

Khai giảng ở trường trung học cổ nhất TP.HCM với 150 tuổi


Khai giảng ở trường trung học cổ nhất TP.HCM với 150 tuổi- Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Lệ, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM (áo dài hồng, bên phải) dự lễ khai giảng ở Trường THPT Lê Quý Đôn, trường trung học cổ nhất TP.HCM với 150 tuổi

Khai giảng ở trường trung học cổ nhất TP.HCM với 150 tuổi- Ảnh 2.

Các em học sinh chào đón đại biểu dự lễ khai giảng sáng nay

Tham dự buổi lễ khai giảng tại ngôi trường trung học cổ nhất TP.HCM – Trường THPT Lê Quý Đôn 150 tuổi có sự hiện diện của bà Nguyễn Thị Lệ, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM; bà Lê Thụy Mỵ Châu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM; bà Nguyễn Thanh Xuân, Bí thư Quận ủy Q.3.

Tại buổi lễ khai giảng, các nghi thức đón chào học sinh lớp 10 diễn ra ngắn gọn nhưng vẫn trang trọng. Nhà trường mời những em học sinh lớp 10 có điểm thi đầu vào cao nhất, cùng với cha mẹ của mình bước lên sân khấu để chúc mừng.

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới

Sau nghi thức chào cờ là phần đọc thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2024 – 2025.

Sau khi đọc diễn văn khai giảng, bà Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng nhà trường, đánh trống khai trường, ghi dấu thời khắc năm học mới 2024-2025 chính thức bắt đầu – năm học mà Trường THPT Lê Quý Đôn bước sang tuổi 150.

Khai giảng ở trường trung học cổ nhất TP.HCM với 150 tuổi- Ảnh 3.

Nghi lễ chào cờ ở trường trung học cổ nhất TP.HCM

Khai giảng ở trường trung học cổ nhất TP.HCM với 150 tuổi- Ảnh 4.

Dự lễ khai giảng tại Trường THPT Lê Quý Đôn còn có sự hiện diện của bà Lê Thụy Mỵ Châu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM (thứ 2 từ phải qua); bà Nguyễn Thanh Xuân, Bí thư Quận ủy Q.3 (bìa phải)

Phát biểu tại buổi lễ khai giảng tại trường trung học cổ nhất TP.HCM, bà Nguyễn Thị Lệ, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM, nói: “Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn từng nói ‘Phi trí bất hưng’, câu nói này nhấn mạnh vai trò quan trọng của tri thức, trí tuệ trong sự phát triển và hưng thịnh của một quốc gia, và điều đó đã được minh chứng trước những thành tựu của Trường THPT Lê Quý Đôn trong sự nghiệp đổi mới, phát triển giáo dục, trong sự nghiệp trồng người. Trường được khởi công năm 1874 và hoàn tất năm 1877. Có thể khẳng định, Trường THPT Lê Quý Đôn là trường trung học cổ nhất TP.HCM với 150 năm tuổi và được chọn là một trong những di tích văn hóa của TP.HCM. Nhà trường luôn có sự đột phá đổi mới, có tinh thần dấn thân cao đã xây dựng một mô hình mới phù hợp với sự phát triển của thời đại”.

Bà Lệ biểu dương những thành tích mà Trường THPT Lê Quý Đôn đạt được trong thời gian qua. Bà nhấn mạnh: “Người đời thường ví von trường học là nơi ươm mầm tri thức, nhưng với Trường THPT Lê Quý Đôn, nhìn vào bảng vàng thành tích của nhà trường trong thời gian qua, tôi thích ví von với hình ảnh bệ phóng tài năng. Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế với nhiều tiêu chí chặt chẽ đã giúp học sinh Trường Lê Quý Đôn tiếp thu kiến thức bằng những phương pháp giáo dục hiện đại nhất, như được thực hành, trải nghiệm, nghiên cứu khoa học, thậm chí có thể tạo ra nhiều sản phẩm thiết thực và tổ chức nhiều hoạt động có ích cho xã hội”.

Khai giảng ở trường trung học cổ nhất TP.HCM với 150 tuổi- Ảnh 5.

Bà Nguyễn Thị Lệ, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM phát biểu

“Trường THPT Lê Quý Đôn tạo sức hút để trang bị cho học sinh hành trang du học thông qua việc đa dạng các hoạt động giáo dục ngoại ngữ qua giúp các em phát triển năng lực, phát huy năng khiếu, hoàn thiện phẩm chất; để trở thành những công dân toàn cầu, sẵn sàng xây dựng và phát triển thành phố giàu đẹp, thực hiện theo phương châm học tập của nhà bác học Lê Quý Đôn ‘đọc sách một thước không bằng hành được một tấc'”, bà Lệ nói.

Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM cũng ghi nhận những nỗ lực, tâm huyết của đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường, đồng thời mong nhà trường tiếp tục nỗ lực, đoàn kết, yêu thương nhau và cùng chung tay viết tiếp trang thành tích của nhà trường.

“Chúc cho Trường THPT Lê Quý Đôn sẽ tiếp tục phát triển, vươn xa hơn nữa, trở thành cái nôi của những nhân tài, là niềm tự hào của ngành giáo dục thành phố, và tôi mong rằng mỗi học sinh sẽ không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, phát huy những điểm mạnh của bản thân và cố gắng khắc phục những khó khăn, thách thức trong cuộc sống”, bà Nguyễn Thị Lệ phát biểu.

Khai giảng ở trường trung học cổ nhất TP.HCM với 150 tuổi- Ảnh 6.

Cô giáo và học sinh lớp 10 Trường THPT Lê Quý Đôn

Khai giảng ở trường trung học cổ nhất TP.HCM với 150 tuổi- Ảnh 7.
Khai giảng ở trường trung học cổ nhất TP.HCM với 150 tuổi- Ảnh 8.
Khai giảng ở trường trung học cổ nhất TP.HCM với 150 tuổi- Ảnh 9.
Khai giảng ở trường trung học cổ nhất TP.HCM với 150 tuổi- Ảnh 10.

Đón chào các học sinh lớp 10 vào Trường THPT Lê Quý Đôn năm học 2024-2025, năm học mà ngôi trường sẽ kỷ niệm 150 năm thành lập

Trên trang web Trường THPT Lê Quý Đôn, tại mục “Lịch sử truyền thống” nhà trường nêu rõ: Trường THPT Lê Quý Đôn được khởi công năm 1874 và hoàn tất năm 1877, giảng dạy từ tiểu học đến tú tài theo chương trình Pháp. Ngày đầu thành lập, trường có tên Collège Indigène (trung học bản xứ), không lâu sau được đổi tên thành Collège Chasseloup Laubat, theo tên Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại (còn gọi là Bộ Thuộc địa) lúc bấy giờ là Francois Marquis de Chasseloup Laubat (1754-1833).

Việc mở rộng nhận học sinh người Việt (phải có quốc tịch Pháp) được thực hiện vào đầu thế kỷ 20. Trường chia thành hai khu riêng biệt: khu dành cho học sinh Pháp, gọi là Quartier Européen và khu học trò Việt gọi là khu bản xứ, nhưng hai nơi đều học chung chương trình Pháp và thi tú tài Pháp.

Năm 1954, trường tiếp tục đổi tên một lần nữa thành Jean Jacques Rousseau (tên một nhà trí thức Pháp trong phong trào “Ánh Sáng” thế kỷ XVIII) nhưng vẫn do người Pháp quản lý, chủ yếu dạy học sinh người Việt.

Tới năm 1970, trường được giao trả cho người Việt và đổi tên là Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn, học từ lớp 1 đến lớp 12.

Sau khi đất nước thống nhất, ngày 29 tháng 8 năm 1977, UBND thành phố ký quyết định thành lập Trường THPT Lê Quý Đôn.

Khai giảng ở trường trung học cổ nhất TP.HCM với 150 tuổi- Ảnh 11.

Trường Collège Chasseloup Laubat ngày xưa, giờ là Trường THPT Lê Quý Đôn

ẢNH: TƯ LIỆU TRƯỜNG

Khai giảng ở trường trung học cổ nhất TP.HCM với 150 tuổi- Ảnh 12.
Khai giảng ở trường trung học cổ nhất TP.HCM với 150 tuổi- Ảnh 13.
Khai giảng ở trường trung học cổ nhất TP.HCM với 150 tuổi- Ảnh 14.

Bên trong trường trung học cổ nhất tại TP.HCM

Khai giảng ở trường trung học cổ nhất TP.HCM với 150 tuổi- Ảnh 15.

Nữ sinh Trường THPT Lê Quý Đôn

Trường THPT Lê Quý Đôn hiện nay thuộc hệ thống công lập của Sở GD-ĐT TP.HCM.

Từ điển thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh do hai tác giả Thạch Phương và Lê Trung Hoa chủ biên cũng khẳng định: Năm 1874, thành lập Trường Collège Chasseloup Laubat. Như vậy có thể khẳng định, Lê Quý Đôn là trường trung học cổ nhất TP.HCM hiện nay với 150 tuổi và được chọn là một trong những di tích văn hóa của TP.HCM.

Trường THPT Lê Quý Đôn là trường thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”. Năm học 2024-2025 này, Trường THPT Lê Quý Đôn sẽ kỷ niệm 150 năm thành lập.




Nguồn: https://thanhnien.vn/khai-giang-o-truong-trung-hoc-co-nhat-tphcm-voi-150-tuoi-185240904195955153.htm

Cùng chủ đề

Hơn 150.000 học sinh bước vào năm mới

Chung vui cùng giáo viên và học sinh trên địa bàn tỉnh, tỉnh Ninh Thuận đã thành lập nhiều đoàn đại biểu của tỉnh đến dự và chúc mừng lễ khai giảng tại các cơ sở giáo dục trong tỉnh; các cấp chính quyền địa phương cũng có các đoàn đại biểu dự lễ khai giảng tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Theo ghi nhận của phóng viên, buổi lễ khai giảng tại các...

Thầy và trò Bắc Ninh rộn ràng, vững bước vào năm học mới

Năm học 2024-2025, toàn tỉnh Bắc Ninh có tổng số 506 trường, hơn 383 nghìn học sinh các cấp học; tăng 5.000 học sinh so với năm học 2023-2024. Đây là năm học đặc biệt khi 100% học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 đều học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Chắp cánh ước mơ chinh phục tri thức mới Tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Đăng Đạo (thành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bão số 4: Thừa Thiên – Huế sơ tán dân miền núi cao và dưới chân núi

Các hộ dân ở huyện miền núi Nam Đông và sống dưới chân núi Phú Gia, Phước Tượng, những vùng có nguy cơ sạt lở đất tại Thừa Thiên - Huế, được sơ tán, di dời đến nơi an toàn, trước khi bão số 4 đổ bộ.   Sáng nay 19.9, tại H.Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), chính quyền địa phương tổ chức sơ tán các hộ dân sống dưới chân núi Phú Gia, Phước Tượng - nơi có nguy cơ sạt lở...

Lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm chính phủ điện tử ở mức rất cao

Sau 2 kỳ giữ nguyên thứ hạng về chỉ số Chính phủ điện tử (EGDI), trong bảng xếp hạng năm 2024, Việt Nam đứng ở vị trí 71/193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, tăng 15 bậc so với năm 2022. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên được xếp vào nhóm EGDI ở mức rất cao. Ngày 19.9, Bộ TT-TT cho biết, Liên Hiệp Quốc vừa công bố Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử (E-Government Development...

Bài đọc nhiều

Hơn 150.000 học sinh bước vào năm mới

Chung vui cùng giáo viên và học sinh trên địa bàn tỉnh, tỉnh Ninh Thuận đã thành lập nhiều đoàn đại biểu của tỉnh đến dự và chúc mừng lễ khai giảng tại các cơ sở giáo dục trong tỉnh; các cấp chính quyền địa phương cũng có các đoàn đại biểu dự lễ khai giảng tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Theo ghi nhận của phóng viên, buổi lễ khai giảng tại các...

Học sinh ở Hà Nội ngã từ tầng 3 xuống sân trường

Sáng 17/9, nam sinh V.V.Đ - học sinh lớp 5 tại Trường Tiểu học Đại Thắng, (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) chơi đùa trong giờ ra chơi và ngã từ tầng 3 xuống sân trường. Ngay sau khi phát hiện sự việc, giáo viên cùng nhân viên phòng y tế đã hỗ trợ đưa nam sinh đi cấp cứu. Chiều 17/9, trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Phú Xuyên xác nhận sự việc và cho biết...

Cùng chuyên mục

Địa phương cân nhắc cho học sinh nghỉ học khi cần thiết để đảm bảo an toàn

Để ứng phó với khả năng áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền nước ta, gây gió giật mạnh, mưa lớn ở khu vực Trung Trung...

Dừng hoạt động ngoại khóa, cân nhắc cho học sinh nghỉ học ở các khu vực ảnh hưởng mưa bão

Công điện số 1225/CĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo gửi tới Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Tại Công điện nêu rõ, theo bản tin của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp...

Nữ thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp sớm với GPA 3.93/4.0, nhận học bổng 6/6 kỳ

Từ đam mê Kinh tế đến khát vọng phát triển bền vững Với số điểm 27/30 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Lan...

Hơn 200 trường đại học – cao đẳng được kiểm định chất lượng

Theo Bộ, hiện có 195 cơ sở giáo dục đại học; 11 trường cao đẳng sư phạm được đánh giá, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn trong nước. Ngoài ra, có 11 cơ sở giáo dục đại học được đánh giá, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn nước ngoài, gồm: Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG TPHCM), Trường Đại học Bách Khoa (ĐH Đà Nẵng), Đại học...

Áp dụng công nghệ vào giảng dạy và học tiếng Anh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sinh viên trong thời đại AI

Công nghệ có thể cung cấp những công cụ đo lường nhanh chóng, chính xác và hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục.

Mới nhất

Mỹ bị bất ngờ dù Israel có báo trước về hoạt động tại Lebanon

Các quan chức Israel đã thông báo với Mỹ rằng nước này sẽ tiến hành một hoạt động ở Lebanon vào ngày 17/9 nhưng không cung...

Diện mạo của cầu lớn nhất cao tốc Long Thành – Bến Lức

(VTC News) - Sau hơn 1 năm tái khởi động, cầu Bình Khánh (thuộc dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành) đạt 82% tiến độ và dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2025. Cận cảnh cầu Bình Khánh sau hơn một năm tái khởi động. Cầu Bình Khánh (thuộc gói thầu J1) dự án cao tốc bến Lức - Long...

Mời Hồ Ngọc Hà nhưng vắng mặt Mỹ Tâm tại live concert, nhạc sĩ Đức Trí nói gì?

Đức Trí là một trong những nhạc sĩ thành công nhất của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Sau 29 năm hoạt động nghệ thuật, nhạc sĩ tổ chức buổi giới thiệu live concert Có đôi lần - đêm nhạc cá nhân có quy mô lớn nhất của mình. Đây cũng là một dịp đặc biệt để người...

Tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng sau khi ông Trump bị ám sát lần hai

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ suy nghĩ của mình sau khi ứng cử viên đảng Cộng hoà Donald Trump bị ám sát lần thứ hai khi đang đánh golf ở bang Florida. Viết trên tài khoản mạng xã hội X vào sáng 16/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã được báo cáo tóm tắt...

Mới nhất