Trang chủDu lịchẨm thựcKhách cầm tô đến mua

Khách cầm tô đến mua


Nghỉ dịch, khách gọi hối bán lại

Sáng sớm, như thường lệ, bà Nguyễn Thị Bích Liên (57 tuổi) trang điểm kỹ, diện một bộ bà ba thật đẹp đứng trước quán hủ tiếu mì của mình trên đường Nguyễn Văn Lịch (P.Linh Chiểu, TP.Thủ Đức, TP.HCM) để bán. Từ ngày 1.10, khi TP.HCM bắt đầu những ngày “bình thường mới”, bà chủ hồ hởi mở cửa, quán ăn lại đỏ lửa đón những vị khách quen lẫn khách lạ.

Bà Liên vui mừng vì sau hơn 4 tháng nghỉ dịch, bà được bán trở lại

CAO AN BIÊN

Quán bà có một lượng khách ổn định, đều đặn tìm tới mỗi ngày

CAO AN BIÊN

Phía trước, là một sợi dây được giăng giữa hai chiếc ghế nhựa cùng một chiếc bàn để giao nhận hàng nhằm tuân thủ 5K. Hôm nay (7.10), đều đặn từng lượt khách đến quán của bà Liên để mua, từ hủ tiếu mì, mì tươi đến bánh canh tùy sở thích…

Cùng 3 người thân trong nhà tất bật làm món để kịp gửi sớm cho khách, bà nói được bận rộn, làm không kịp thở như vậy là hạnh phúc. Suốt 4 tháng qua, khi quán đóng cửa, bà cùng các nhân viên (chủ yếu là người thân) ở yên một chỗ. Hơn 30 năm mở tiệm, hiếm khi nào bà dừng bán lâu đến vậy. Nhiều lúc nhớ nghề, nhớ khách, nhưng bà cũng “bấm bụng chịu” vì không thể làm gì hơn.

Kể về việc mặc áo bà ba đứng bán, bà Liên nói đó là di nguyện của người mẹ quá cố

CAO AN BIÊN

Khách đến mua mang về

CAO AN BIÊN

“Mình nhớ khách, mà khách cũng nhớ mình. Hồi đợt cuối tháng 9 khi hàng quán được bán mang về lại, nhưng phải đảm bảo nhiều tiêu chí, khách quen gọi tôi liên tục hỏi bán lại chưa, bán lại đi. Lúc đó, tôi muốn lắm chứ nhưng không có nguyên liệu ngon thì làm sao bán được, tìm được nguyên liệu ưng ý tôi mới bán chứ không bán đại được”, bà chủ tâm sự.

Thời điểm đó, phía trước đường Nguyễn Văn Lịch là rào chắn kín mít nên dù bán lại được bà cũng đành “bó tay” vì khách không thể vào mua. Đến ngày 1.10, khi TP.HCM bắt đầu nới lỏng cũng là ngày bà mừng rỡ trở lại với công việc vì chợ mở, rào chắn gỡ bỏ.

Có khách mua một lần 25 phần

2 ngày đầu mở bán, khách lạ, khách quen hàng dài đứng trước quán của bà để mua, bà chủ cùng các nhân viên làm “không kịp thở” dù đã đoán trước là có nhiều khách. Để đảm bảo giãn cách, chủ quán cho biết chỉ nhận một lượng khách nhất định.

Hiện tại, lượng khách đến quán đã ổn định. Có khách mua 25 phần mang đi

CAO AN BIÊN

Theo bà Liên, hầu hết khách đến mua trong ngày đầu đều gọi 7 – 8 phần mang về, thậm chí có người mua tận 25 phần. Thấy nhiều người mua với số lượng lớn trong khi những nguyên liệu ngày đầu hạn chế, bà cũng khuyên khách nên mua giảm xuống để người đến sau cũng có phần.

“Giãn cách quá lâu nên người ta thèm nhiều món, tôi cũng nghĩ là khách sẽ nhớ và tìm tới quán của mình nhiều. Mấy bữa đầu tôi bán buổi sáng là hết sạch, chừng 120 phần/ngày. Sau đó lượng khách bắt đầu ổn định hơn, tôi bán đều đặn chứ giờ nghỉ lâu có ai làm ra nhiều tiền đâu mà mua hoài”, bà tâm sự.

Quán bà Liên nổi tiếng là quán “hủ tiếu mì đắt nhất Thủ Đức” vì phần hủ tiếu cao nhất từng có giá 120.000 đồng/tô

CAO AN BIÊN

Quán được khách gắn bó vì sạch sẽ, món ăn ngon và bà chủ vui tính

CAO AN BIÊN

Quán ăn của bà Liên nổi tiếng là “quán hủ tiếu mì đắt nhất Thủ Đức” vì có thời điểm bà bán cho khách một tô hủ tiếu với giá 120.000 đồng, tô bình thường cũng dao động từ 50.000 đồng – 70.000 đồng tùy nhu cầu. Tuy nhiên, mùa dịch bà không tăng giá, không giảm khẩu phần dù giá nguyên liệu mua vào có tăng so với trước kia. Bà cũng bán thêm những phần ăn bình dân cho khách.

“Bình thường mới”, bà Liên cho biết mình chỉ bán được 50% so với trước dịch, tuy nhiên được trở lại với công việc đã gắn bó với bà hơn nửa đời người cũng đã là niềm vui lớn. Như một thói quen khó bỏ khi đứng bán, bà trang điểm kỹ càng, mỗi ngày mặc một bộ bà ba trong tủ đồ hơn 30 bộ của mình cũng góp phần tạo nên đặc trưng cho quán ăn này. Bà chủ hy vọng thời gian tới Sài Gòn sẽ sớm trở lại như ngày trước.

Ghiền hủ tiếu bà Liên

Sáng nay, khách ghé quán bà Liên đa phần là những “mối ruột” suốt mấy chục năm, nhiều người còn sống gần nhà vì ghiền hương vị hủ tiếu của bà nên ngày nào cũng ghé. Hơn 30 phút có mặt tại quán, chúng tôi bất ngờ vì nhiều người cầm sẵn tô đến đến mua như một thói quen thường nhật.

– Bà Liên ơi cho tôi 1 tô hủ tiếu mì đầy đủ như cũ!

– Ok! 30 giây!

– Lát mang qua nhà luôn nha!

– Ừ chị về đi!

Khách quen mang sẵn tô tới mua

CAO AN BIÊN

Bà Tiên là khách ruột của quán hơn 15 năm nay

CAO AN BIÊN

Bà Hà Thị Phượng (60 tuổi) sáng sớm đã cầm một cái tô lớn để ở cái bàn trước quán rồi gọi món. Vì nhà sát quán ăn này nên từ ngày mở lại, hầu như ngày nào bà Phượng cũng cầm sẵn tô qua để mua rồi nhờ nhân viên quán mang qua tận nhà. Là khách quen của quán bà Liên mấy chục năm nay, bà Phượng nói mình bị “ghiền” cái hương vị nước dùng, từ hủ tiếu mì, mì, bánh canh, món nào bà cũng thích. Mỗi ngày, bà ăn một món.

“Lúc bả nghỉ bán thì thèm thôi rồi, vậy nên mấy ngày nay ngày nào cũng mang tô qua đây. Hết dịch ngồi ăn tại chỗ nói chuyện với bà ấy luôn thì vui”, bà Phượng cười.

Dù chi phí có tăng, bà chủ quyết không tăng giá vì thương khách

CAO AN BIÊN

Lát sau, bà Lê Thị Thủy Tiên (57 tuổi) cũng đi từ xa lại quán với chiếc tô trên tay. Bà cũng mua một phần mì về nhà để ăn sáng vì ăn ở đây hơn 15 năm cũng đã quen rồi, không bỏ được.

Bà Tiên cho biết giá cả ở đây không phải quá rẻ nhưng chất lượng món ăn thì không bàn cãi và “muốn mua giá nào bà chủ chiều giá đó”, do vậy mà quán hủ tiếu mì này còn mở là bà còn mua. Cứ như vậy, từng lượt khách cứ đến rồi đi mang theo những phần hủ tiếu ở quán bà Liên đến cơ quan, về nhà những ngày TP.HCM “bình thường mới”.



Source link

Cùng chủ đề

Nhớ tiệm hủ tiếu cô Chánh trong khu Chợ Cũ Tôn Thất Đạm, 50 năm vẫn đậm chất retro

Ghé ăn hủ tiếu của cô Chánh trong khu Chợ Cũ đường Tôn Thất Đạm, quận 1, TP.HCM, bỗng nhớ lại ký ức thuở ấu thơ khi được mẹ nắm tay dẫn đi chợ, rồi lần qua từng sạp hàng để tìm cho ra một bữa sáng đậm vị Sài Gòn. ...

Ốc Thanh Vân mặc áo bà ba, khoe nhan sắc trẻ trung ở tuổi 40

Vốn nổi tiếng với vai trò nhà thiết kế áo dài song Đặng Trọng Minh Châu không ngại...

Vì sao nông dân trồng mía đường ở Ninh Thuận lại muốn vào hợp tác xã nông nghiệp?

Những vụ mùa "được mùa mất giá" ở Ninh ThuậnQuảng Sơn là xã thuần nông ở huyện miền núi Ninh Sơn (Ninh Thuận), được xem là thủ phủ cây mía và cây mì ở tỉnh Ninh Thuận với tổng diện tích gần 3000ha, chiếm hơn 60%...

Những món ăn đặc sản không thể bỏ qua tại Măng Đen

Gà nướng cơm lam Gà nướng cơm lam là món đặc sản không thể bỏ lỡ khi đến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thông điệp của hòa bình, hợp tác và phát triển

Sáng 19.12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế VN 2024. Dự khai mạc có Thủ tướng Phạm Minh Chính; Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hoà Bình; đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, cùng nhiều lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư và khách quốc tế. VN thấu hiểu và trân trọng giá trị của tình hữu nghị,...

Ông Yoon Suk Yeol bác bỏ cáo buộc nổi loạn

Theo Reuters, luật sư biện hộ Seok Dong-hyeon hôm qua khẳng định Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol không phạm tội nổi loạn khi ban bố thiết quân luật vào hôm 3.12. ...

Bài đọc nhiều

Gạo Việt đạt giải ngon nhất thế giới năm 2023

Gạo ST25, thương hiệu Gạo ông Cua của Việt Nam, đạt giải nhất tại Hội thi gạo ngon nhất thế giới lần thứ 15, tổ chức ở Philippines năm nay. Đây là lần thứ hai gạo ST25 đăng quang ngôi vương gạo ngon nhất thế giới tại hội thi danh giá này. Lần đầu tiên là năm 2019. Cuộc thi năm nay có sự tham gia của hơn 10 quốc gia và 30 mẫu gạo được gửi đến. Giải nhì đợt...

Chú ơi, thế sang năm chú có quay lại đây nấu phở tiếp không?

Anh Nguyễn Tiến Hải, chủ thương hiệu Phở S, một trong ba 'nhà phở' mang Phở yêu thương đến với Làng Nủ và bà con xã Phúc Khánh, Bảo Yên, Lào Cai - đúng Ngày của phở 12-12 vừa qua. Anh Hải đã viết những cảm xúc của mình khi trở về... ...

Món ốc nhồi ống nứa thơm ngon nức tiếng ở xứ Thanh

Anh Bùi Xuân Bình (SN 1987) là một trong những người chế biến món ốc nhồi ống nứa ở thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa. Trước đây anh Bình chuyên nuôi ốc nhồi thương phẩm. Nhận thấy việc chỉ bán ốc như thế này không mang lại kinh tế cao, anh đã nảy ra ý tưởng chế biến ốc nhồi ống nứa để cung cấp cho các cửa hàng thực phẩm sạch. Món ốc nhồi ống...

Món ăn trường thọ, siêu thực phẩm Nhật dùng mỗi ngày được chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ

Vì sao natto là siêu thực phẩm trường thọ của người Nhật? Michiko Tomioka là chuyên gia tuổi thọ, nhà dinh...

Cùng chuyên mục

Flavors Awards 2024 vinh danh những cái tên nổi bật trong ngành F&B Việt Nam

Lễ trao giải Flavors Awards 2024 vinh danh những doanh nghiệp, dịch vụ xuất sắc trong ngành ẩm thực và đồ uống (F&B) Việt Nam, hướng tới nâng cao vị thế của Việt Nam trên “bản đồ” ẩm thực thế giới. Vào ngày 14/12, lễ trao giải Flavors Awards do Vietcetera và Mastercard phối hợp tổ chức đã diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM). Lễ trao giải nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện thường niên Flavors...

Loại rau “nhân sâm” báu vật sức khỏe, chớ bỏ lỡ trong mùa đông này

Trong số rất nhiều nguyên liệu bồi bổ sức khỏe mùa đông có một báu vật được mệnh danh là "nhân sâm của các loại rau". Nó có mùi thơm nhẹ, vị giòn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và kích thích cảm giác thèm ăn. ...

Đặc sản Hải Phòng vẻ ngoài giống cát, khách nhìn dè chừng ăn lại khen ngon

Dù vẻ ngoài kém hấp dẫn và cần nhiều công sức, thời gian để sơ chế nhưng ruốc sông vẫn được xem như đặc sản hút khách ở Hải Phòng và một vài địa phương lân cận. Con ruốc (hay ruốc sông) là động vật giáp xác có kích thước nhỏ xíu như hạt cát, được tìm thấy nhiều ở khu vực bãi triều ven sông nước lợ thuộc Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương, song phổ biến hơn cả...

Mới nhất

Việt Nam lên tiếng việc công dân bị sát hại ở Singapore

(Dân trí) - Một công dân Việt Nam đã bị tấn công và tử vong tại Singapore, cơ quan chức năng nước sở tại đã bắt giữ hung thủ và tiến hành xét xử theo quy định, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Chiều 19/12, tại cuộc họp báo Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã...

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu...

Bài học từ “cuộc cách mạng” sắp xếp bộ máy chưa từng có tiền lệ

(Dân trí) - Dù không phải lần đầu tiên sắp xếp bộ máy, song với quy mô và quyết tâm "cách mạng" lần này, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị tin vào sự đồng thuận và hiệu quả của chủ trương tinh gọn. Cùng với việc chỉ ra những bất cập trong bộ máy cồng kềnh, nhiều...

Gần 200 quân nhân các nước ASEAN diễu hành qua đường phố Hà Nội

Gần 200 quân nhân thuộc Quân đội Hoàng gia Campuchia, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, Quân đội nhân dân Lào, Quân đội Malaysia, Lục quân Myanmar đã có màn diễu hành qua các đường phố Hà Nội ngay trong tối ngày 19/12.

Mưu sinh trong cái lạnh tê tái tại một ngôi chợ đầu mối ở Hà Nội

Giữa trời lạnh tê tái, người lao động tại chợ cá Yên Sở (quận Hoàng Mai) vẫn phải ngâm mình trong nước lạnh, tay trần bắt cá, khiêng đá lạnh để mưu sinh. Họ kiên cường bám trụ, vượt...

Mới nhất