Trang chủVăn hóa - Xã hộiDi sảnKhắc phục xuống cấp, bảo tồn tối đa hiện trạng tự nhiên

Khắc phục xuống cấp, bảo tồn tối đa hiện trạng tự nhiên


VHO – Trước thực trạng xuống cấp và yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị gắn với phát triển du lịch, tại hội thảo mới diễn ra, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị cụm di tích chùa Trầm – chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

Khắc phục xuống cấp, bảo tồn tối đa hiện trạng tự nhiên - ảnh 1
Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Trăm Gian

Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian” do UBND huyện Chương Mỹ phối hợp với Sở VHTT Hà Nội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và Hội đồng di sản văn hóa quốc gia tổ chức. Khẳng định những giá trị đặc biệt của cụm di tích, nhiều nhà khoa học thẳng thắn cho rằng, việc chưa khai thác được giá trị của di tích chùa Trầm, chùa Trăm Gian là đã lãng phí một tài nguyên giá trị. Do ảnh hưởng của thời gian và các yếu tố lịch sử, cụm di tích hiện trong tình trạng xuống cấp. Nhà nghiên cứu lịch sử Lê Văn Lan nhấn mạnh, cần khẩn trương tiến hành việc chỉnh trang, khắc phục bước đầu tình trạng xuống cấp tại cụm di tích này.

PGS.TS Đặng Văn Bài nêu: “Trải qua nhiều biến động lịch sử, hiện trạng cụm di tích không còn nguyên vẹn như lúc mới khởi dựng hay ở thời điểm hoàn chỉnh nhất. Yêu cầu bức thiết nhất đặt ra là phải có chương trình nghiên cứu sâu hơn nữa để nhận diện rõ các mặt giá trị tiêu biểu của di tích, đồng thời tạo cơ sở diễn giải di tích thông qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng như ứng dụng thành tựu kỹ thuật hiện đại để người dân địa phương và du khách tiếp thu những thông điệp văn hóa của cha ông”. Nhìn từ góc độ bảo tồn gắn với phát triển du lịch, ông Bài lưu ý về giá trị di sản văn hóa Phật giáo gắn với du lịch tâm linh ở cụm di tích chùa Trăm Gian – chùa Trầm. “Đối tượng khai thác trong du lịch tâm linh là đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ… Cụm di tích chùa Trăm Gian – chùa Trầm là trường hợp thật tiêu biểu”, ông nói.

Khẳng định cụm di tích chùa Trăm Gian – chùa Trầm xứng đáng được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, cũng theo ông Bài, nếu xét về mặt du lịch, dù hàm chứa các mặt giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học hay kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu đến đâu thì cụm di tích này cũng chỉ tồn tại dưới dạng tài nguyên du lịch. Vì vậy, muốn có được các sản phẩm du lịch, các tour du lịch có chất lượng, trước hết phải có quy hoạch hoặc dự án tổng thể bảo tồn các yếu tố gốc cấu thành giá trị của cụm di tích chùa Trăm Gian – chùa Trầm. “Các dự án bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững và phải lấy nguyện vọng, nhu cầu của người dân địa phương, du khách làm điểm xuất phát. Di sản văn hóa phải được bảo vệ và chỉ được bảo vệ khi chúng ta biết dựa hẳn vào cộng đồng, tin vào cộng đồng và phát huy được sức mạnh của cộng đồng cư dân địa phương cũng như các vị sư đang trụ trì ở cụm di tích”, Phó Chủ tịch Hội đồng di sản văn hóa quốc gia lưu ý thêm.

Nhìn từ góc độ bảo vệ những báu vật trong các ngôi cổ tự, TS Phạm Quốc Quân nhấn mạnh, những báu vật trong hai ngôi chùa Trăm Gian và chùa Trầm, cùng với chùa Thầy (huyện Quốc Oai) và chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất) đã góp phần tạo nên một “tứ đại danh thắng” của xứ Đoài, từ lâu đi vào văn liệu của lịch sử Phật giáo, của kiến trúc nghệ thuật Việt Nam, với tư cách là những quốc tự, sánh vai với chùa Một Cột, Kim Liên, Phật Tích, Đọi Sơn và nhiều ngôi cổ tự khác của thời hoàng kim Đại Việt. Tuy nhiên, ông Quân băn khoăn, dù có những giá trị đặc biệt nhưng cả hai ngôi chùa đều chưa thật sự được khai thác triệt để để trở thành điểm đến đối với du khách, tạo nên một trong những sức mạnh của nền công nghiệp văn hóa. Hội thảo một lần nữa đánh giá lại giá trị toàn diện của hai di tích, để bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp thực tế, đảm bảo được yêu cầu khoa học và pháp lý, nhằm mục đích sau tu bổ, tôn tạo, cụm di tích phát huy hiệu quả tích cực hơn. Đó là cách làm bài bản, cần có.

“Câu chuyện bảo quản những báu vật ở những ngôi cổ tự trong cụm di tích chùa Trầm và chùa Trăm Gian, không có quá nhiều nguy cơ để báo động. Tuy nhiên, những tượng Phật, tượng thần, tượng thánh, tượng mẫu… đã từng bị xâm hại bởi những lớp sơn mới bị che phủ, làm mất đi tinh thần, hồn cốt và giá trị nguyên gốc của báu vật, cần được lưu tâm”, TS Phạm Quốc Quân cho biết và nhấn mạnh, muốn trả lại lớp sơn nguyên gốc của pho tượng trên mái của một lâu đài thế kỷ 17, chỉ cao có 70cm, mất tới hàng trăm ngàn đô la, giá cả vào thời điểm năm 1995. Vị chuyên gia bày tỏ, ông vô cùng băn khoăn về những tấm phù điêu La Hán và Thập điện đã bị nứt nẻ và bong tróc lớp sơn ta, cần có một dự án được lồng ghép trong dự án tổng thể “Tu bổ, tôn tạo cụm di tích chùa Trầm – chùa Trăm Gian” sẽ được thực hiện trong tương lai. Đó cũng là mong muốn lồng ghép để có một dự án khôi phục lại bệ đá đất nung ở chùa Trăm Gian, nhằm đảm bảo tính khách quan và khoa học.

Theo PGS.TS Nguyễn Công Việt, cần cố gắng bảo tồn hiện trạng tự nhiên, không cho phép việc phá núi đồi, đất đai, lấp ao hồ để xây dựng trong phạm vi quy định và dự kiến quy hoạch. Việc tu sửa, nâng cấp về kiến trúc xây dựng cũng như tượng thờ, hiện vật cần được tuân thủ theo quy định chung. Bên cạnh đó, cần tăng cường tuyên truyền quảng bá giá trị di sản văn hóa chùa Trầm và chùa Trăm Gian, đáp ứng nhu cầu văn hóa du lịch. 



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/khac-phuc-xuong-cap-bao-ton-toi-da-hien-trang-tu-nhien-104704.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bình Định đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia”

VHO - Ngày 12.9, tại Trường Tiểu học số 1 Cát Tường, Sơt VHTT Bình Định phối hợp với UBND huyện Phù Cát tổ chức Lễ đón bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia”. Phát biểu tại buổi lễ, ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, nón ngựa Phú Gia từ lâu đã là một trong những sản phẩm thủ công truyền thống nổi...

Bảo tồn, quản lý công viên địa chất với chính sách phát triển bền vững

VHO - Sáng 12.9, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Cao Bằng đã diễn ra Lễ khai mạc Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Hội nghị tập trung thảo luận, làm rõ một số hướng hợp tác mới.Theo đó, cần xác định cách tiếp cận tổng thể để thống nhất...

Phối hợp quản lý, khai thác, phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan

VHO - Ngày 10.9, UBND TP Đà Nẵng phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế họp bàn công tác quản lý, khai thác, phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan. Tại buổi họp, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: Phải có sự phối hợp giữa hai địa phương để có cách quản lý khai thác di tích Hải Vân Quan một cách tốt nhất, trên quan...

Trưng bày mô hình bảo vật quốc gia và cổ vật văn hóa Óc Eo trên vùng đất Thoại Sơn

VHO - Ban quản lý Di tích Văn hoá Óc Eo (tỉnh An Giang) thực hiện không gian trưng bày văn hóa Óc Eo - Phù Nam với chủ đề: “Văn hóa Óc Eo trên vùng đất Thoại Sơn”. Trưng bày là hoạt động trong khuôn khổ Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thoại Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023 và kỷ niệm 45 năm Ngày tái lập...

Lấy con người làm trọng tâm bảo tồn

VHO - Liên hoan Văn hóa cồng chiêng lần thứ 3 vừa kết thúc với thông điệp kêu gọi mọi người quan tâm đến đời sống những nghệ nhân. Ông Lại Đức Đại, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Đắk Lắk khẳng định, đây là tiêu chí quan trọng trong công tác bảo tồn văn hóa di sản Tây Nguyên. Ngành Văn hóa Đắk Lắk thông tin, Liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ 3 diễn ra vừa qua...

Bài đọc nhiều

Hà Nội tập trung nguồn lực bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể

Kế hoạch nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong cán bộ, nhân dân; nhằm huy động nguồn lực cộng đồng trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Thành phố yêu cầu ngành văn hóa phối hợp chặt chẽ các đơn vị, địa phương, cộng đồng thực hành di sản trong việc triển khai các giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Hà Nội Và Những Ngôi Chùa Cổ: Hành Trình Giữ Gìn Và Phục Hồi Di Sản Kiến Trúc

Mỗi lần nhắc đến Hà Nội, người ta không thể quên hình ảnh những ngôi chùa cổ kính, ẩn mình giữa nhịp sống đô thị nhộn nhịp nhưng vẫn mang một nét tĩnh lặng, trầm mặc. Những ngôi chùa ấy, qua hàng thế kỷ dù xã hội hiện đại đã có nhiều đổi thay, nhịp sống thời đại đã thấm đượm vào từng hàng cây con phố nhưng những giá trị tâm linh của những ngôi chùa đã trở...

Đi tìm đô thị-cảng thị cổ trong lòng đất

Báo cáo của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam về kết quả đề án khảo cổ học văn hóa Óc Eo, do PGS, TS Bùi Minh Trí thực hiện cho thấy những phát hiện hết sức giá trị và đầy ắp thông tin thú vị. Di chỉ khảo cổ học quy mô lớn với thời gian khai quật dài hơi Là nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng ở Nam Bộ, khu di tích khảo...

Lần đầu du lịch Mexico, du khách chớ bỏ qua các điểm sau

Thác nước HorsetailThác nước Horsetail (Cola de Caballo) là một kiệt tác tự nhiên hùng vĩ tại Mexico,...

Hà Nội chuẩn bị ban hành chính sách đãi ngộ nghệ nhân

Sáng 31/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Tọa đàm xây dựng chính sách hỗ trợ, đãi ngộ nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể. Hiện Hà Nội có 1.793 di sản văn hóa phi vật thể, đứng đầu cả nước về số lượng. Di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội gồm nhiều loại hình phong phú, đặc sắc: lễ hội truyền thống, diễn xướng dân...

Cùng chuyên mục

Độc đáo lễ cưới người Ba Na

Là người phụ trách đoàn nghệ nhân người Ba Na, anh Đinh Mỡi, hiện đang công tác tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện K’Bang cho biết, lễ cưới là sự kiện quan trọng của người Ba Na, có sự chứng kiến, công nhận của cả cộng đồng, và những người quan trọng trong làng, trong gia đình. Anh Đinh Mỡi cho biết, trai gái người Ba Na đến tuổi tìm hiểu nhau...

Hà Nội Và Những Ngôi Chùa Cổ: Hành Trình Giữ Gìn Và Phục Hồi Di Sản Kiến Trúc

Mỗi lần nhắc đến Hà Nội, người ta không thể quên hình ảnh những ngôi chùa cổ kính, ẩn mình giữa nhịp sống đô thị nhộn nhịp nhưng vẫn mang một nét tĩnh lặng, trầm mặc. Những ngôi chùa ấy, qua hàng thế kỷ dù xã hội hiện đại đã có nhiều đổi thay, nhịp sống thời đại đã thấm đượm vào từng hàng cây con phố nhưng những giá trị tâm linh của những ngôi chùa đã trở...

Dâng hương tưởng niệm Đệ Tam Tổ Trúc Lâm – Huyền Quang tôn giả

Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, thi đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Ất Hợi (1275). Đương thời, Huyền Quang cùng với Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đi đến mọi miền đất nước để thuyết pháp, giảng kinh và trở thành vị tổ thứ ba của thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Những năm tháng cuối đời, ông về trụ trì tại chùa Côn Sơn, hoằng dương Phật pháp, dựng Cửu Phẩm...

Mùa đông nơi thành thị với lớp phủ ‘ướt át’ qua những mảng màu xám, đen…

Bảng màu của BST lần này vẫn gồm màu vàng biểu tượng của thương hiệu, kết hợp cùng...

Người nói ngôn ngữ cổ Yamana cuối cùng ở Chile qua đời do Covid-19

Theo đó, cụ Cristina Calderon, đại diện cuối cùng của cộng đồng Yagan thông thạo ngôn ngữ Yamana vừa qua đời vì Covid-19 hồi giữa tuần này, thọ 93 tuổi. Trong ngôi nhà đơn sơ ở Villa Ukika, thị trấn lâu đời do người Yagan khai phá và sáng lập nên ở cực nam xa xôi của Chile, cụ Calderon từng kiếm sống bằng nghề bán tất dệt kim, đồng thời nắm giữ vai trò người đại...

Mới nhất

Người dân lại chật vật nhích từng mét trên đường giữa cơn mưa lớn giờ tan tầm

TPO - Cơn mưa lớn vào giờ cao điểm chiều nay (16/9) khiến nhiều tuyến đường Hà Nội tắc cứng, người dân chật vật tìm đường về nhà. VIDEO: Giao thông Hà Nội chiều tối 16/9. ...

Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Ông A Nhen (dân tộc Ba Na), già làng thôn Đăk Tiêng K’Lah, xã Đăk La, huyện Đăk Hà chia sẻ: Trước đây, đời sống của đồng bào DTTS hết sức khó khăn. Với sự quan tâm, đầu tư toàn diện của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Đăk...

Đầu tư 140 tỷ đồng nâng cấp đường giao thông tại thị xã Bình Minh

Vĩnh Long: Đầu tư 140 tỷ đồng nâng cấp đường giao thông tại thị xã Bình MinhNgày 12/9, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Quyết định số 1786/QĐ-UBND phê duyệt Dự án nâng cấp, mở rộng đường Phan Văn Năm (đoạn từ đường 3 tháng 2 đến đường Nguyễn Văn Thảnh) phường Cái Vồn, thị xã Bình Minh. ...

Dự án tiêu chuẩn xanh kiến tạo phong cách sống “Wellness

Dự án tiêu chuẩn xanh kiến tạo phong cách sống “Wellness - Smart” giữa lòng Thủ đôNhu cầu về môi trường sống gần gũi với thiên nhiên đi cùng tiện ích, dịch vụ đa dạng, khép kín đang trở thành một xu thế. Hội tụ những tiêu chí của phân khúc bất động sản “Wellness - Smart”, The...

Bài viết của Tổng Bí thư về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo

Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Ngày 16/9, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư...

Mới nhất