Trang chủNewsThời sựKhắc phục những bất cập trong quản lý an toàn thực phẩm

Khắc phục những bất cập trong quản lý an toàn thực phẩm

Tiếp tục Chương trình làm việc, sáng 30/5, Quốc hội nghe Tờ trình và thảo luận tại Hội trường về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Chú thích ảnh

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Lập pháp chủ động, không ngừng sáng tạo

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Bối cảnh tình hình năm 2023 và các tháng đầu năm 2024 có các yếu tố thuận lợi và thách thức đan xen tác động đến công tác lập và thực hiện Chương trình. Sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát, kinh tế – xã hội từng bước phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn do hậu quả của dịch bệnh cũng như tác động bởi diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực.

Trong bối cảnh đó, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ cùng các cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị tiếp tục kế thừa, phát huy những thành quả, kinh nghiệm đã tích lũy, với tinh thần “lập pháp chủ động”, không ngừng nỗ lực, sáng tạo, quyết liệt, có nhiều cải tiến, đổi mới để khắc phục khó khăn, hoàn thành chương trình đề ra đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.

Về việc điều chỉnh Chương trình năm 2024 theo thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết sẽ bổ sung 8 dự án luật, bao gồm: Luật Điện lực (sửa đổi); Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Luật Nhà giáo; Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân vào Chương trình, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 và thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

Bổ sung 2 dự án Pháp lệnh: Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với phạm vi điều chỉnh như Chính phủ trình là toàn diện các vấn đề liên quan đến quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với tính chất là công trình đặc biệt quan trọng về an ninh quốc gia, đồng thời là di tích lịch sử – văn hóa đặc biệt quan trọng trong Cụm di tích Lịch sử – Văn hoá Ba Đình; Pháp lệnh Chi phí tố tụng với phạm vi điều chỉnh bao gồm chi phí tố tụng hình sự, chi phí tố tụng dân sự, chi phí tố tụng hành chính và chi phí tố tụng cho Hội thẩm.

Về Chương trình năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 đối với 12 dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Chuyển đổi giới tính; Luật Việc làm (sửa đổi); Luật Hóa chất (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật Điện lực (sửa đổi); Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Luật Nhà giáo; Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; đồng thời, trình Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình tại một kỳ họp dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2026, điều chỉnh Chương trình năm 2025 (nếu có).

Trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 đối với 10 dự án luật, bao gồm: Luật Cấp, thoát nước; Luật Quản lý phát triển đô thị; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Dẫn độ; Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Luật Tương trợ tư pháp về dân sự; Luật Tương trợ tư pháp về hình sự; Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi); Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và Luật Đường sắt (sửa đổi) như tiến độ do Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề xuất.

Khắc phục những bất cập trong quản lý an toàn thực phẩm

Góp ý về chương trình xây dựng pháp luật năm 2025, đại biểu Trần Thị Thanh Lam (Bến Tre) cho biết, Quốc hội khóa XIV đã có giám sát tối cao việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016. Qua giám sát đã nhận diện nhiều tồn tại, hạn chế và có đề xuất 3 nhóm giải pháp khắc phục cũng như có nhiều kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, và 3 Bộ chủ quản (Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương trong tổ chức thực hiện tốt chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm

Theo đại biểu, báo cáo của Chính phủ 4 tháng đầu năm 2024 cho thấy cả nước có 24 vụ với 835 người ngộ độc thực phẩm, 3 người chết và chưa có dấu hiệu dừng lại trong thời gian gần đây. Có thể nói, công tác quản lý an toàn thực phẩm hiện nay mới được quản lý trên ngọn, chưa quản lý nội dung này từ gốc, tức là khi xảy ra hậu quả các ngành chức năng mới vào cuộc. Trong công nghiệp, công tác quản lý thành phẩm tương đối thuận lợi hơn, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét điều chỉnh, nhất là trong quy trình đăng ký, kiểm tra, giám sát sản phẩm, bảo quản…

Đại biểu cho rằng, việc khó khăn trong khâu quản lý trong hoạt động sản xuất nông nghiệp xuất phát từ đặc thù nông nghiệp nước ta tự sản tự tiêu là chính, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ. Vì vậy nên chăng cần có chính sách khuyến khích đầu tư để đảm bảo sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nhiều vấn đề cần có giải pháp để tháo gỡ.

Xuất phát từ nhiều vấn đề đặt ra cần phải khắc phục hạn chế bất cập trong quản lý an toàn thực phẩm hiện nay phù hợp tình hình thực tế, đại biểu đề nghị đưa Luật An toàn thực phẩm bổ sung vào chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2025.

Chú thích ảnh

Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An Thái Thị An Chung phát biểu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Theo đại biểu Thái Thị An Chung (Nghệ An), mới đây, Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Ủy ban Xã hội của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc là nung nóng nhằm nhận diện tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, đánh giá thực trạng mua bán, sử dụng cũng như công tác quản lý nhà nước về phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.

Qua phiên giải trình cho thấy một nghịch lý là tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại Việt Nam ngày càng tăng, nhất là trong giới trẻ. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tỷ lệ sử dụng thuốc là điện tử trong học sinh năm 2023 từ nhóm tuổi 13 -17 đã tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm, ở nhóm tuổi 13-15 đã tăng từ 3,5% năm 2022 lên 8%. Tuy nhiên, phản ứng chính sách của chúng ta lại rất chậm. Bộ Y tế cho rằng khó khăn, vướng mắc hiện nay là Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 chưa điều chỉnh các loại thuốc lá mới xuất hiện sau khi luật ban hành cho nên thiếu một cơ chế pháp lý nhận diện và quản lý. Tuy nhiên, trong dự thảo chương trình trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2024 trình Kỳ họp thứ 7 vẫn thấy thiếu vắng dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.

“Vì tương lai của thế hệ trẻ, một lần nữa tôi kính mong Chính phủ, Bộ Y tế sớm trình Quốc hội bổ sung vào chương trình xây dựng luật năm 2025 dự án luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và có thể áp dụng quy trình thủ tục rút gọn xem xét, thông qua tại 1 kỳ họp”, đại biểu nêu ý kiến.

Đỗ Bình (TTXVN)
Nguồn:  https://baotintuc.vn/thoi-su/khac-phuc-nhung-bat-cap-trong-quan-ly-an-toan-thuc-pham-20240530121732128.htm

Cùng chủ đề

Ngăn các mối nguy mất an toàn thực phẩm đe dọa sức khỏe người dân

Trung tâm Đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm vừa được thành lập. Đây là bước đi có tính chiến lược và kịp thời trong đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân theo hướng quản lý dựa trên nguy cơ. Ngăn các mối nguy mất an toàn thực phẩm đe dọa sức khỏe người dânTrung tâm Đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm vừa được thành lập. Đây là bước đi có tính chiến...

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

TS. Thái Doãn Hoàng Cầu cho rằng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đáp ứng các mục đích, mục tiêu và quan điểm xây dựng luật của Đảng, Nhà nước đề ra. Là một chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, TS. Thái Doãn Hoàng Cầu (tiến sĩ về hành vi kinh tế trong thị trường điện và có hơn 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu về thị trường điện Australia) cho rằng, Luật...

Phát hiện 2 chất cấm trong viên uống giảm cân cấp tốc Tigi Max Plus

Kết quả kiểm nghiệm phát hiện trong viên uống giảm cân cấp tốc Tigi Max Plus có 2 chất cấm là sibutramine và phenolphtalein. Ngày 2-11, Cục An toàn thực phẩm phát cảnh báo về sản phẩm chứa chất cấm gây hại đến sức...

Bữa ăn bán trú cần an toàn nhưng mua thực phẩm giá ‘trên trời’ là không hợp lý

Nhiều bạn đọc bày tỏ ý kiến trái chiều về việc Trường mầm non 14 (quận Tân Bình, TP.HCM) mua thực phẩm giá cao hơn siêu thị. Như Tuổi Trẻ thông tin qua bài viết Trường mua thực phẩm với giá 'trên trời', cho...

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, năm 2024, không phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm đối với nho sữa Trung Quốc nhập khẩu. Trước thông tin nho sữa Trung Quốc bị phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở Thái Lan, nhiều ý kiến lo ngại, nho sữa từ Trung Quốc cũng có dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kỷ nguyên mới: Định hướng chiến lược về cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng chiến lược về cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng. Tổng Bí thư khẳng định: Yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Quốc

Theo đặc phái viên TTXVN, tối 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Trung Quốc dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị cấp cao Hợp tác...

Thúc đẩy các nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin của chuyển đổi số quốc gia

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 469/TB-VPCP ngày 15/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại cuộc làm việc với Tổ công tác triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình giao...

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Dữ liệu

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 8/11, buổi sáng Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án Luật Dữ liệu. Buổi chiều, các đại biểu thảo luận ở tổ về Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Buổi sáng 8/11, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án...
23:44:38

Bên lề Quốc hội: Cần thời gian chuẩn bị xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam

Chiều 7/11, Quốc hội cho phép điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó bổ sung việc trình chiếu video clip về Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam để phục vụ Quốc hội thảo luận về nội dung này. Bên lề Quốc hội, một số đại biểu chia sẻ quan điểm về tính khả thi và hiệu quả khi triển khai dự án. Video Đại biểu Lê Hoàng Anh, Đoàn...

Bài đọc nhiều

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

VietinBank – Ngân hàng giảm khí thải CO2 hiệu quả thông qua dịch vụ GoGreen Plus

Ngày 7/11/2024 tại Hà Nội, DHL Express Việt Nam tổ chức Lễ trao Chứng nhận “Ngân hàng giảm khí thải CO2 hiệu quả tại Việt Nam thông qua dịch vụ GoGreen Plus” cho VietinBank. Chứng nhận thể hiện nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của VietinBank trong việc giảm thiểu khí thải carbon và phát triển bền vững. VietinBank được đánh giá là ngân hàng Việt Nam dẫn đầu trong nỗ lực giảm khí thải carbon thông qua việc...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Gen Z gợi ý những góc check-in đẹp tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

(Dân trí) - Từ kiến trúc hiện đại bên ngoài đến không gian trưng bày ấn tượng phía trong, giới trẻ có nhiều góc chụp ảnh để cho ra đời những tấm hình ưng ý tại điểm check-in hot nhất lúc này. Vừa mở cửa đón khách tham quan từ đầu tháng 11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhanh chóng trở thành điểm đến thu hút giới trẻ. Mỗi ngày, có...

Trụ điện, cáp quang chằng chịt cản tiến độ cao tốc Khánh Hòa

Hàng loạt trụ điện, cáp quang nằm chằng chịt trên mặt bằng thi công cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột chưa được di dời khiến tiến độ dự án đang gặp khó. Trụ điện, trụ cáp quang cản tiến độ cao tốc Khánh Hòa -...

Đại Từ (Thái Nguyên) đẩy mạnh phong trào “chung tay vì người nghèo – không bỏ ai ở lại phía sau”

Với trách nhiệm, tình cảm và truyền thống “Thương người như thể thương thân” của dân tộc, các cấp ủy, chính quyền, nhân dân tỉnh huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm, chăm lo đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống thông qua việc thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo, đặc biệt là phong trào thi đua “ chung tay vì người nghèo - không để ai bị...

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chuyến thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới, có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt. Chủ tịch nước Lương Cường rời Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 (Ảnh: TTXVN). Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã...

‘Việt Nam thu hút làn sóng mới về đầu tư vào các ngành có giá trị cao’

Theo nhận định của Savills Việt Nam, với vị trí chiến lược, lực lượng lao động lớn và cơ sở hạ tầng đang ngày càng mở rộng, ngành công nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho quá trình tăng trưởng liên tục. Ngành công nghiệp và kỹ thuật số của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh, các dự án hạ tầng quy mô lớn...

Mới nhất

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024: “Giao lộ sáng tạo”

Lần đầu tiên, “Giao lộ sáng tạo” sẽ được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với hơn 100 hoạt động sáng tạo sôi nổi thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024...

Bitcoin liên tục phá đỉnh sau chiến thắng của ông Trump

(Dân trí) - Sau chiến thắng của ông Donald Trump, giá bitcoin liên tục tăng mạnh, phá vỡ các đỉnh lịch sử trước đó và đã áp sát mốc 77.000 USD. Giá bitcoin tiếp tục phá đỉnh và tăng lên mốc 76.850 USD. Hiện đồng tiền số được giao dịch ổn định quanh mốc hơn 76.000 USD/BTC. Theo dữ liệu từ CoinMarketCap,...

Nỗ lực nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe phục vụ người dân

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu nâng cao trải nghiệm sử dụng dịch vụ y tế cho người dân toàn quốc, hôm nay (8/11), Hệ thống Y tế MEDLATEC chính thức ký hợp tác...

Tin tức sáng 9-11: Bắt đầu giám sát thưởng Tết; Chủ Six Senses Ninh Vân Bay bị xử phạt về thuế

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét thí điểm cho mua bán vật chứng, tài sản ở các vụ án; Không đơn hàng 18 tháng, doanh nghiệp may trầy trật bán lô đất trăm tỉ; 'Nhập nhằng' về nhân...

Ông Trump lên nắm quyền, không có người hùng châu Âu nào có thể thay thế Mỹ, Ukraine là bên thua thiệt nhất

Trong bài viết đăng trên tờ Financial Times (FT), nhà khoa học chính trị người Mỹ Francis Fukuyama nhận định Ukraine sẽ bị thiệt hại nhiều hơn so với các nhân tố quốc tế khác khi ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump lên nắm quyền lãnh đạo Mỹ.

Mới nhất