Trang chủNewsThế giớiKhả năng NATO cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng...

Khả năng NATO cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí phương Tây

Trong bài phỏng vấn đăng tải trên The Economist ngày 24/5, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng các quy định sử dụng vũ khí phương Tây của tổ chức này nên được nới lỏng.

Xung quanh khả năng NATO cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tấn công Nga
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. (Nguồn: Anadolu)

Cụ thể, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg kêu gọi các nước đồng minh NATO cho phép Ukraine sử dụng vũ khí được các nước này cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Nga.

Điều này rõ ràng nhắm vào chính sách của Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc “kiểm soát những gì Ukraine có thể và không thể tấn công Nga bằng các hệ thống do Mỹ cung cấp”.

Cho phép Ukraine sử dụng vũ khí nhưng không trực tiếp tham gia xung đột?

Tổng thư ký NATO cho rằng đã đến lúc các đồng minh cân nhắc dỡ bỏ hạn chế đối với vũ khí viện trợ cho Ukraine. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nhiều cuộc giao tranh đang diễn ra ở Kharkov và việc Kiev không được sử dụng những vũ khí NATO viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga khiến Ukraine không thể phản công.

Nếu muốn tấn công các mục tiêu ở lãnh thổ Nga, Ukraine lâu nay phải phụ thuộc vào thiết bị bay không người lái (UAV) tự sản xuất trong nước, vốn hiệu quả rất hạn chế.

Phát biểu này của ông Stoltenberg đã gây nhiều tranh cãi trong các nước NATO do lo ngại rằng xung đột có thể lan rộng.

Một số nhà phân tích phương Tây chỉ ra rằng ngay khi bắt đầu xung đột Nga-Ukraine, Mỹ nhiều lần từ chối cung cấp vũ khí cho Kiev và chỉ nhượng bộ nhiều tháng sau đó.

Danh sách này gồm Hệ thống phóng tên lửa đa năng (HIMARS), xe tăng Abrams, máy bay chiến đấu F-16 và Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn (ATACMS).

Lý do Mỹ đưa ra là “muốn tránh gây phản ứng leo thang từ phía Nga”, đặc biệt là việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào tháng 5/2023 đề cập khả năng triển khai lực lượng NATO ở Ukraine, Nga đã tiến hành tập trận hạt nhân ở Belarus, động thái khiến Mỹ hết sức lo ngại.

Nhấn mạnh nhiệm vụ ngăn chặn xung đột Nga-Ukraine leo thang thành xung đột toàn diện giữa Nga và NATO ở châu Âu, Tổng thư ký NATO cũng vạch ra sự khác biệt giữa việc cung cấp vũ khí, huấn luyện và can dự quân sự.

Theo ông Stoltenberg, NATO cung cấp huấn luyện, vũ khí, đạn dược cho Ukraine, nhưng sẽ không trực tiếp tham gia từ lãnh thổ NATO vào các hoạt động chiến đấu ở Ukraine.

Khi được hỏi về ý tưởng NATO đóng quân ở Ukraine nếu được Kiev yêu cầu và được Tổng thống Pháp ủng hộ, ông Stoltenberg khẳng định rằng NATO không có ý định đưa bộ binh vào Ukraine để đảm bảo “không leo thang thành một cuộc xung đột toàn diện”.

Trong khi đó, sau khi đến Kiev ngày 14/5 và sau tuyên bố của Ngoại trưởng Anh David Cameron, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Ukraine được sử dụng tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh sản xuất để tấn công các mục tiêu ở Nga.

Động thái này được cho là sự mở đường của Washington về khả năng cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của Mỹ để tấn công các căn cứ quân sự và hệ thống tên lửa nằm trong lãnh thổ Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin gần đây cũng ám chỉ rằng máy bay Nga phóng “bom lượn” từ không phận Nga có thể là mục tiêu hợp pháp của tên lửa Mỹ. Tuy nhiên, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan luôn kêu gọi thận trọng.

Trước lợi thế bất đối xứng của Nga trên xung đột, ông Stoltenberg cho rằng Ukraine nên có quyền sử dụng vũ khí tầm xa của Mỹ. Tuy nhiên, ông Stoltenberg cũng phân biệt giữa việc cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu ở Nga bằng các hệ thống được tài trợ và sự tham gia trực tiếp của NATO vào cuộc xung đột.

Trước đó hôm 14/5, Tổng thư ký NATO tiền nhiệm Anders Fogh Rasmussen đã kêu gọi cho phép các nước NATO ở Đông Âu sử dụng hệ thống phòng không trên mặt đất để bắn hạ tên lửa và UAV của Nga hướng đến Ukraine. Ông Stoltenberg đã bác bỏ ý kiến này và khẳng định “NATO sẽ không tham gia vào cuộc xung đột”.

Xung quanh khả năng NATO cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tấn công Nga
Việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây cung cấp để tấn công bên trong lãnh thổ Nga có nguy cơ khiến xung đột lan rộng. Ảnh minh họa: Lính pháo binh Ukraine nạp đạn bên trong pháo tự hành 2S1 Gvozdika tại một vị trí dọc chiến tuyến, khu vực Donetsk. (Nguồn: AFP)

Triển vọng Ukraine gia nhập NATO

Liên quan đến triển vọng Ukraine gia nhập NATO, nội dung cuộc phỏng vấn cho thấy điều này dường như vẫn còn xa vời.

Theo ông Stoltenberg, chỉ khi vấn đề chính trị được giải quyết (xung đột kết thúc và biên giới Ukraine được định đoạt), Kiev mới sẵn sàng về mặt kỹ thuật để trở thành thành viên NATO.

Điều quan trọng khác là các cơ quan quốc phòng và an ninh của Ukraine phải đáp ứng các tiêu chuẩn của NATO để Kiev có thể gia nhập. Do Kiev ngày càng có nhiều vũ khí đạt chuẩn NATO và quân đội Ukraine được huấn luyện theo các phương pháp của NATO nên việc đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sẽ tương đối dễ dàng.

Đồng thời, ông Stoltenberg cũng muốn NATO có vai trò lớn hơn trong việc điều phối hỗ trợ và huấn luyện an ninh, tiếp quản phần lớn kết quả đã đạt được của Nhóm Liên lạc quốc phòng Ukraine (nhóm Ramstein) triển khai cho đến nay. Ông cho rằng đây là liên minh 56 quốc gia cùng nhau giúp Ukraine và điều này là hợp lý vì 99% hỗ trợ quân sự được cung cấp bởi các nước thành viên NATO.

Ngay cả khi xung đột kết thúc, Kiev cũng khó có thể trở thành thành viên của NATO trong nhiều năm tới. Liên minh này hoạt động dựa trên sự đồng thuận. Sẽ rất khó để Ukraine đáp ứng các yêu cầu chính trị của mọi quốc gia thành viên, bởi nếu Ukraine gia nhập NATO, các thành viên khác của liên minh sẽ có nghĩa vụ bảo vệ Ukraine theo Điều 5 nếu nước này bị tấn công.

Trong cuộc phỏng vấn, ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng “các cuộc tấn công mạng của Nga có thể đạt đến ngưỡng áp dụng Điều 5”.

Ngoài ra, ông Stoltenberg cũng cảnh báo không nên mong đợi bất kỳ vấn đề dài hạn quan trọng nào có lợi cho Ukraine tại Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập NATO ở Washington vào cuối mùa Hè này.

Tại Hội nghị thượng đỉnh sắp tới, ông Stoltenberg vẫn nhấn mạnh cam kết về sứ mệnh trọng tâm của NATO là “gìn giữ hòa bình”. Và theo ông, cách NATO bảo vệ hòa bình trong 75 năm qua “không phải là tiến hành chiến tranh mà thực sự là ngăn chặn chiến tranh”.





Nguồn: https://baoquocte.vn/kha-nang-nato-cho-phep-ukraine-tan-cong-lanh-tho-nga-bang-vu-khi-phuong-tay-272765.html

Cùng chủ đề

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tổng thống Pháp nhắc châu Âu tự lo an ninh, bớt lệ thuộc Mỹ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 7.11 kêu gọi châu Âu phải khẳng định sự độc lập về an ninh của mình trước Mỹ và bảo vệ lợi ích của khối trước các đối thủ địa chính trị. ...

Mỹ bắt đầu chuyển giao quyền lực, Hezbollah tấn công căn cứ hải quân Israel, Chính phủ liên minh Đức sụp đổ

Nội bộ NATO "mất ngủ" sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật thăm tàu chiến Hàn Quốc, Trung Quốc dự báo Mỹ gia tăng quân sự hóa Biển Đông, đội ngũ của Tổng thống đắc cử Donald Trump lên kế hoạch chấm dứt xung đột Ukraine…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Ông Biden vội thúc đẩy gói viện trợ cho Ukraine sau chiến thắng của ông Trump

Nhà Trắng được cho là đang có kế hoạch giải ngân nhanh hàng tỉ USD viện trợ an ninh cho Ukraine trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời nhiệm sở vào tháng 1.2025. ...

Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò

Với chiến thắng khá ngoạn mục, cựu Tổng thống Donald Trump sẽ trở thành vị tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Ngay sau khi kết quả được công bố, Báo TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao về cuộc bầu cử đặc biệt này và sự trở lại lịch sử, kịch tính của ông Donald Trump.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Trồng rừng tín chỉ carbon: cùng nước bạn Lào phát triển kinh tế xanh bền vững

Trên mảnh đất Mahãhay của đất nước bạn Lào từng chịu nhiều thiệt hại do suy thoái rừng, dự án trồng rừng do Việt Nam triển khai đã khởi động hành trình tái sinh hệ sinh thái và bảo vệ sinh kế của người dân. Với mỗi cánh rừng xanh trở lại, người dân nơi đây không chỉ được cải thiện thu nhập mà còn tự hào vì đã góp phần bảo vệ môi trường bền vững. ...

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).

Mới nhất

Bé trai suy tuyến thượng thận do cha mẹ tự ý sử dụng thuốc Đông y gia truyền hỗ trợ tăng cân

Đột nhiên mọc nhiều lông khắp toàn thân, bé H.Đ.H. (5 tuổi 6 tháng, Hà Nội) được đưa tới Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ thăm khám phát hiện suy tuyến thượng thận....

Petrovietnam lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật

Petrovietnam lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật | 08/11/2024 ...

Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ...

Lời giải cho bài toán điện gió ngoài khơi

Để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên Tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 vừa qua, ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp châu Âu gặp khó khăn trong việc triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu...

Mới nhất