Trang chủNewsThời sựKết thúc số phận “long đong” của dự án đường sắt tốc...

Kết thúc số phận “long đong” của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam?

VOV.VN – Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được đánh giá sẽ là một công trình trọng điểm quốc gia mang lại nhiều giá trị to lớn cho phát triển kinh tế của đất nước. Dự án chuẩn bị được trình Quốc hội xem xét để triển khai trong giai đoạn tới.
20 năm và 4 lần lập dự án
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đã được Ban chấp hành Trung ương Đảng thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến tại Hội nghị Trung ương 10 vừa qua, hiện đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ người dân và toàn xã hội. Nhìn lại lịch sử, dự án đường sắt tốc độ cao đã trải qua 4 lần lập báo cáo nghiên cứu, trải dài trong gần 20 năm.

Báo cáo nghiên cứu đầu tiên về đường sắt tốc độ cao được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) lập trong giai đoạn 2005-2008, trong đó ưu tiên triển khai 2 đoạn Hà Nội – Hà Tĩnh và TP.HCM – Nha Trang.

Từ bản nghiên cứu của KOICA, đường sắt cao tốc Bắc – Nam đã được xác định sẽ là đường đôi, khổ ray 1.435mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350km/h (tốc độ khai thác thực tế 300km/h).

Lần lập báo cáo thứ 2 diễn ra từ giai đoạn 2008-2009 với đơn vị lập là liên danh tư vấn Việt Nam – Nhật Bản (VJC), chủ đầu tư là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Bản báo cáo này đã xác định đầu tư cả tuyến đường sắt cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM với chi phí 55,8 tỷ USD.

Vào tháng 3/2010, báo cáo của VJC đã vượt qua vòng phê duyệt của Hội đồng Thẩm định Nhà nước và được Bộ Chính trị tán thành. Tháng 5/2010, dự án được trình ra trước Quốc hội.

Tuy nhiên, trong số 439 đại biểu Quốc hội có mặt, chỉ có 185 đại biểu tán thành, 208 đại biểu không tán thành, 34 đại biểu không biểu quyết. Số phiếu tán thành dưới 50%, Quốc hội đã không thông qua dự án.

Từ năm 2011 đến 2013, Chính phủ tiếp tục triển khai nghiên cứu dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Kết quả là sự ra đời của bản báo cáo nghiên cứu thứ 3 do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) lập.

Tương đồng với 2 bản báo cáo trước, báo cáo của JICA tiếp tục xác định xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, điện khí hóa, khổ ray 1.435mm, chỉ khai thác tàu khách.

Đến năm 2015, Bộ trưởng Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, lập đề án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, trình Quốc hội báo cáo chủ trương đầu tư trước năm 2020.

Năm 2017, Bộ GTVT đã giao Liên danh tư vấn Tedi – Tricc – Tedi South lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Cũng từ đây chữ “cao tốc” trong tên dự án được đổi thành “tốc độ cao”.

Đến đầu năm 2019, kết quả nghiên cứu tiền khả thi của liên danh tư vấn đã được Bộ GTVT trình lên Chính phủ.

Theo đó, tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội – TP.HCM sẽ có chiều dài 1.545km, khổ đường 1.435mm, điện khí hóa, đi qua 20 tỉnh thành với 23 nhà ga. Tốc độ chạy tàu theo thiết kế là 350km/h, tốc độ khai thác là 320km/h, tập trung chở khách và hàng hóa nhẹ.

Tổng mức đầu tư là 58,71 tỷ USD. Về số phận của tuyến đường sắt Bắc – Nam cũ, tư vấn đề xuất lập dự án riêng cải tạo tuyến đường này để chuyên chở hàng.

Theo quy trình, báo cáo tiền khả thi do Bộ GTVT trình lên Chính phủ sẽ phải trải qua khâu thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhà nước (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực). Hội đồng đã giao nhiệm vụ cho một liên danh tư vấn thẩm tra độc lập.

Sau quá trình thẩm tra, liên danh này đã phát hành báo cáo với nhiều nội dung phản biện lại kết quả nghiên cứu của tư vấn lập dự án. Trong đó, tư vấn thẩm tra cho rằng đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tốc độ 250km/h (chạy kết hợp cả tàu khách và tàu hàng) sẽ phù hợp hơn là 350km chỉ phục vụ tàu khách.

Theo phương án đề xuất của tư vấn thẩm tra, dự toán đầu tư tăng lên 61,67 tỷ USD, tổng số nhà ga dọc tuyến cũng được đề xuất tăng lên 50 nhà ga.

Với nhiều bất đồng giữa bên lập báo cáo tiền khả thi và bên thẩm tra, dự án lại đi vào bế tắc. Kết quả, báo cáo nghiên cứu được trả lại để liên danh tư vấn Tedi – Tricc – Tedi South tiếp thu, giải trình và hoàn thiện.

Thống nhất làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam tốc độ 350 km/giờ

Ngày 28/2/2023, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 49-KL/TW về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Kết luận này nêu rõ đến năm 2025 phải phấn đấu phê duyệt xong chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; khởi công các đoạn ưu tiên trong giai đoạn 2026-2030 gồm Hà Nội – Vinh; TP.HCM – Nha Trang. Đến năm 2035, toàn bộ dự án phải hoàn thành.

Trong cuộc họp ngày 11/7/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu nghiên cứu lựa chọn tốc độ thiết kế khoảng 350km/h; vận tải hành khách là chủ yếu, kết hợp vận tải hàng hóa nhanh và phục vụ quốc phòng – an ninh khi có nhu cầu.

Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT đã yêu cầu Tư vấn lập dự án hoàn thiện lại báo cáo tiền khả thi, có tiếp thu Kết luận 49 và một phần các góp ý của Tư vấn thẩm tra.

Bản báo cáo sau khi chỉnh sửa vẫn xác định tốc độ thiết kế là 350km/h. Tuy nhiên, phần công năng được điều chỉnh từ “khai thác riêng tàu khách” thành “vận chuyển hành khách, phục vụ quốc phòng, an ninh và vận tải hàng hóa khi cần thiết”.

Mới đây, Bộ GTVT đã trình Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam lên Bộ Chính trị. Bộ Chính trị đã đưa dự án này ra Trung ương thảo luận và được nhất trí. Đây là những bước tiến triển rất quan trọng của dự án.

Hiện nay, Bộ GTVT và các đơn vị liên quan đang khẩn trương xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, chuẩn bị trình tự, hồ sơ thủ tục để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào kỳ họp tháng 10/2024.

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam qua 20 tỉnh, thành phố, có 23 ga khách

Theo Bộ GTVT, mục tiêu chung xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Về mục tiêu cụ thể, phấn đấu phê duyệt chủ trương đầu tư trước năm 2025; giải phóng mặt bằng, khởi công trước năm 2030; hoàn thành toàn tuyến trước năm 2045.

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được đánh giá sẽ là một công trình trọng điểm quốc gia mang lại nhiều giá trị to lớn cho phát triển kinh tế của đất nước. Vậy phương án đầu tư nào cho đường sắt tốc độ cao của Việt Nam? Đây là câu hỏi đang rất được quan tâm.

Từ nghiên cứu, tham khảo nhiều mô hình đường sắt tốc độ cao trên thế giới, phương án đầu tư nào sẽ phù hợp với Việt Nam?

Về tốc độ, tốc độ 350km/h, cự ly ga trung bình 50-70km đang là xu hướng thế giới, được chứng minh là phù hợp và hiệu quả hiện nay. Với tốc độ này, thời gian từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh còn 5h30 phút.

Các chặng Hà Nội đi Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang sẽ chỉ mất lần lượt là 1,3 giờ; 2,7 giờ và 4,3 giờ, nhanh hơn nhiều so với đường sắt hiện hữu và ô tô khách. Thậm chí có chặng ngắn còn nhanh hơn đi máy bay (nếu tính cả thời gian chờ đợi).

Về công năng vận tải, Đường sắt tốc độ cao sẽ vận chuyển hành khách và hàng hoá nhẹ khi có nhu cầu. Đường sắt Bắc – Nam hiện hữu sẽ chuyên vận chuyển hàng hoá và khách du lịch ngắm cảnh chặng ngắn.

Quy mô đầu tư, tổng chiều dài 1.541km, đường đôi khổ tiêu chuẩn 1435mm. Bắt đầu từ ga Ngọc Hồi, Hà Nội, qua 20 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và kết thúc tại ga Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh. Trên toàn tuyến có 23 ga khách, cách nhau trung bình khoảng 67km, 5 ga hàng gắn với các đầu mối hàng hoá.

vov.vn

Nguồn:https://vov.vn/xa-hoi/ket-thuc-so-phan-long-dong-cua-du-an-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-post1124946.vov

Cùng chủ đề

Đề xuất giá vé đường sắt tốc độ cao Bắc

TPO - Theo đề xuất, giá vé đường sắt tốc độ cao dự kiến bằng khoảng 75% giá vé máy bay trong điều kiện bình thường, được chia làm 3 mức; phù hợp với khả năng chi trả của người dân để khuyến khích người dân tiếp cận dịch vụ đường sắt tốc độ cao. Trung bình 67km sẽ có một ga Chính phủ vừa có tờ trình dự thảo gửi Quốc hội về báo cáo...

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Ở một quốc gia trải dài từ Bắc đến Nam với gần 1.700 km như Việt Nam thì đường sắt luôn đóng vai trò chủ lực không chỉ vận chuyển hành khách, hàng hóa mà còn là huyết mạch của nền kinh tế. Nhiều năm nay, đường sắt đã có nhiều đổi mới nhưng với hạ tầng cũ kỹ, lạc hậu thì tốc độ chạy tàu vẫn chưa được cải thiện. Với tốc độ chạy tàu như hiện nay...

Infographic: Những đề xuất mới nhất xây đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

(VTC News) - Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam của Bộ GTVT đề xuất bắt đầu khởi công từ cuối năm 2027 và phấn đấu hoàn thành trước năm 2045. Vtcnews.vn Nguồn:https://vtcnews.vn/infographic-nhung-de-xuat-moi-nhat-xay-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-ar898528.html

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam tốc độ 350km/h: Một số chặng ngắn còn nhanh hơn cả đi máy bay

Tổng mức đầu tư khoảng hơn 67 tỷ USD. Dự kiến, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ giúp GDP của Việt Nam sẽ tăng gần 1 điểm phần trăm mỗi năm so với việc không đầu tư. VTV.vn

Thêm chỉ dẫn quan trọng cho công trình hạ tầng giao thông quy mô vốn lớn nhất đất nước

Thêm chỉ dẫn quan trọng cho công trình hạ tầng giao thông quy mô vốn lớn nhất đất nướcViệc Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa thống nhất chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, xác định đây là nhiệm vụ chính trị và ưu tiên nguồn lực đầu tư thực hiện sớm sẽ là động lực quan trọng để đẩy nhanh tiến trình hiện thực hóa công trình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người dân bắt đầu lưu thông qua cầu phao Phong Châu, Phú Thọ

VOV.VN - Bắt đầu từ 6h sáng nay (30/9), người, xe thô sơ, xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi và xe bán tải được phép lưu thông qua cầu phao Phong Châu cả hai chiều. Việc di chuyển của người dân có sự giám sát của lực lượng chức năng nhằm đảm bảo an toàn.   Sáng 30/9, sau khi Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh hoàn thành việc lắp đặt, kiểm tra...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ

VOV.VN - Sáng nay ( 30/9), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm cấp Nhà nước đến Mông Cổ theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh.   Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Mông Cổ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam sau 16 năm, đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Tháp...

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Mông Cổ lên tầm cao mới

VOV.VN - Nhận lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh, sáng nay (30/9) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội lên đường thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ.   Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Mông Cổ của Chủ tịch nước Việt Nam sau 16 năm, đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.  Việt Nam...

Chiếu Cà Hom – Di sản văn hóa của đồng bào Khmer Trà Vinh

Làng nghề dệt chiếu Cà Hom xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh được hình thành cách nay hàng trăm năm. Từ chỗ tự sản xuất, tự tiêu thụ, làm quà biếu, chiếu Cà Hom dần dần trở thành hàng hóa, được nhiều người biết đến và ngày càng có nhiều gia đình làm nghề. ...

Hà Tĩnh điều chuyển vốn dự án đầu tư công chậm giải ngân

Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành giải ngân 100% kế hoạch vốn được bố trí năm 2024, thế nhưng kết quả đến thời điểm này chưa được như kỳ vọng. Có 22/44 địa phương, đơn vị có tỷ lệ giải ngân cao hơn 32% kế hoạch vốn đầu tư do bộ, ngành và cấp tỉnh quản lý. Có 22/44 địa phương, đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp hơn 32% kế hoạch vốn đầu tư do...

Bài đọc nhiều

Thành lập thành phố Đông Triều trực thuộc tỉnh Quảng Ninh

(Dân trí) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Ninh, trong đó thành lập TP Đông Triều trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. Ngày 28/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 37 để xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của một số tỉnh, thành phố. Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Nữ sinh người Dao đầu tiên của làng Nậm Lì đỗ Trường ĐH Luật Hà Nội

GD&TĐ - Đằng sau thành tích khiến nhiều người ngưỡng mộ, Triệu Mùi Nái đã nỗ lực rất nhiều để thực hiện trở thành tân sinh viên Trường ĐH Luật Hà Nội.   Triệu Mùi Nái được kết nạp Đảng ở tuổi 18. Ảnh NVCC. Triệu Mùi Nái là một trong số học sinh người dân tộc thiểu số xuất sắc ở Hà Giang trúng tuyển tuyển thẳng vào Trường ĐH Luật Hà Nội theo hình thức xét tuyển học bạ với...
13:16:12

Toàn cảnh Mũi Né – Phan Thiết từ trên cao

Du lịch Mũi Né đến một trong những điểm du lịch sinh thái biển thuộc thành phố Phan Thiết, nổi bật với những bãi biển đẹp và nên thơ nhất ở của tỉnh Bình Thuận. Mũi Né tọa lạc ở bờ biển phía Đông của thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Nơi đây nơi đây nổi tiếng với những con đường rợp bóng dừa, được mệnh danh là kinh...

Mỹ rất coi trọng chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79 và làm việc tại Mỹ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã thành công tốt đẹp với gần 50 hoạt động song phương và đa phương. 50 hoạt động song phương và đa phương Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô...

Mùa Thu gõ cửa, các nàng thơ rộn ràng check-in trên phố Hà Nội

TPO - Những ngày cuối tháng 9, sau những ngày bão đi qua, Hà Nội bắt đầu khoác lên mình tấm áo mùa Thu mềm mại, êm dịu. Thời tiết mát mẻ, nhiều bạn trẻ nô nức xuống phố, máy ảnh luôn sẵn sàng để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp ở Thủ đô. VIDEO: Hà Nội cuối tháng 9 đẹp đến nao lòng với tiết trời mùa Thu. Những ngày cuối tháng 9, giữa thời tiết nắng nhẹ của Thủ...

Cùng chuyên mục

Văn Miếu bên bờ sông Hương, nơi có 32 tấm bia khắc tên 293 vị tiến sĩ

(Dân trí) - Khi được trùng tu, tôn tạo, Văn Miếu và Võ Miếu sẽ cùng chùa Thiên Mụ tạo nên một tổ hợp di tích quan trọng, hoàn chỉnh ở phía tây nam Kinh thành Huế. Nằm ở phía Tây Nam Kinh thành Huế có 2 cụm di tích nằm liền kề nhau là Văn Miếu và Võ Miếu, nay thuộc địa giới hành chính phường Hương Hồ (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Đây là 2 thiết chế...

TP Osaka (Nhật Bản) hợp tác, giúp TP Hồ Chí Minh trở thành “thành phố xanh”

Hợp tác đưa khí thải carbon về bằng 0 FD 2024 có chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp: kinh nghiệm phát triển và ưu tiên hợp tác”. Tại FD 2024, ông Takahashi Toru, Phó Thị trưởng TP Osaka chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Osaka trở nên phát triển thịnh vượng với tư cách là trung tâm kinh tế, văn hóa và du lịch của Nhật Bản. TP Osaka thuộc tỉnh Osaka, là trung tâm thương mại, trung tâm công...

Ông Đinh La Thăng, Chu Ngọc Anh, Phạm Xuân Thăng không được đặc xá năm 2024

(Dân trí) - Theo Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an, trong hơn 3.700 phạm nhân được xét đặc xá lần này không có tên của các ông Đinh La Thăng, Chu Ngọc Anh và Phạm Xuân Thăng. Tại buổi họp báo công bố quyết định đặc xá năm 2024 của Chủ tịch nước, sáng 30/9, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Ngọc Lâm đã trả lời báo chí nhiều thông tin xung quanh các phạm nhân...

Tỷ phú Elon Musk cảnh báo về ‘cuộc bầu cử cuối cùng’ nếu ông Trump thất bại

Tỷ phú Elon Musk cho rằng cuộc bầu cử năm 2024 sẽ trở thành "lần bầu cử cuối cùng của nước Mỹ" nếu ông Trump không thể đánh bại bà Harris. Đài RT ngày 30/9 cho biết, tỷ phú công nghệ Elon Musk mới đây đã phản bác những chỉ trích cho rằng, ứng viên Tổng thống Cộng hòa Donald Trump là mối đe dọa với nền dân chủ, nhấn mạnh việc Phó Tổng thống Kamala Harris chiến thắng cuộc bầu cử...

Đâu là bang quan trọng nhất trong bầu cử tổng thống Mỹ 2024?

(Dân trí) - Với 19 phiếu đại cử tri, bang Pennsylvania được coi là chiến trường cạnh tranh khốc liệt nhất giữa ông Trump và bà Harris trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ 2024. Với 19 phiếu đại cử tri, Pennsylvania là bang rất quan trọng trong cuộc đua ghế tổng thống Mỹ (Đồ họa: Al Jazeera) Hôm 21/7, ông Matt Roan, lãnh đạo tổ chức đảng Dân chủ tại quận Cumberland, bang Pennsylvania, Mỹ chủ trì một cuộc gặp...

Mới nhất

Sinh viên Việt Nam đoạt giải nhất cuộc thi Tech4Good khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Đội Việt Nam với sự tham gia của 6 sinh viên đến từ 4 trường đại học hàng đầu tại Việt Nam, gồm: Mai Thị Phượng, Nguyễn Thị Thu Trang và Đinh Hoàng Anh (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông);...

Đâu là bang quan trọng nhất trong bầu cử tổng thống Mỹ 2024?

(Dân trí) - Với 19 phiếu đại cử tri, bang Pennsylvania được coi là chiến trường cạnh tranh khốc liệt nhất giữa ông Trump và bà Harris trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ 2024. Với 19 phiếu đại cử tri, Pennsylvania là bang rất quan trọng trong cuộc đua ghế tổng thống Mỹ (Đồ họa: Al Jazeera) Hôm 21/7, ông...

Hàng loạt hoạt động văn hóa tại phố cổ Hà Nội chào mừng kỷ niệm ngày 10/10

Ngày 10/10/1954 là một cột mốc quan trọng trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô và đất nước, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội.   Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ...

Bị truy thu tiền phụ cấp, hàng nghìn giáo viên lo lắng

Mặc dù năm học 2024-2025 mới chỉ bắt đầu gần một tháng nhưng cô Trần Thị Thơm (giáo viên Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, xã Ea Kpam, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) cùng nhiều giáo viên trong...

Mới nhất