Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKéo rộng bất bình đẳng

Kéo rộng bất bình đẳng

TP – Học phí chỉ là một trong các nguồn thu phục vụ đào tạo. Nhưng hiện nay, khi học phí là nguồn thu chủ đạo của các trường, gánh nặng này đang chuyển từ Nhà nước sang người dân.

TP – Học phí chỉ là một trong các nguồn thu phục vụ đào tạo. Nhưng hiện nay, khi học phí là nguồn thu chủ đạo của các trường, gánh nặng này đang chuyển từ Nhà nước sang người dân.

Mặc định tự chủ là tự túc

Hiện nay, các trường ĐH công lập, chi phí đào tạo đến từ các nguồn như: ngân sách Nhà nước, hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ… và học phí. Như vậy, học phí chỉ là một phần của chi phí đào tạo. Nhưng hiện nay, học phí chiếm tới 70-90% nguồn thu của các trường. Trong báo cáo “Giáo dục để tăng trưởng” của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 8/2022, đội ngũ chuyên gia WB cho rằng, hiện nguồn ngân sách Nhà nước Việt Nam chi cho giáo dục ĐH chỉ đạt từ 4,33-4,74% tổng chi ngân sách cho lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Học phí đại học cao, tăng thường xuyên: Kéo rộng bất bình đẳng ảnh 1

Sinh viên nhập học năm 2024. Ảnh: Nghiêm Huê

TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH FPT, chia sẻ, trong các điều kiện để được tự chủ, và trong nội hàm của tự chủ về tài chính, không chỗ nào trong Luật Giáo dục ĐH 2018 yêu cầu quyền tự chủ của trường ĐH lại phải gắn với việc tự túc không hưởng tiền từ ngân sách. Nhưng thực tế khi thực hiện luật này thì lại đang áp dụng tự chủ gắn với tự túc, không hưởng ngân sách với các trường công. Việc này có 2 lí do khách quan. Thứ nhất là khi thử nghiệm tự chủ từ năm 2017, đều chọn các trường tham gia là các trường ĐH đang hoạt động tốt nhất, dư sức cân đối thu chi, trong khi lẽ ra thử nghiệm tự chủ phải chọn mẫu cả trường tốt, trường trung bình và trường yếu kém để xem ảnh hưởng của tự chủ với sự phát triển của các trường như thế nào trước khi áp dụng đại trà. Do chọn mẫu không chuẩn nên tạo mô hình mặc định tự chủ là tự túc như hiện nay. Lí do thứ hai là nhầm lẫn giữa “tự chủ cơ sở giáo dục ĐH” với “tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập” áp dụng cho các cơ quan sự nghiệp nói chung. Với các đơn vị sự nghiệp, quy định của Nhà nước là mức độ tự chủ gắn với mức độ tự túc tài chính. Do đó, ông Tùng đề xuất, khi Bộ GD&ĐT sửa Luật Giáo dục ĐH cần làm rõ điều này, tự chủ cơ sở giáo dục ĐH không phải là tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập.

Để học phí không thành gánh nặng

“Học phí cao không sai. Học phí phải đảm bảo chất lượng đào tạo. Cái thiếu ở đây là cơ chế hỗ trợ người học từ Nhà nước”.

Ông Phạm Hiệp – Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục và Chuyển giao tri thức REK, Trường ĐH Thành Đô

TS Phạm Hiệp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục và Chuyển giao tri thức REK, Trường ĐH Thành Đô, cho rằng, bàn đến vấn đề học phí phải xét trên hai khía cạnh. Thứ nhất, học phí phải đủ để đảm bảo chất lượng đào tạo. Theo tính toán, mức học phí hợp lí để đảm bảo đào tạo là khoảng 100-120% GDP bình quân. Áp dụng tại Việt Nam, học phí khoảng 50-80 triệu đồng/năm/sinh viên. Mức học phí này tương đương với học phí chương trình chất lượng cao hoặc các trường ĐH tự chủ. Thứ hai là cơ hội đi học của người dân. Con số trên đưa ra dựa trên tính toán trung bình, nhưng còn lượng lớn người dân ở nông thôn, miền núi đang sống rất khó khăn. Ông Hiệp phân tích, học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn vốn đã gặp khó khăn trong tiếp cận các kì thi riêng để tăng cơ hội vào các trường ĐH top đầu, khi trúng tuyển, học phí là rào cản thứ 2 trong tiếp cận giáo dục ĐH. Hiện một số trường ĐH trích phần trăm học phí để trao học bổng. “Nhưng bài toán này không hợp lí. Vì lấy tiền của phụ huynh này để trao cho con của phụ huynh khác đi học”, ông Hiệp nói. Ông khẳng định, đây không phải là giải pháp căn cơ . Theo ông Hiệp, giải pháp lâu dài và hợp lí nhất là Nhà nước đầu tư. Với các trường ĐH tự chủ, Nhà nước cắt chi thường xuyên thì phải chuyển ngân sách đó thành học bổng cho sinh viên khó khăn. Mức học bổng phải đủ lớn. Bên cạnh đó phải tăng mức cho vay. Ông Hiệp tính toán, trung bình gia đình ngoại tỉnh đầu tư từ 10 triệu đồng/tháng cho con em học ĐH ở Hà Nội hoặc TPHCM. Mức cho vay hiện nay 4 triệu đồng/tháng/sinh viên là chưa đủ chi trả tiền ăn, ở.

Ông Hiệp đánh giá, vấn đề học phí hiện nay sẽ có tác động trong thời gian 15 – 20 năm sau nếu không có chính sách phù hợp. Vấn đề không phải là chất lượng trong giáo dục ĐH mà là bất bình đẳng, chênh lệch giữa các ngành nghề. Trong khi học phí tăng, mức cho vay đối với sinh viên còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các em. Việc tăng học phí cũng cần cân nhắc một số yếu tố bởi nếu mức học phí cao sẽ gây cản trở mức độ tiếp cận giáo dục ĐH của nhóm thí sinh có điều kiện kinh tế hạn chế. Thêm nữa, với mức học phí cao, cha mẹ và học sinh thấy đây giống một khoản đầu tư cho tương lai nên việc lựa chọn ngành, lĩnh vực nào ra trường dễ xin việc, có thu nhập cao là điều người học hướng tới. Điều đó dẫn đến hệ lụy là một số ngành cần thiết cho sự phát triển kinh tế-xã hội và sự phát triển bền vững nhưng học phí cao như khoa học cơ bản rất khó tuyển thí sinh.

“Học phí cao không sai. Học phí phải đảm bảo chất lượng đào tạo. Cái thiếu ở đây là cơ chế hỗ trợ người học từ Nhà nước”, ông Hiệp nói. Ông ví dụ, điển hình cho tự chủ ĐH ở phía Bắc là ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Ngoại thương. Họ phải thu học phí như thế mới trả lương cho giảng viên thạc sĩ là 20-25 triệu đồng/tháng để làm việc 40 tiếng/tuần tại trường. Khác với trường chưa tự chủ, giảng viên chỉ làm việc 2-3 buổi/tuần và lương 6-7 triệu đồng/tháng, là giảng viên cơ hữu nhưng làm việc bán thời gian. Chỉ khi thu nhập của giảng viên đủ sống mới đảm bảo yên tâm làm việc, không có chuyện úi xùi trong chuyên môn. Nhưng ngược lại, chương trình hỗ trợ của Nhà nước ở đâu khi các trường tự chủ? Đến nay, các trường tự chủ không có ngân sách chi thường xuyên, các khẩu hiệu đầu tư trọng điểm cũng chưa thấy nên học phí trở thành gánh nặng cho phụ huynh và sinh viên.

Từ các phân tích trên, ông Hiệp đề xuất Nhà nước thực hiện đúng vai trò quản lí nhà nước và có chính sách cụ thể hỗ trợ người học. Nếu không có sự vào cuộc của ngân sách, ông Hiệp dự báo khoảng cách bất bình đẳng trong giáo dục ĐH sẽ ngày càng rộng bắt đầu từ học phí.

NGHIÊM HUÊ





Nguồn: https://tienphong.vn/hoc-phi-dai-hoc-cao-tang-thuong-xuyen-keo-rong-bat-binh-dang-post1705114.tpo

Cùng chủ đề

Khát vọng thoát nghèo của 2 nữ thủ khoa đại học đất Thủ

TPO - Nguyễn Thị An và Hứa Hồng Ngọc sinh ra ở hai miền Nam, Bắc là thủ khoa của Trường Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương) có chung khát vọng học giỏi để thoát nghèo, trở thành giáo viên đem con chữ đến với những học sinh thiếu may mắn như mình. TPO - Nguyễn Thị An và Hứa Hồng Ngọc sinh ra ở hai miền Nam, Bắc là thủ khoa của Trường Đại học...

Lần đầu tiên 400 sinh viên Trường đại học Văn Lang học tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ

Ông Võ Văn Tuấn - phó hiệu trưởng Trường đại học Văn Lang - đánh giá đây là cơ hội quý giá khi sinh viên được học thông qua thực hành, thực chiến tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ. ...

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán của 90 trường đại học, dài nhất gần 2 tháng

Tính đến thời điểm hiện tại, ít nhất hÆ¡n 90 trường đại học công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 dành cho sinh viên. Tùy theo khung kế hoạch, mỗi trường sẽ sắp xếp thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2025 khác nhau, nhưng số ngày nghỉ vẫn đáp ứng đủ thời gian để sinh viên xa quê về đoàn tụ cùng gia đình.Dưới đây là lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của những trường đại học đã công...

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tài trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã đồng hành và tài trợ Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc lần thứ XI, năm 2024. Lễ tuyên dương là sự kiện được tổ chức thường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khát vọng thoát nghèo của 2 nữ thủ khoa đại học đất Thủ

TPO - Nguyễn Thị An và Hứa Hồng Ngọc sinh ra ở hai miền Nam, Bắc là thủ khoa của Trường Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương) có chung khát vọng học giỏi để thoát nghèo, trở thành giáo viên đem con chữ đến với những học sinh thiếu may mắn như mình. TPO - Nguyễn Thị An và Hứa Hồng Ngọc sinh ra ở hai miền Nam, Bắc là thủ khoa của Trường Đại học...

Khai quật Hoàng thành Thăng Long: Cuộc khai quật lớn nhất lịch sử Việt Nam và khu vực

Hội thảo khoa học Quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội” do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Văn phòng UNESCO Hà Nội và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức, khai mạc sáng 8/9. Theo lãnh đạo UBND TP. Hà Nội, cuộc khai quật ở di sản Hoàng thành là cuộc khai quật lớn nhất lịch sử khảo cổ...

Chủ tịch Viettel đề xuất cơ chế đặc biệt mua bí mật công nghệ cao

Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel đề xuất Chính phủ có cơ chế đặc biệt trong nghiên cứu, tiếp cận, mua bán các bí mật công nghệ của nước ngoài, đồng thời chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và ban hành hướng dẫn cụ thể để thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm. Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển...

Nhìn gần 8 cây cổ thụ ở Thảo cầm viên vừa được công nhận là cây di sản

TPO - 8 “cụ mộc” có tuổi đời trên 100 năm tại Thảo cầm viên Sài Gòn vừa được công nhận là cây di sản, không chỉ mang giá trị sinh thái mà còn là “nhân chứng sống” của những năm tháng thăng trầm của lịch sử Việt Nam. TPO - 8 “cụ mộc” có tuổi đời trên 100 năm tại Thảo cầm viên Sài Gòn vừa được công nhận là cây di sản, không chỉ mang...

Metro TPHCM đón lượng khách ‘khủng’

TP - Sau 1 tuần vận hành chính thức, metro số 1 TPHCM đã phục vụ 707.000 lượt hành khách, vượt kế hoạch hơn 270%. Những ngày cuối tuần, lượng hành khách tăng vọt gây nên tình trạng quá tải ở ga trung tâm Bến Thành (quận 1). TP - Sau 1 tuần vận hành chính thức, metro số 1 TPHCM đã phục vụ 707.000 lượt hành khách, vượt kế hoạch hơn 270%. Những ngày cuối tuần,...

Bài đọc nhiều

Giáo sư bị thu hồi chức danh, giảng viên phải thôi việc vì mua bán bài khoa học

INDONESIA - Chi tiền để được đăng bài tạp chí hay mua bài nghiên cứu khoa học đều là những hành vi gian lận học thuật khiến 11 giáo sư ở Indonesia và một số giảng viên Thái Lan phải trả giá đắt. Vừa được bổ nhiệm chức danh giáo sư, 11 giảng viên khoa Luật của Đại học Lambung Mangkurat (ULM) bị tố gian lận học thuật. Sau khi nhận được đơn tố cáo nhiều giảng viên ULM xuất...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng đối với nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2, huyện Cần Giờ, TP.HCM - bị cách hết chức vụ trong Đảng vì vi phạm có tác hại lớn, tạo dư luận xấu, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống...

Trường ĐH Mở TP HCM có 2 tiến sĩ đầu tiên ngành giảng dạy tiếng Anh

(NLĐO) - Tính đến tháng 12- 2024, Trường ĐH Mở TP HCM đã cấp 33 bằng tiến sĩ và 3.217 bằng thạc sĩ. ...

Một câu hỏi của giáo sư đại học hàng đầu Trung Quốc gây phẫn nộ

Trung Quốc - Làn sóng chỉ trích và phẫn nộ dấy lên khi một học giả nổi tiếng tại Trung Quốc đặt câu hỏi về việc làm thế nào để phụ nữ nước này “ngoan ngoãn, vâng lời sinh con”. Đây là câu Giáo sư Wang Xianju đã nói với nhà ngoại giao Kazakhstan là Erlan Qarin khi ông tới thăm Trung Quốc và bày tỏ rằng phụ nữ nước ông được quyền tự do trong các lựa chọn về...

Cùng chuyên mục

Diễn biến mới vụ 1.800 giáo viên ‘hụt hẫng’ vì nguy cơ mất thưởng

Liên quan vụ 1.800 giáo viên ở Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long) 'hụt hẫng', tâm tư băn khoăn vì nguy cơ mất thưởng năm nay, lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện vừa có thông tin về diễn biến vụ việc. Trao đổi với PV VietNamNet chiều nay (30/12), ông Nguyễn Ngọc Khoảng, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) cho biết, hiện các trường đã xây dựng quy chế khen thưởng theo Nghị định 73 của Chính phủ. Giáo viên...

Bộ Giáo dục và Đào tạo xây kho học liệu mở kết nối các trường đại học

Giai đoạn 1 đến năm 2026, kho học liệu sẽ có 300 giáo trình, tài liệu giảng dạy đại học. Ở giai đoạn 2, con số này sẽ tăng lên 600. Ở giai đoạn 2, nguồn dữ liệu cũng được mở rộng sang các...

Phú Quốc xây dựng 2 trường học quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Hai công trình trường học công lập có quy mô nhất từ trước đến nay trên địa bàn TP.Phú Quốc (Kiên Giang) đã được khởi công xây dựng. ...

Nóng lòng chờ chốt phương án thi vào lớp 10

Bộ GD-ĐT cho biết, Quy chế tuyển sinh THCS và THPT sẽ được ban hành trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, tính đến ngày 29/12 - tức là đã sát giờ G, nhiều phụ huynh, học sinh lớp 9...

Khát vọng thoát nghèo của 2 nữ thủ khoa đại học đất Thủ

TPO - Nguyễn Thị An và Hứa Hồng Ngọc sinh ra ở hai miền Nam, Bắc là thủ khoa của Trường Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương) có chung khát vọng học giỏi để thoát nghèo, trở thành giáo viên đem con chữ đến với những học sinh thiếu may mắn như mình. TPO - Nguyễn Thị An và Hứa Hồng Ngọc sinh ra ở hai miền Nam, Bắc là thủ khoa của Trường Đại học...

Mới nhất

Điểm tựa cho phận đời khó khăn

Từ lâu, tại Nhà thờ giáo xứ Vườn Xoài (quận 3, TP. Hồ Chí Minh) có một quán cơm 2.000 đồng, đây là địa chỉ quen thuộc dành cho người nghèo, lao động khó khăn. Chỉ với 2.000 đồng tượng trưng Nằm nép mình trong khuôn viên nhà thờ giáo xứ Vườn Xoài...

Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim

Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã ra thông báo khởi xướng điều tra tự vệ đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim hoặc không hợp kim. Ngày 30/12, theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã ra thông báo...

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Belarus

Thương vụ Việt Nam tại Belarus có nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp các bên kết nối giao thương, thúc đẩy hợp tác kinh tế. Thông tin cơ bản về quan hệ thương mại Việt Nam - Belarus Năm 1993, hai nước Việt Nam và Belarus ký Hiệp định khuyến khích và bảo...

Phấn đấu trở thành tổ chức tài chính vững mạnh, chuyên nghiệp, tin cậy

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng phát triển lớn mạnh, trở thành một trong những kênh hỗ trợ tài chính quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho các dự án ưu tiên phát triển của địa phương, nhất là các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

phấn đấu năm 2030 Tà Xùa trở thành khu du lịch cấp tỉnh

Kinhtedothi - Sơn La phấn đấu đến năm 2030 Tà Xùa trở thành khu du lịch cấp tỉnh, là điểm trung tâm kết nối du lịch với các khu, điểm du lịch của các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên. UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt đồ án...

Mới nhất