Trang chủKinh tếNông nghiệpKênh Vĩnh Tế, kênh dẫn nước nhân tạo lớn nhất ĐBSCL nối...

Kênh Vĩnh Tế, kênh dẫn nước nhân tạo lớn nhất ĐBSCL nối An Giang với Kiên Giang đã 200 năm tuổi


Trải qua 2 thế kỷ, kênh đào Vĩnh Tế (1824 – 2024) chắn đầu biên giới Việt Nam – Campuchia làm nhiệm vụ xác lập chủ quyền bờ cõi, bảo đảm an ninh, quốc phòng của Tổ quốc. 

Đồng thời, con kênh bồi đắp phù sa cho nhiều ngàn héc-ta đất nông nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên, phát triển giao thương rộng khắp và cung cấp nguồn thủy sản dồi dào phục vụ đời sống người dân.

Vĩnh Tế là con kênh đào tay lớn thứ hai trong lịch sử thời phong kiến Việt Nam. Nhận định tổng quát về các kênh đào Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng, nhà văn Sơn Nam cho biết: “Trong lịch sử khai khẩn ĐBSCL, đầu tiên là kinh Bảo Định, nối sông Tiền qua Vàm Cỏ Tây, nối rạch Mỹ Tho qua ngọn rạch Vũng Cù, người đốc xuất là Nguyễn Cửu Vân (năm 1705).

Kênh Núi Sập là công trình thứ hai, theo thứ tự thời gian, kế đến kênh Vĩnh Tế, rồi kênh Vĩnh An từ Châu Đốc qua Tân Châu. Tóm lại, trong 4 con kênh đào thời Pháp chưa đến, vùng An Giang có đến 3, quan trọng nhất là kênh Vĩnh Tế”.

Theo sử sách triều Nguyễn, vào năm 1816, khi thành Châu Đốc đắp xong, vua Gia Long xem địa đồ miền đất này liền truyền: “Xứ này nếu mở đường thủy thông với Hà Tiên, thì hai đàng nông thương đều lợi. Trong tương lai, dân đến ở làng đông, đất mở càng rộng, sẽ thành một trấn to vậy”. Nhưng nhà vua chưa ra lệnh cho đào ngay vì ngại đây là vùng đất mới mở, Nhân dân còn cơ cực, lòng dân sẽ không yên.

Đến năm Kỷ Mão, Gia Long thứ 18 (1819), vua phát lệnh cho đào kênh với 3 mục tiêu nhằm phát triển đất nước, phòng giữ ngoài biên, người dân buôn bán. Vị trí con kênh “Ở phía Tây sông Châu Đốc, phía Tây Bắc huyện Tây Xuyên 28 dặm.

Sông rộng bảy trượng năm thước, sâu sáu thước, đo thẳng từ sau hào Đồn Hữu lên phía Tây vàm Ca Âm đến Kì Thọ là 250 dặm rưỡi, đặt tên là sông Vĩnh Tế, sai Trấn thủ Vĩnh Thanh Nguyễn Văn Thụy, Chưởng cơ Nguyễn Văn Tuyên lấy dân địa phương và dân phiên đào mở”.

img

Kênh Vĩnh Tế đoạn qua địa phận tỉnh An Giang. Kênh Vĩnh Tế là con kênh đào nhân tạo lớn thứ 2 trong lịch sử phong kiến Việt Nam nối tỉnh An Giang với tỉnh Kiên Giang.

Để chuẩn bị, tháng 7/1819, vua sai Trấn thủ Hà Tiên Mạc Công Du (cháu nội Mạc Thiên Tích) đo đường sông Châu Đốc đến sông Giang Thành, vẽ bản đồ để dâng lên. Đến tháng 9, vua thấy trấn Vĩnh Thanh và Hà Tiên tiếp giáp Chân Lạp nên muốn đào kênh nối liền phòng khi hữu sự. Khi đó, Đồng Phù là Chiêu Chùy (chức quan) của Chân Lạp sang chầu, vua cho vời đến hỏi ý kiến.

Đồng Phù tâu: “Nếu đào con sông ấy thì dân và vua của chúng tôi cũng đều được nhờ”. Sau đó, vua yêu cầu đo từ phía Tây đồn Châu Đốc qua cửa Ca Âm, Cây Báng, đến sông cũ hơn 200 dặm, tính công đào đất và lượng sức người, sai Trấn thủ Nguyễn Văn Thụy và Chưởng cơ Nguyễn Văn Tuyên đốc suất dân phu 5.000 người và binh dân đồn Uy Viễn 500 người. Quan Đồng Phù quản suất dân Chân lạp 5.000 người, đến tháng 12 khởi công đào kênh.

Trong sách “Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hâu Giang”, nhà văn Nguyễn Văn Hầu cho biết, kênh Vĩnh Tế thực hiện qua 3 đợt, nguồn nhân công gồm dân binh 2 nước, do quan phụ trách của hai bên thực hiện, địa hình kênh đào có nhiều đoạn sình lầy, đá ngầm.

Để phóng tiêu đào kênh được thẳng, đợi đêm đến quan chỉ huy cho người rẽ sậy, đốt đuốc trên đầu những cây sào cao rồi nhắm theo đường thẳng mà cắm. Muốn chỉnh những “cây sào lửa” cho thẳng hàng, người cắm tiêu cầm một cây rọi to, đứng trên cao phất qua phất lại ra hiệu cho người cằm sào tìm đúng vị trí.

Theo sách, Thoại Ngọc Hầu huy động 5.000 nhân công là thường dân và binh lính, cùng 500 quân ở đồn Uy Viễn. Về phía Chân Lạp có 5.000 dân xâu và binh lính cũng được trưng dụng. Người Việt đào đoạn kênh dài 7.575 tầm trên nền đất cứng, người Khmer đào 18.704 tầm trên phần đất mềm.

Đến đợt 3, vào tháng 2/1824, chiều dài kênh còn lại 1.700 trượng kể từ cuối rạch Gianh Thành tới nơi đã đào xong. Đào đến đoạn cuối này có sự hỗ trợ tích cực của Phó Tổng trấn Trần Văn Năng và binh linh, dân xâu lên tới 25.000 người…

Đến năm 1824, kênh Vĩnh Tế hoàn thành, dài 205 dặm. Tính theo hệ mét, chiều dài con kênh là 88.560m đến 93.275m, nhiều sách báo thường dùng 91km. Đáng lưu ý, kênh này có cách hiểu về lý trình là 66,5km và 95,5km nên các sử liệu có sự khác biệt. Đặc biệt, sử Cao Miên, thư tịch Chân Lập nói sai về tên gọi kênh đào, chiều dài con kênh, thời gian đào kênh…

Với giá trị to lớn về kinh tế và vai trò chiến lược quan trọng về mặt quốc phòng, năm 1836 (Minh Mạng thứ 17), cho chạm hình tượng kênh Vĩnh Tế vào Cao đỉnh, là một đỉnh đồng lớn nhất trong Cửu đỉnh, thờ vua Gia Long đặt trước sân Thế miếu (Đại nội Huế). Ngày 28/5/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem “Kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 – 2024)”.

Kênh Vĩnh Tế dẫn nước từ sông Châu Đốc, chạy dọc miền biên viễn Tây Nam, thông qua các kênh đào đan xen tống phèn ra biển, cung cấp nước ngọt, phù sa cho ruộng đồng. Hai bên bờ kênh, nhà người dân và đô thị sầm uất ngày càng nhiều, cuộc sống sung túc trải dài dọc theo biên giới.

Kênh này là công trình lớn với nhiều giá trị về quốc phòng, giao thông, thương mại, thủy lợi, cũng như là nông nghiệp và đang được phát huy cho đến ngày nay. Công lao của công trình to lớn này là của người dân, trong đó, công đầu do danh thần Thoại Ngọc Hầu chỉ huy hàng ngàn vạn người đào kênh bằng tay từ năm 1819 – 1824.

Từ “kênh mẹ” Vĩnh Tế, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã quyết định đào kênh T5 (kênh Võ Văn Kiệt) đưa nước ngọt xuyên qua vùng Tứ giác Long Xuyên ra tới Biển Tây, góp phần quan trọng đưa sản lượng lúa của An Giang đứng tốp đầu của cả nước.





Nguồn: https://danviet.vn/kenh-vinh-te-kenh-dan-nuoc-nhan-tao-lon-nhat-dbscl-noi-an-giang-voi-kien-giang-da-200-nam-tuoi-20240826235048704.htm

Cùng chủ đề

Món ‘vũ nữ chân dài’ ở An Giang đắt ngang tôm hùm, khách ăn sạch cả xương

Không chỉ có tên gọi mĩ miều, đặc sản “vũ nữ chân dài” ở An Giang còn hút khách bởi độ giòn, thơm và ngọt thịt, có thể ăn hết cả xương. “Vũ nữ chân dài” là tên gọi khác của món khô nhái. Món ăn này có mặt tại nhiều tỉnh thành miền Tây nhưng phổ biến hơn cả là ở An Giang. Theo người dân địa phương, món khô nhái có xuất xứ từ Campuchia. Khi du nhập vào...

Giá cau 20.000 đồng/kg, nông dân Kiên Giang phấn khởi hốt bạc

Thương lái mua trái cau với giá khoảng 20.000 đồng/kg, nông dân ở huyện Châu Thành (Kiên Giang) phấn khởi vì hốt bạc. Nguồn: https://tuoitre.vn/gia-cau-20-000-dong-kg-nong-dan-kien-giang-phan-khoi-hot-bac-20241108102334425.htm

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Tháo gỡ khó khăn, tuyến ĐT948 ở An Giang tăng tốc thi công sau Báo Giao thông phản ánh

Tuyến ĐT948 kết nối hai khu du lịch Chùa Bà chúa xứ núi Sam với cáp treo Núi Cấm (An Giang) đang được nâng cấp, mở rộng để các phương tiện lưu thông êm thuận. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đừng để luật Nhà giáo ban hành mà các thầy lại thấy khó khăn hơn

Lưu ý Luật Nhà giáo chắc chắn được các thầy cô giáo rất chờ đón, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu luật phải thực sự tôn vinh được người giáo viên, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác giáo dục. ...

Chàng trai, cô gái miền núi về TP.HCM tranh tài với các dự án khởi nghiệp

Nhiều chàng trai, cô gái miền núi các tỉnh đang có mặt tại TP.HCM để giới thiệu các dự án khởi nghiệp được phát triển các sản phẩm từ tài nguyên bản địa của quê hương. ...

Những vấn đề sẽ làm “nóng” Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch tỉnh với nông dân Quảng Ngãi

Trong các nội dung, kiến nghị mà Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu cấp, ngành chuẩn bị giải quyết và trả lời cho nông dân tại Hội nghị đối thoại năm 2024, đáng chú ý là những nội dung liên quan...

Dự báo cường độ của bão số 7 ở Biển Đông, khi nào suy yếu thành áp thấp nhiệt đới?

Tin bão mới nhất: Hồi 10 giờ (09/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14...

Triền đồi toàn hoa dại ở ngoại ô TP.Đà Lạt có gì mà khách du lịch lại đến check-in ầm ầm?

Triền đồi hoa dã quỳ đang nở vàng rực ở ngoại ô TP.Đà Lạt đang trở thành nơi chụp ảnh, check-in của nhiều người yêu hoa, thích vẻ đẹp của loài hoa dại nhưng có sức sống mãnh liệt này. ...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Con số xuất khẩu nông sản kỷ lục chứng minh hiệu quả công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Theo Bộ NNPTNT, xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng năm 2024 đã đạt 46,28 tỷ USD, chứng minh chất lượng nhiều loại nông sản của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường trên thế giới. Con số này cũng chứng tỏ công tác quản...

Doanh nghiệp Việt tự tin đưa sản phẩm “bất ngờ” vào thị trường Trung Quốc

Trong 6 kỳ Hội chợ nhập khẩu quốc tế CIIE Thượng Hải, các doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu tới bạn hàng Trung Quốc các sản phẩm thế mạnh của mình như cà phê, hạt điều, các dòng đồ uống hoa quả, nước yến. ...

Mèo báo, con động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ lần đầu tiên thấy ở rừng rậm Nghệ An

Bẫy ảnh được đặt ở một khoảnh rừng rậm thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã "soi" được hình ảnh một con động vật hoang dã lần đầu thấy. Đó là một con mèo báo lạ đang đi lầm lũi trong đêm, bẫy...

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người...

Cùng chuyên mục

Chàng trai, cô gái miền núi về TP.HCM tranh tài với các dự án khởi nghiệp

Nhiều chàng trai, cô gái miền núi các tỉnh đang có mặt tại TP.HCM để giới thiệu các dự án khởi nghiệp được phát triển các sản phẩm từ tài nguyên bản địa của quê hương. ...

Những vấn đề sẽ làm “nóng” Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch tỉnh với nông dân Quảng Ngãi

Trong các nội dung, kiến nghị mà Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu cấp, ngành chuẩn bị giải quyết và trả lời cho nông dân tại Hội nghị đối thoại năm 2024, đáng chú ý là những nội dung liên quan...

Dự báo cường độ của bão số 7 ở Biển Đông, khi nào suy yếu thành áp thấp nhiệt đới?

Tin bão mới nhất: Hồi 10 giờ (09/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14...

Khi những nhà văn hoá tiền tỷ đua nhau mọc lên từ sự đồng thuận của ý đảng, lòng dân

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, gần chục nhà văn hoá xóm lần lượt được xây dựng với kinh phí hàng tỷ đồng đã và đang dần hiện hữu tại xã Dương Thành (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) nhờ sức mạnh của lòng dân, tạo nên một diện mạo làng...

Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương, khơi dậy ý chí tự lực vươn lên của người nghèo.Thời gian qua, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng...

Mới nhất

Chồng giở trò biến thái với phụ nữ rồi bị bắt quả tang, vợ chia sẻ câu chuyện khiến CĐM dậy sóng

Sau khi giở trò biến thái với một cô gái trẻ và bị ghi lại hình ảnh, người chồng đã nổi "như cồn" trên MXH và lập tức bị sa thải ở nơi làm việc. ...

Sẵn sàng bứt phá với Marathon Cà Mau 2024 – Cúp Petrovietnam

Đội Vietsovpetro và tinh thần “Giữ lửa cho tương lai” Đội Vietsovpetro tham gia Giải trên tinh thần “Giữ lửa cho tương lai” và phương châm “Một đội ngũ - Một mục tiêu”. Ông Hoàng Thanh Bình – Trưởng Ban thể thao Công đoàn Vietsovpetro cho biết, Công đoàn đã chủ động triển khai công tác chuẩn bị ngay từ...

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024

(ĐCSVN) - Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm, các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong tháng 11 và từ nay đến cuối năm. Tham dự phiên họp có các đồng...

Bài 1: Làng Đại học Đà Nẵng

(ĐCSVN) - Nội dung chủ yếu của Dự án xây dựng khu đô thị Đại học Đà Nẵng là quy hoạch cơ sở này thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, liên ngành… bảo đảm sự gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp...

Quán bánh rán ‘siêu nhỏ’ ngày bán vài nghìn chiếc, khách đứng kín vỉa hè chờ mua

Quán bánh rán của anh Nguyễn Quốc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) rất nhỏ, chật hẹp nhưng luôn đông khách, bán được 4.000-6.000 chiếc/ngày. 15h30, quán bánh rán truyền thống trên phố Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) bắt đầu tấp nập khách. Anh Khánh (30 tuổi, chủ quán) và nhân viên thoăn thoắt nặn bánh, chiên bánh, đảo bánh,...

Mới nhất