Trang chủChính trịNgoại giaoKế hoạch, phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy...

Kế hoạch, phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ


Theo Kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, duy trì 8 bộ, cơ quan ngang bộ (có sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong), cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 14 bộ, cơ quan ngang bộ.

Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. (Nguồn: TTXVN)
Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. (Nguồn: TTXVN)

Rà soát hoạt động các ban chỉ đạo

Kế hoạch đặt ra một số nhiệm vụ chung. Theo đó, các cơ quan, tổ chức kết thúc hoạt động Ban cán sự đảng, khẩn trương xây dựng phương án thành lập Đảng bộ bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực thuộc Đảng bộ Chính phủ; đồng thời xây dựng quy chế làm việc, mối quan hệ công tác của Đảng ủy bộ sau sắp xếp tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, bảo đảm theo yêu cầu định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ.

Thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ và tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (giảm tối thiểu 15% – 20% đầu mối tổ chức bên trong, trừ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo quyết định của Bộ Chính trị, không bao gồm các tổ chức thuộc diện hợp nhất, sáp nhập do trùng lặp chức năng, nhiệm vụ khi thực hiện phương án hợp nhất các Bộ), bảo đảm bám sát yêu cầu định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo Trung ương; đồng thời, rà soát lại tất cả các hoạt động của các ban chỉ đạo theo hướng kết thúc hoạt động, chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ cần thiết.

Sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy của Chính phủ để có giải pháp đề xuất xử lý trong quá trình sắp xếp; xây dựng dự thảo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Đề xuất và giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Hướng dẫn xử lý tài chính, ngân sách, tài sản công và chuyển tiếp quản lý dự án đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Kế hoạch sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ

Đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, kết thúc hoạt động của Ban cán sự đảng Chính phủ, lập Đảng bộ Chính phủ trực thuộc trung ương, gồm các tổ chức đảng trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và một số đảng bộ trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước (riêng Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Công an trực thuộc Trung ương giữ nguyên như hiện nay); có cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc đặt tại Cơ quan Chính phủ. Đảng ủy Chính phủ, gồm: ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy; ban thường vụ đảng ủy gồm đồng chí Thủ tướng Chính phủ làm Bí thư, các Phó Thủ tướng Chính phủ, một số thành viên Chính phủ và có thể bố trí 1 Phó Bí thư chuyên trách; Bộ Chính trị chỉ định nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ đảng ủy; quy định ban thường vụ đảng ủy thực hiện chức năng, nhiệm vụ như của ban cán sự đảng Chính phủ hiện nay.

Kết thúc hoạt động của các ban cán sự đảng, lập Đảng bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực thuộc Đảng bộ Chính phủ gồm: Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Ban Thường vụ Đảng ủy gồm Bộ trưởng làm Bí thư, các Thứ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và 1 Phó Bí thư chuyên trách; cấp có thẩm quyền chỉ định nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, quy định Ban Thường vụ Đảng ủy thực hiện chức năng, nhiệm vụ như của Ban Cán sự Đảng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hiện nay.

Duy trì 8 bộ, cơ quan ngang bộ (có sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong), gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Tư pháp; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

“Việc đề xuất duy trì các bộ, cơ quan ngang bộ nêu trên là cần thiết, bảo đảm tính ổn định, kế thừa và phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay”, Kế hoạch nêu rõ.

Theo Kế hoạch, cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất 14 bộ, cơ quan ngang bộ:

Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tưBộ Tài chính. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Hợp nhất Bộ Giao thông vận tảiBộ Xây dựng. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng).

Hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thôngBộ Khoa học và Công nghệ. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Chuyển đổi số và Khoa học, Công nghệ hoặc Bộ Chuyển đổi số, Khoa học, Công nghệ và Truyền thông (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ).

Hợp nhất Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động; chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.

Bộ Y tế chủ động phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trong việc tiếp nhận một số nhiệm vụ của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương (khi kết thúc hoạt động Ban này); đồng thời, dự kiến tiếp nhận quản lý nhà nước về: bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển sang.

Bộ Ngoại giao chủ động phối hợp để tiếp nhận nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (khi kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội).

Bộ Nội vụ chủ động xây dựng phương án sắp xếp Học viện Hành chính Quốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng đề án hợp nhất Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ (sau khi chuyển một số chức năng sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế); phối hợp với Ủy ban Dân tộc chuyển chức năng, nhiệm vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban Dân tộc.

Ủy ban Dân tộc chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng phương án tiếp nhận Ban Tôn giáo Chính phủ và phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về giảm nghèo từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Cũng theo Kế hoạch trên, kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển chức năng, nhiệm vụ về Bộ Tài chính, các Bộ chuyên ngành và các cơ quan liên quan. Thực hiện phương án này, dự kiến chuyển chức năng, nhiệm vụ thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu đối với 19 tập đoàn, tổng công ty hiện đang giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý về Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển; các nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực liên quan đến phạm vi hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty sẽ do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý, bảo đảm tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu.

Đối với một số tập đoàn lớn (như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam…) thì nghiên cứu xác định là đầu mối tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ Chính phủ.

Kết thúc hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan. Thực hiện phương án này, dự kiến chuyển nhiệm vụ của Ủy ban về Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ điều phối giám sát chung đối với thị trường tài chính (gồm: chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng), trong điều kiện các luật chuyên ngành đang giao trách nhiệm cho các bộ, ngành thực hiện chức năng giám sát chuyên ngành (Bộ Tài chính giám sát thị trường chứng khoán, bảo hiểm; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giám sát hoạt động ngân hàng), cần thành lập tổ chức phối hợp liên ngành do Lãnh đạo Chính phủ làm người đứng đầu để chỉ đạo hoạt động điều phối giám sát chung đối với thị trường tài chính.

Sắp xếp 2 Viện Hàn lâm khoa học và 2 Đại học Quốc gia, bảo đảm hiệu quả, phát huy được nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo.

Đối với 2 Viện Hàn lâm: Phương án 1: Hợp nhất Viện Hàn lâm Khoa học xã hội với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ thành Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam; Phương án 2: Duy trì 02 Viện Hàn lâm nhưng thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế, bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu của Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam.

Đối với 2 Đại học Quốc gia (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), đề xuất chuyển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để quản lý.

Chuyển Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào trong cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng. Theo Nghị định số 61/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đứng đầu Ban Quản lý là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo đó, việc chuyển Ban Quản lý này về Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý có yếu tố thuận lợi. Tuy nhiên, cần hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và phát huy tốt giá trị của khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phục vụ đón tiếp các đoàn khách quốc tế và du khách trong nước, tăng cường hợp tác quốc tế và bảo vệ, gìn giữ tốt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cơ cấu Bảo hiểm xã hội Việt Nam vào Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển. Sáp nhập Bảo hiểm xã hội Việt Nam vào Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển (tổ chức lại thành 1 đầu mối độc lập thuộc Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển).

Thực hiện phương án này, về cơ bản vẫn tạo điều kiện cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ có tính độc lập như hiện nay; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng quản lý bảo hiểm (hiện nay do Bộ trưởng Bộ Tài chính là Chủ tịch) chỉ đạo công tác quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được hiệu quả (thu gọn được 1 đầu mối cơ quan thuộc Chính phủ).

Kế hoạch sắp xếp các tổ chức bên trong bộ, cơ quan ngang bộ

Đối với các tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục, Ban Chỉ đạo đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng phương án sắp xếp, tổ chức lại, bảo đảm tinh gọn, cơ bản không duy trì mô hình tổng cục thuộc Bộ. Trường hợp cần thiết duy trì mô hình tổng cục, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ báo cáo Ban Chỉ đạo của Chính phủ để xin ý kiến Ban Chỉ đạo Trung ương xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.

Đối với các vụ, cục có chức năng tham mưu tổng hợp chung, Ban Chỉ đạo đề nghị mỗi bộ chỉ duy trì 1 đầu mối tổ chức tương ứng với các lĩnh vực: Tổ chức cán bộ, Pháp chế, Hợp tác quốc tế, Văn phòng, Kế hoạch Tài chính, Thanh tra.

Các cục, vụ thực hiện chức năng tham mưu, tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành, Ban Chỉ đạo đề nghị rà soát, sắp xếp, kiện toàn các tổ chức này theo hướng tinh gọn, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, chỉ duy trì các vụ, cục có đối tượng quản lý chuyên ngành, bảo đảm đáp ứng các tiêu chí, điều kiện theo quy định của Chính phủ.

Đối với các vụ, cục có nhiệm vụ liên thông, gắn kết, đề nghị sắp xếp, kiện toàn các vụ, cục này thành 1 đầu mối.

Hạn chế tối đa chuyển các vụ thành các cục, trừ trường hợp cần đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền xử lý theo chức năng quản lý nhà nước của bộ.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, đề nghị sắp xếp, kiện toàn theo yêu cầu của Nghị quyết 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, quy định của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Chỉ duy trì tối đa 5 đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, ngành (gồm: Viện; tạp chí; báo; trung tâm thông tin; trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức); đồng thời sắp xếp tổ chức bên trong của các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn và đáp ứng tiêu chí thành lập tổ chức theo quy định.

Với viện, Ban Chỉ đạo đề nghị sắp xếp, tổ chức lại theo hướng thu gọn đầu mối trên cơ sở thực hiện nguyên tắc một đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại theo yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW và phù hợp với quy hoạch mạng lưới các tổ chức khoa học công nghệ công lập.

Với báo, tạp chí, Ban Chỉ đạo đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện phương án sắp xếp các đơn vị này, bảo đảm mỗi Bộ, cơ quan ngang Bộ chỉ có 1 cơ quan báo (gồm: báo in, báo điện tử và Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành) và 1 tạp chí khoa học chuyên ngành (chỉ duy trì đối với các tạp chí có uy tín về khoa học trên thế giới và trong nước). Trong quá trình sắp xếp các bộ, trường hợp có 2 báo đang tự chủ chi thường xuyên trở lên thì trước mắt duy trì và thực hiện lộ trình sắp xếp phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ quan báo chí theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Đơn vị sự nghiệp công lập ngoài cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Chỉ giữ lại các đơn vị thuộc bộ, ngành phục vụ nhiệm vụ chính trị và các đơn vị đầu ngành gắn với chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành đáp ứng đầy đủ tiêu chí, điều kiện thành lập theo quy định, phù hợp với quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực; chuyển đổi thành công ty cổ phần khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Đồng thời, rà soát, sắp xếp tổ chức bên trong của các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm đáp ứng tiêu chí thành lập tổ chức theo quy định của Chính phủ và yêu cầu tinh gọn tổ chức bộ máy.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trường cao đẳng, trường trung cấp): Thực hiện sắp xếp theo Quyết định số 73/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, gồm 4 cấp: quốc gia, vùng, ngành, tỉnh, bảo đảm đến hết năm 2025, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên.

Học viện, đại học, trường đại học: Đến năm 2025 đề nghị tự bảo đảm chi thường xuyên, đồng thời rà soát, sắp xếp theo quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo gắn với nâng cao mức độ tự chủ về tài chính phù hợp với lộ trình tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực.

Đối với bệnh viện: Chỉ giữ lại các bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; một số ít bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, bệnh viện của các trường đại học; đến hết năm 2025 các cơ sở khám chữa bệnh (trừ các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh đặc thù) là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên.

Đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc văn phòng, cục thuộc bộ, cục thuộc tổng cục thuộc bộ: Đề nghị sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; các đơn vị sự nghiệp công lập khác phải tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập còn lại: Yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và mức độ tự chủ tài chính. Xây dựng phương án tự chủ về tài chính và chuyển đổi thành công ty cổ phần khi đáp ứng đủ điểu kiện theo quy định của pháp luật.

Đối với cơ quan thuộc Chính phủ: Đề nghị thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại nhằm giảm mạnh đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ.





Nguồn

Cùng chủ đề

Trước ngưỡng cửa của kỷ nguyên mới

Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski có bài viết chia sẻ những nhận định về con đường phát triển của Australia và Việt Nam, đồng thời nêu bật sự ủng hộ mạnh mẽ của Australia đối với những định hướng mà Việt Nam đang theo đuổi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nội dung chính của bài viết.   Đại sứ Australia tại Việt Nam, ông Andrew Goledzinowski phát biểu tại sự kiện. (Ảnh: Đại sứ quán...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần "liều thuốc đủ mạnh" điều trị tình trạng cán bộ yếu kém

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, làm tốt công tác cán bộ là một trong những liều thuốc đủ mạnh để trị tình trạng cán bộ yếu kém, trị căn bệnh cán bộ làm việc hành chính, máy móc; tiêu cực, nhũng nhiễu. Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc vào ngày 1/12/2024 do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức, đồng chí Tổng Bí thư lại một lần...

Chính phủ cho phép Hải Phòng thành lập khu kinh tế ven biển

Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng là khai thác tối đa lợi thế về vị trí cửa ngõ quốc tế, nền tảng phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng biển trong việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các địa bàn lân cận và quốc tế. ...

Cần thiết lập pháp lý để thúc đẩy phát triển tài sản số

Các dữ liệu đã khẳng định được sự phát triển của ngành tài sản số tại Việt Nam, song việc thiếu khung pháp lý đang làm giảm niềm tin, là rào cản cho sự phát triển các doanh...

Đà Nẵng: Dự kiến hợp nhất nhiều sở

Ban cán sự Đảng UBND TP Đà Nẵng đã đề xuất phương án hợp nhất một số Sở, giải thể một số ban tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW. Ngày 4/12, tin từ Văn phòng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Campuchia phối hợp ngăn ngừa, đấu tranh với các hành động khủng bố xuyên quốc gia

Chiều 5/12, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnhVùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam phối hợp với Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 34 về hoạt động tuần tra chung lần thứ 75 và 76 giữa Hải quân hai nước.

Giá vàng không bao giờ về 2.000 USD, mà sẽ lên gấp 3, đà tăng giá có thể kéo đến năm 2025?

Giá vàng hôm nay 6/12/2024: Giá vàng thế giới có thể khó có bứt phá lớn nếu không có biến động mới từ thị trường tài chính và địa chính trị toàn cầu. Trong khi, giá vàng trong nước tạm giữ ổn định sau một đợt tăng giảm thất thường, nhưng chệnh lệch mua và bán vẫn ở mức cao. Đà tăng giá có thể tiếp tục kéo đến năm 2025?

Chính phủ Việt Nam và Nvidia có bước đi chiến lược, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ cao

Ngày 5/12, Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) công bố thông tin về hợp tác giữa Việt Nam với Nvidia để thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI), được gọi là VRDC (Vietnam Research and Development Center), cùng với Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.

Trung Quốc cảnh báo công dân ở Philippines, Cảnh sát Hàn Quốc điều tra Tổng thống, Quốc hội Pháp bỏ phiếu bất tín nhiệm...

Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện Triều Tiên-Nga bắt đầu có hiệu lực, Đảng đối lập Hàn Quốc chốt ngày luận tội Tổng thống, Trung Quốc ủng hộ dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia, Hamas đe dọa "vô hiệu hóa" các con tin…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Ở thời điểm "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" hiện nay, Ankara có những hành động táo bạo hơn để nhổ tận gốc "cái gai trong mắt".

Bài đọc nhiều

Doanh nhân Phạm Đình Thương và những bước chân không nghỉ hướng về quê hương Việt Nam

Ra nước ngoài với hoài bão thay đổi tương lai của bản thân và gia đình, khi trở về mang theo những yêu thương đóng góp xây dựng quê hương, doanh nhân Phạm Đình Thương và SUN SHINE đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật có những đóng góp tích cực cho Việt Nam.

Giá vàng “vào vai” hầm trú ẩn, USD mạnh hơn không có nghĩa kim loại quý giảm

Giá vàng hôm nay 5/12/2024 ghi nhận thị trường thế giới tăng nhẹ nhờ hoạt động mua vào vàng để tìm nơi trú ẩn an toàn. Capital Economics dự báo giá vàng sẽ tăng nhẹ trong năm 2025, từ mức 2.650 USD lên khoảng 2.750 USD/ounce vào cuối năm tới.

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

Thị trường diễn biến bất ngờ, vụ thu hoạch chậm hơn thường lệ, gây áp lực lên nguồn cung

Giá tiêu hôm nay 5/12/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ giảm mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 142.500 đồng/kg.

Chuyên gia hiến kế Hà Nội phát triển hệ thống giao thông thông minh

Phát biểu tại sự kiện, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Đỗ Việt Hải cho rằng thành phố cần đẩy nhanh việc triển khai hệ thống thông minh nhằm hạn chế tối đa tình trạng ách tắc giao thông, cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khói bụi từ phương tiện di chuyển. Theo ông Hải, Hà Nội là thành phố có diện tích và mật độ dân số lớn, với hơn 8,5 triệu...

Cùng chuyên mục

Giá vàng không bao giờ về 2.000 USD, mà sẽ lên gấp 3, đà tăng giá có thể kéo đến năm 2025?

Giá vàng hôm nay 6/12/2024: Giá vàng thế giới có thể khó có bứt phá lớn nếu không có biến động mới từ thị trường tài chính và địa chính trị toàn cầu. Trong khi, giá vàng trong nước tạm giữ ổn định sau một đợt tăng giảm thất thường, nhưng chệnh lệch mua và bán vẫn ở mức cao. Đà tăng giá có thể tiếp tục kéo đến năm 2025?

Chính phủ Việt Nam và Nvidia có bước đi chiến lược, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ cao

Ngày 5/12, Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) công bố thông tin về hợp tác giữa Việt Nam với Nvidia để thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI), được gọi là VRDC (Vietnam Research and Development Center), cùng với Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.

Chưa có người Việt Nam bị ảnh hưởng từ biến động chính trị ở Hàn Quốc

Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 5/12, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã thông báo với các phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước những diễn biến chính trị mới đây ở Hàn Quốc. Theo Người phát ngôn Phạm Thu Hằng, là quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hàn Quốc, Việt Nam luôn quan tâm, theo dõi những diễn biến, tình hình hiện nay tại Hàn...

Nga có thể “đánh rơi” Dòng chảy phương Bắc 2 vào tay tỷ phú Mỹ?

Một tòa án ở Thụy Sỹ tuyên bố sẽ xem xét thỏa thuận tái cấu trúc khoản nợ của công ty Nord Stream 2 AG - nhà điều hành đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) của Nga - với các chủ nợ,

Chính phủ cường quốc Tây Âu bị lật đổ, nền kinh tế vốn liêu xiêu có thể bị “hạ gục”

Chính phủ Pháp bị lật đổ - động thái này có thể đẩy cường quốc Tây Âu vào giai đoạn bất ổn về chính trị và khủng hoảng sâu sắc về kinh tế, chỉ 6 tháng sau khi Tổng thống Emmanuel Macron giải tán Quốc hội sau thất bại nặng nề của đảng ông trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu.

Mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra vị trí xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Chiều 5/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận kiểm tra thực địa vị trí xây Nhà máy điện hạt nhân 1 tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. ...

Giá vàng không bao giờ về 2.000 USD, mà sẽ lên gấp 3, đà tăng giá có thể kéo đến năm 2025?

Giá vàng hôm nay 6/12/2024: Giá vàng thế giới có thể khó có bứt phá lớn nếu không có biến động mới từ thị trường tài chính và địa chính trị toàn cầu. Trong khi, giá vàng trong nước tạm giữ ổn định sau một đợt tăng giảm thất thường, nhưng chệnh lệch mua và bán vẫn ở mức cao. Đà tăng giá có thể tiếp tục kéo đến năm 2025?

Đề xuất 28 loại thuốc điều trị ung thư vào danh mục BHYT từ năm 2025

Tại Hội thảo phổ biến thông tư 37 và xin ý kiến danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT do Bộ...

Thêm liều thuốc tinh thần xoa dịu nỗi đau cho người mắc bệnh hiểm nghèo

NDO - 13 năm qua, những nghệ sĩ của chương trình “Mang âm nhạc đến bệnh viện” vẫn âm thầm mang lời ca, tiếng hát của mình đến xoa dịu những nỗi đau cho người bệnh, nhất là những người không may mắc bệnh hiểm nghèo. Chiều 5/12, Đoàn Thanh niên ngành y tế và nhóm tình nguyện...

FLC có chủ tịch mới, bà Bùi Hải Huyền trở lại ‘ghế nóng’

Theo thông tin công bố từ FLC, ông Vũ Anh Tuân đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT từ hôm nay (5/12) trong khi bà Bùi Hải Huyền trở lại giữ chức Tổng giám đốc. CTCP Tập đoàn FLC (FLC) vừa công bố thông tin, ông Lê Bá Nguyên thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT và ông Lê Tiến Dũng...

Mới nhất