Trang chủNewsChính trịKế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ...

Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030


Mục tiêu nhằm cụ thể hóa nội dung Quyết định số 1343/QĐ-TTg ngày 14/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo làm cơ sở cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương triển khai thực hiện bảo đảm thống nhất, đồng bộ, đặt trong tổng thể Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kết hợp chặt chẽ với các chiến lược chuyên ngành liên quan.

Kiện toàn tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự từ trung ương đến địa phương

Theo Kế hoạch, giai đoạn 1 đến năm 2025 sẽ tập trung vào nhiệm vụ chính như sau:

1- Tổ chức lại Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia trên cơ sở các Ban Chỉ đạo cấp quốc gia: Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia; Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (Thời gian thực hiện: Tháng 6/2024).

2- Kiện toàn, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế lãnh đạo, chỉ huy điều hành phòng thủ dân sự từ trung ương đến địa phương và các cơ quan, đơn vị, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, tinh, gọn, hiệu quả.

3- Rà soát, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan bảo đảm phù hợp với Luật Phòng thủ dân sự và thực tiễn.

4- Rà soát, hoàn thiện hệ thống kế hoạch phòng thủ dân sự bảo đảm phù hợp thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội ngành, lĩnh vực của cả nước và địa phương; bảo đảm thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại do sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.

5- Bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo cho cấp ủy đảng; năng lực quản lý, chỉ huy, điều hành hoạt động phòng thủ dân sự cho cán bộ lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương; nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức về phòng thủ dân sự cho đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ thông tin, truyền thông tại các bộ, ngành trung ương, địa phương.

6- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượng và Nhân dân trong phòng thủ dân sự; phổ biến cho Nhân dân kỹ năng cần thiết để biết tự bảo vệ trước sự cố, thảm họa và chung tay bảo vệ cộng đồng.

7- Rà soát, kiện toàn tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự từ trung ương đến địa phương, bảo đảm thống nhất, tinh gọn, hiệu quả; xây dựng cơ chế điều hành hoạt động phòng thủ dân sự phù hợp cơ cấu tổ chức, khả năng bảo đảm và đặc điểm loại hình sự cố, thiên tai.

8- Triển khai các chương trình, đề án, chiến lược ngành đã được phê duyệt; ưu tiên nguồn lực, tập trung hoàn thành các công trình thiết yếu ở các khu vực có nguy cơ rủi ro thiên tai cao; triển khai thành lập và đưa vào hoạt động Quỹ Phòng thủ dân sự trung ương, Quỹ Phòng thủ dân sự địa phương.

9- Rà soát, thúc đẩy ký kết các thỏa thuận khung hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự nhằm trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực phòng thủ dân sự và sẵn sàng đưa lực lượng, phương tiện tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa trong khu vực và quốc tế.

Hoàn thành xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự tại các khu vực rủi ro thiên tai cao

Giai đoạn 2 từ năm 2025 đến năm 2030 và những năm tiếp theo tập trung cho lực lượng chuyên trách đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt đối với các loại hình sự cố, thiên tai, có nguy cơ cao; chú trọng nâng cao năng lực cho lực lượng tại chỗ, bảo đảm thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”.

Tăng cường huấn luyện, tập huấn, diễn tập thực nghiệm các vấn đề mới, phức tạp để nghiên cứu, rút kinh nghiệm, làm cơ sở hoàn thiện các phương án ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, đồng thời nâng cao năng lực chỉ huy điều hành cho cán bộ các cấp, nâng cao kỹ năng cho lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm.

Hoàn thành xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự tại các khu vực rủi ro thiên tai cao; đăng ký, thống kê hệ thống công trình lưỡng dụng, sẵn sàng trưng dụng cho nhiệm vụ phòng thủ dân sự khi có tình huống.

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào hoạt động phòng thủ dân sự, tập trung nâng cao năng lực giám sát, cảnh báo, dự báo thiên tai, thảm họa, nâng cao năng lực sản xuất trang thiết bị phòng thủ dân sự, tạo bước đột phá trong năng lực ứng phó sự cố, thiên tai, dịch bệnh, hậu quả chiến tranh.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo để triển khai, tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, đúng quy định; kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các vấn đề bất cập để có giải pháp tháo gỡ, khắc phục và phản ánh về Bộ Quốc phòng để hướng dẫn hoặc tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổng hợp, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá và đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện; tổ chức tổng kết Kế hoạch vào cuối kỳ (năm 2030), định hướng nhiệm vụ, giải pháp sau năm 2030.





Nguồn: https://nhandan.vn/ke-hoach-hanh-dong-thuc-hien-chien-luoc-quoc-gia-phong-thu-dan-su-den-nam-2030-post811065.html

Cùng chủ đề

Quốc hội thông qua Luật Phòng thủ dân sự với tỷ lệ tán thành cao

Sáng 20-6, với đa số đại biểu tán thành (94,94% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Phòng thủ dân sự. Luật Phòng thủ dân sự quy định...

Quốc hội hôm nay (20/6) biểu quyết thông qua 3 Luật, 1 Nghị quyết

Quốc hội hôm nay (20/6) dự kiến biểu quyết thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Phòng thủ dân sự, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)...

Hôm nay (20-6), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng thủ dân sự

Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ năm, hôm nay (20-6), Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, biểu quyết thông qua 3 dự thảo luật, nghị quyết, trong đó có Luật Phòng thủ dân sự. ...

Bài học từ Covid-19: Cần chủ động nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch

Thảo luận tại Quốc hội sáng 29-5, đại biểu Hoàng Ngọc Định (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang) nhấn mạnh tới những đóng góp tích cực của Quân đội trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và nêu bài học quan trọng là cần chủ động nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch. ...

Chuẩn bị sớm ứng phó sự cố là rất quan trọng

Chiều 24-5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ năm, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự. Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.  Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của cuộc đấu tranh chống thực dân và đế quốc

Hội thảo do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc và Cơ quan Cao ủy Cựu kháng chiến và Cựu thành viên Quân đội Giải phóng Maroc tổ chức, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Maroc của Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung...

Du lịch Ninh Thuận bứt phá từ lợi thế riêng biệt

Với mục tiêu đón 3,2 triệu lượt du khách trong năm 2024, phấn đấu doanh thu đạt 2.500 tỷ đồng, Ninh Thuận đã hợp tác với nhiều tỉnh, thành phố để xây dựng các chương trình, tour, tuyến du lịch riêng biệt. Lợi thế “tiểu sa mạc”... Ninh Thuận có bờ biển trải dài 105 km cùng những dãy núi cao hướng ra Biển Đông, tạo nên những vịnh biển xanh-cát trắng-nắng vàng, như bãi tắm Ninh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Cùng đi có đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Trong không khí trang nghiêm, xúc động, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã thành kính đặt hoa, dâng hương, tưởng nhớ, tri ân công lao và những đóng góp to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ...

Cải thiện năng lực cạnh tranh du lịch

Tuần trước, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố chỉ số phát triển du lịch 2024, cho thấy Việt Nam xếp thứ 59/119 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng sau Singapore (hạng 13), Indonesia (hạng 22), Malaysia (hạng 35) và Thái Lan (hạng 47). Các chuyên gia khẳng định, những chỉ số của WEF đã được tính toán và tiêu chuẩn hóa, vì thế du lịch Việt Nam cần nhìn vào để soi lại...

Khai mạc Tuần lễ du lịch Ninh Bình “Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An” năm 2024

Tới dự chương trình có đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình; đại diện Cục Du lịch Việt Nam và đông đảo người dân, du khách trong nước và quốc tế. Đồng chí Trần Song Tùng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình phát biểu khai mạc Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2024. (Ảnh: Đức Phương) ...

Bài đọc nhiều

Hưng Yên tổng kết việc thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng, 10 năm thực hiện Chỉ thị số 39-NQ/TW

Tại hội nghị các đại biểu đã thảo luận làm rõ những kết quả thực hiện công tác bầu cử trong Đảng; việc nhận diện những biểu hiện, vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình mới, giải pháp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Các đại biểu đã đề xuất, kiến nghị những...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Bình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình chính sách, người có công,...

Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của cuộc đấu tranh chống thực dân và đế quốc

Hội thảo do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc và Cơ quan Cao ủy Cựu kháng chiến và Cựu thành viên Quân đội Giải phóng Maroc tổ chức, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Maroc của Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung...

Doanh nghiệp gia nhập thị trường lớn hơn số rút lui trong 5 tháng đầu năm

Chiều 1/6, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5, trả lời báo chí về tình hình doanh nghiệp hiện nay, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, tình hình...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Cùng đi có đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Trong không khí trang nghiêm, xúc động, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã thành kính đặt hoa, dâng hương, tưởng nhớ, tri ân công lao và những đóng góp to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của cuộc đấu tranh chống thực dân và đế quốc

Hội thảo do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc và Cơ quan Cao ủy Cựu kháng chiến và Cựu thành viên Quân đội Giải phóng Maroc tổ chức, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Maroc của Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam, do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Bình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình chính sách, người có công,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Cùng đi có đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Trong không khí trang nghiêm, xúc động, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã thành kính đặt hoa, dâng hương, tưởng nhớ, tri ân công lao và những đóng góp to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ...

Hưng Yên tổng kết việc thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng, 10 năm thực hiện Chỉ thị số 39-NQ/TW

Tại hội nghị các đại biểu đã thảo luận làm rõ những kết quả thực hiện công tác bầu cử trong Đảng; việc nhận diện những biểu hiện, vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình mới, giải pháp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Các đại biểu đã đề xuất, kiến nghị những...

Doanh nghiệp gia nhập thị trường lớn hơn số rút lui trong 5 tháng đầu năm

Chiều 1/6, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5, trả lời báo chí về tình hình doanh nghiệp hiện nay, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, tình hình...

Mới nhất

Xuất khẩu thủy sản thu về 3,6 tỷ USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tháng 5/2024, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt 870 triệu USD, tăng trên 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu cá ngừ và cua ghẹ tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, trong khi xuất khẩu cá tra, mực,...

Tuyển Anh thị uy sức mạnh bằng dàn sao ‘tỷ euro’

01/06/2024 | 18:36 TPO - HLV Gareth Southgate nắm trong tay dàn sao có giá trị lớn nhất tại EURO 2024, do đó chỉ có một...

Nơi đáy biển

Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều rạn san hô đẹp với tính đa dạng sinh học cao. Rạn san hô là hệ sinh thái đa dạng nhất của đại dương, được ví như những khu rừng nhiệt đới dưới đáy biển. Cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt đẹp về san hô dưới đáy biển nước...

Lý do dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông TP. Buôn Ma Thuột chậm tiến độ

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn (gọi tắt là BQLDA) tỉnh Đắk Lắk vừa ký công văn phản...

Cô gái 23 tuổi ở Hà Nội bị suy tuyến thượng thận vì dùng thuốc xịt mũi theo cách này

Mới đây, TS. BS Nguyễn Quang Bảy - Trưởng khoa Nội tiết và Đái tháo đường, Bệnh viện...

Mới nhất

Nơi đáy biển