Trang chủNewsNhân quyềnKế hoạch đầu tư chuyển đổi năng lượng công bằng tại các...

Kế hoạch đầu tư chuyển đổi năng lượng công bằng tại các nước đang phát triển


Nam Phi là quốc gia đầu tiên thông qua Tuyên bố JETP với các đối tác phát triển từ Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức và Liên minh Châu Âu tại COP26. Tiếp theo là Indonessia, Việt Nam và Senegal đã lần lượt tham gia JETP với Nhóm đối tác quốc tế, đã và đang xây dựng kế hoạch thực hiện.

Tại phiên thảo luận, những người trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng, triển khai JETP từ 4 quốc gia đã cùng chia sẻ tiến độ, thách thức thực hiện JETP ở mỗi quốc gia và định hướng hợp tác trong quá trình triển khai thực hiện.

anh-1(2).jpg
Các đại biểu tham dự bàn tròn

Bà Joanne Yawitch, Trưởng Ban thư ký JETP của Nam Phi cho biết: Nam Phi bắt đầu xây dựng Kế hoạch đầu tư chuyển đổi năng lượng công bằng sau khi thông qua Tuyên bố chính trị JETP, và hoàn thành 1 năm sau đó vào tháng 10/2022. Kế hoạch xác định nhu cầu đầu tư 98 tỷ USD vào phát triển năng lượng sạch và hỗ trợ quá trình chuyển đổi “công bằng” trong dài hạn; đầu tư vào cơ sở hạ tầng hydro xanh và sản xuất xe điện. Nam Phi cần thêm 1 năm nữa để xây dựng kế hoạch hành động triển khai Kế hoạch đầu tư JETP.

Đại diện Ban thư ký JETP của Indonesia cho biết: Một tháng trước, Nhóm các đối tác quốc tế (IPG) đã công bố Kế hoạch chính sách và đầu tư toàn diện (CIPP) thực hiện JETP của Indonesia. CIPP đưa ra nhu cầu đầu tư trị giá 97,3 tỷ USD để đạt được các mục tiêu theo Tuyên bố chính trị JETP của Indonesia. Trong đó, 66,9 tỷ USD dành cho 400 dự án cần bắt đầu muộn nhất vào năm 2030. Các dự án này sẽ đóng góp lớn trong việc đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0, tập trung vào loại bỏ, giảm dần các nhà máy điện than, phát triển năng lượng tái tạo theo chuỗi giá trị… Kế hoạch cũng đưa ra khung chuyển đổi năng lượng công bằng và cần nhiều nguồn lực để thực hiện.

Đại diện Việt Nam, ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Việt Nam và các thành viên IPG đã thông qua Tuyên bố JETP tháng 12/2022. Các đối tác cam kết huy động nguồn lực ban đầu 15,5 tỷ USD trong vòng 3 – 5 năm tới để giải quyết nhu cầu cấp bách, mang tính xúc tác cho chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam. Trong đó, 7,75 tỷ USD do Nhóm IPG cam kết huy động với điều kiện vay hấp dẫn hơn so với thị trường vốn hiện tại. Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (GFANZ) cam kết huy động ít nhất 7,75 tỷ USD tài chính tư nhân hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp thông qua các khoản đầu tư của các tập đoàn, các doanh nghiệp quốc tế; trong đó có 340 triệu là nguồn hỗ trợ không hoàn lại.

anh-2(2).jpg
Ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) chia sẻ tại sự kiện

Trong năm 2023, Việt Nam đã thành lập Ban Thư ký thực hiện JETP do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là Trưởng ban; Phó Trưởng ban là Thứ trưởng các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính. Sau khi được thành lập, Ban Thư ký đã cùng các đối tác quốc tế (IPG) xây dựng và hoàn thành Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP và đã được Việt Nam công bố trong khuôn khổ Hội nghị COP28.

Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP xác định 250 dự án đầu tư cần thực hiện từ nay tới 2030 và khoảng 60 dự án/nhóm dự án cần hỗ trợ kỹ thuật, nguồn lực thực hiện gần 200 tỷ USD tới năm 2030. Nguồn lực JETP mà IPG hỗ trợ sẽ được sử dụng cho các dự án mang tính đột phá và tạo điều kiện để huy động nguồn lực từ khối doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện chuyển đổi năng lượng. “Huy động nguồn lực thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng tại Việt Nam không chỉ giới hạn trong khuôn khổ các đối tác tham gia JETP mà mở rộng cho tất cả các nhà đầu tư, doanh nghiệp, định chế tài chính trong và ngoài nước và được thực hiện theo quy định của Việt Nam” – ông Tấn nhấn mạnh.

Bà Yaye Catherine Diop, Trưởng Ban chuyển đổi năng lượng, Bộ Dầu khí và Năng lượng Senegal cho biết: Senegal bắt đầu đàm phán Tuyên bố chính trị JETP 1 năm trước với IPG, bao gồm các nước Pháp, Đức, Canada và EU. Với cam kết hỗ trợ 2,5 tỷ Đô la (phần lớn là vốn vay và 150 triệu là hỗ trợ không hoàn lại) nhằm hỗ trợ mục tiêu mới đó là năng lượng tái tạo chiếm 15,4% tổng sản lượng điện. Theo bà Yaye Catherine Diop, quá trình đàm phán JETP dễ dàng vì Senegal có kế hoạch tăng 30% năng lượng tái tạo và việc thực hiện JETP sẽ góp phần đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên sau khi ký Tuyên bố chính trị, việc huy động nguồn lực để thực hiện là không dễ dàng. Dự kiến trong tháng 6/2024 kế hoạch đầu tư JETP của Senegal sẽ hoàn tất. Các dự án sẵn có trong danh mục có thể triển khai trước khi kế hoạch được duyệt.

Các diễn giả đều cho rằng mức hỗ trợ không hoàn lại từ các đối tác quốc tế cho thực hiện JETP còn rất thấp so với nhu cầu đảm bảo yếu tố công bằng tại mỗi quốc gia. Đồng thời việc hoàn thành xây dựng kế hoạch thực hiện JETP mới chỉ là bước đầu; các quốc gia sẽ cần tiếp tục đàm phán với từng đối tác để nguồn lực thực hiện JETP chuyển vào mỗi nước được sử dụng hiệu quả, đúng mục tiêu JETP và đảm bảo quá trình chuyển đổi năng lượng là công bằng. Các diễn giả cũng thống nhất giữ kênh liên lạc thường xuyên với nhau để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm triển khai JETP tại mỗi nước và tại COP29 sẽ tiếp tục chia sẻ với các quốc gia đang phát triển khác về những gì thực hiện được, thách thức cần vượt qua trong quá trình thực hiện JETP để các nước tham khảo.

8 nhóm nhiệm vụ để huy động nguồn lực thực hiện JETP

Trước đó, ngày 1/12/2023 trong khuôn khổ COP28, Việt Nam chính thức công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) cùng với Nhóm các đối tác quốc tế, gồm Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Italia, Canada, Vương quốc Đan Mạch và Vương quốc Na Uy. Kế hoạch huy động nguồn lực tập trung vào 8 nhóm nhiệm vụ: (1) Hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi năng lượng; (2) Thúc đẩy chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; (3) Phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo; (4) Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; (5) Nâng cấp hệ thống truyền tải và phân phối điện, đẩy nhanh lộ trình xây dựng hệ thống điện thông minh, phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng; (6) Chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính trong ngành giao thông vận tải; (7) Đổi mới sáng tạo, phát triển và chuyển giao công nghệ; (8) Bảo đảm công bằng. Các dự án, nhiệm vụ sẽ tiếp tục được Ban Thư ký, các Nhóm Công tác hỗ trợ triển khai thực hiện JETP cùng các đối tác tiếp tục rà soát, cập nhật và hoàn thiện.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng dự Hội nghị cấp cao Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0

Thủ tướng nhấn mạnh các nước cần hành động quyết liệt hơn, với ý chí và quyết tâm mạnh mẽ hơn trong ứng phó với Biến đổi Khí hậu, hướng tới sớm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” tại khu vực châu Á. Theo đặc phái viên TTXVN, tiếp nối thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC) tại Tokyo, Nhật Bản (tháng 12/2023), ngày 11/10, Thủ tướng...

Việt Nam – UNDP: Cùng quyết tâm cao nhất để thực hiện các cam kết về Biến đổi khí hậu và Bảo vệ môi...

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và bà Ramla Khalidi, Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cùng thống nhất những quan điểm chung, mục tiêu lớn và quyết tâm cao nhất cùng thực hiện để triển khai các...

30 năm Việt Nam tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal

Tiếp thu các ý kiến, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, đây là những gợi ý để Việt Nam tiếp tục hành trình bảo vệ tầng ô-dôn, đặc biệt trong việc thiết kế các quy định quản lý, triển...

Hiểm họa từ hiệu ứng nhà kính trong chăn nuôi

Gây biến đổi khí hậu, đe dọa an ninh lương thực  Hiệu ứng nhà kính trong chăn nuôi là hiện tượng gia tăng lượng khí nhà kính, chủ yếu là khí metan (CH4) và nitrous oxide (N2O) do các hoạt động chăn nuôi gây ra. Việt Nam là một nước có số lượng đầu gia súc gia cầm lớn trong khi đó phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi tận dụng tỷ lệ còn cao (trên 50%) nên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch nước sẽ truyền tải thông điệp về khát vọng vươn mình của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Trước thềm chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 của Chủ tịch nước Lương Cường, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan. ...

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế Việt Nam

Dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc tại Trùng Khánh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác, đầu tư, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế. Đầu tư vào Việt Nam sẽ có cơ hội với 65 thị trường hàng đầu thế giới, Thủ tướng cho biết. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Trùng Khánh (Trung Quốc)

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến đồng chí Viên Gia Quân, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh. ...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão YINXING. Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh,...

Tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển

Nhấn mạnh Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án có sứ mệnh và vai trò rất quan trọng, thực hiện nhiệm vụ khó, phức tạp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, điều này đòi hỏi các thành viên Ban Chỉ đạo phải rất quyết tâm, bản lĩnh, làm việc chuyên nghiệp… để thực hiệu quả được các yêu cầu, nhiệm vụ được...

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Mới nhất

Bạc Liêu: Hiệu quả từ sự đồng thuận của đồng bào các DTTS trong thực hiện Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả trong việc thực hiện, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh.Bảo hiểm y tế, bảo hiểm...

Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Hoàng đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng, phấn đấu khởi công trước ngày 2/4/2025. Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025Phó...

Chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn

Một số dự án chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đã tăng giá từ 30 - 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao gấp đôi so với các dự án thông thường. Chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội tăng giá 30-50% sau một nămMột số...

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam

Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh - sạch, từng bước đảm...

Vĩnh Hoàn tạm ứng cổ tức gần 450 tỷ đồng

Vĩnh Hoàn sắp dành 450 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% vốn điều lệ, tức mỗi cổ phiếu nhận 2.000 đồng. Vĩnh Hoàn sắp dành 450 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% vốn điều lệ, tức mỗi cổ phiếu nhận...

Mới nhất