Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốKế hoạch đặc biệt đưa Trung Quốc trở thành ‘miền đất hứa’...

Kế hoạch đặc biệt đưa Trung Quốc trở thành ‘miền đất hứa’ hàng đầu thế giới về công nghệ AI

Báo cáo theo dõi nhân tài trí tuệ nhân tạo toàn cầu (AI) năm 2024 của McCopolo Think Tank thuộc Viện Paulson (Mỹ) đánh giá rằng, trong số 2% các nhà nghiên cứu AI hàng đầu thế giới, có một tỷ lệ đáng kể là người gốc Trung Quốc hoặc làm việc tại Trung Quốc.

Những ‘vườn ươm’ đặc biệt đưa Trung Quốc trở thành ‘miền đất hứa’ hàng đầu thế giới về công nghệ AI. (Nguồn: Reuters)
Các công ty công nghệ Trung Quốc tìm cách thu hút chuyên gia trí tuệ nhân tạo. (Nguồn: Reuters)

Theo phân tích của truyền thông nước ngoài như New York Times, Trung Quốc chiếm vị trí dẫn đầu về số lượng nhân tài AI. Nền kinh tế thứ hai thế giới đang nỗ lực tạo ra “vườn ươm” và “hồ chứa” cho sự phát triển của nhân tài AI, tích lũy các yếu tố sáng tạo để phát triển công nghiệp trong tương lai.

Nuôi dưỡng nhân tài

Báo cáo của McCropolo Think Tank đã nghiên cứu con đường phát triển của những nhân tài AI hàng đầu thế giới từ các trường đại học, cao đẳng đến tiến sĩ.

Năm 2019, mới chỉ có 29% nhân tài hàng đầu thế giới tốt nghiệp đại học đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, “số lượng đã tăng lên đáng kể”, tờ New York Times mới đây đưa tin. Theo đó, con số những nhân tài hàng đầu ở Mỹ, các nhà nghiên cứu đến từ Trung Quốc gần đây đã chiếm tới 38%, Mỹ chiếm 37%. Dựa trên một số chỉ số chính, Trung Quốc đã trở thành nơi có nguồn cung lớn về nhân tài trong lĩnh vực này.

“Trung Quốc đã trở thành một quốc gia quan trọng trong việc bồi dưỡng tài năng AI”, Tạp chí Công nghệ MIT đánh giá Trung Quốc đã trở thành một phần quan trọng của nguồn cung nhân tài trí tuệ nhân tạo toàn cầu trong những năm gần đây và tỷ lệ các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu vẫn tiếp tục tăng.

Trang web tin tức kinh tế Hàn Quốc EToday đưa tin Trung Quốc đã đạt những kết quả đáng chú ý trong bồi dưỡng nhân tài AI và số lượng nhân tài hàng đầu trong nghiên cứu AI đã tăng lên nhanh chóng.

Đầu tư nhiều vào giáo dục

Những năm gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh giáo dục kỹ thuật số và bồi dưỡng những tài năng xuất chúng trong lĩnh vực AI. Kể từ khi Bộ Giáo dục Trung Quốc ban hành “Kế hoạch hành động đổi mới AI cho các trường cao đẳng và đại học” vào năm 2018, nhiều trường đại học Trung Quốc đã thành lập các trường cao đẳng về AI hoặc viện nghiên cứu AI để tăng cường đầu tư vào các ngành liên quan.

Theo “Kết quả đăng ký và phê duyệt chuyên ngành đại học ở các trường đại học tổng hợp” do Bộ Giáo dục ban hành, chuyên ngành AI đã trở thành hướng phổ biến ở các trường đại học Trung Quốc những năm gần đây. New York Times phân tích, kể từ năm 2018, Trung Quốc bổ sung hơn 2.000 chuyên ngành tại các trường đại học liên quan đến AI, trong đó có hơn 300 chuyên ngành được thành lập tại các trường đại học nổi tiếng.

Trong 3 năm liên tiếp từ năm 2020-2023, AI được đánh giá là chuyên ngành phổ biến nhất tại các trường đại học Trung Quốc.

Các địa phương của Trung Quốc cũng đẩy mạnh hoạt động tạo điều kiện cho các tài năng và đổi mới khoa học.

Ủy ban Giáo dục Thành phố Bắc Kinh nêu rõ rằng vào tháng 9 năm nay, các trường cao đẳng và đại học công lập của Bắc Kinh sẽ dẫn đầu trong phạm vi bao phủ các khóa học tổng quát về AI.

Năm 2022, Ủy ban Kinh tế và công nghệ thông tin thành phố Thượng Hải đề xuất phấn đấu có 300.000 nhân tài ở Thượng Hải vào năm 2025.

Ngoài Bắc Kinh và Thượng Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu và các nơi khác cũng đã ban hành các văn bản chính sách xoay quanh việc phát triển và xây dựng trí tuệ nhân tạo, đồng thời nỗ lực bồi dưỡng những tài năng sáng tạo.

Công ty tình báo thị trường Mỹ IDC công bố dữ liệu dự báo cho thấy đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực này sẽ đạt 38,1 tỷ USD vào năm 2027, gấp khoảng ba lần so với năm 2022. Trong số đó, chính quyền địa phương Trung Quốc đặc biệt quan tâm đầu tư vào các lĩnh vực liên quan và tích cực hưởng ứng lời kêu gọi ươm mầm nhân tài.

Theo dữ liệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới cho biết, từ năm 2014 đến năm 2023, tổng số đơn xin cấp bằng sáng chế công nghệ liên quan đến AI đã vượt quá 50.000, trong đó, Trung Quốc đã chiếm hơn 38.000 đơn, đặc biệt về lái xe tự động và quản lý tập tin. Những ứng viên hàng đầu đến từ các công ty công nghệ như ByteDance và Alibaba.

MIT Technology Review dẫn lời phân tích từ một nhà nghiên cứu tại Mike Robolo Think Tank cho biết, trong vài năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang ngày càng trở thành trụ cột của ngành công nghệ tiên tiến này.

Yếu tố then chốt của đổi mới công nghiệp

Theo Nikkei Asian Review, các công ty công nghệ lớn, công ty khởi nghiệp, công ty tài chính…. của Trung Quốc đều đang cố gắng hết sức để giành được các nhân tài xuất sắc cho mình. Dự kiến, lĩnh vực AI của nước này sẽ có nhu cầu đến hàng triệu người và vẫn có dư địa rộng lớn trong đào tạo.

Kế hoạch của Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết, đến năm 2030, các trường đại học Trung Quốc sẽ trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng các trung tâm đổi mới AI lớn của thế giới và các tài năng sẽ đưa Trung Quốc lên vị trí hàng đầu trong nhóm các quốc gia công nghệ.

New York Times đánh giá rằng tài năng AI là yếu tố then chốt của đổi mới công nghiệp trong tương lai. Việc bồi dưỡng nhân tài có liên quan đến khả năng đổi mới và năng suất công nghiệp, định hình khả năng cạnh tranh khoa học và công nghệ của đất nước. Báo cáo nêu rõ “Trung Quốc có lợi thế hàng đầu trong việc đào tạo thế hệ nhà khoa học mới”.

“Trung Quốc đã đào tạo một số lượng đáng kể các nhà nghiên cứu AI hàng đầu thế giới và ngày càng nhiều nhân tài lựa chọn làm việc trong ngành này ở trong nước”. Lực lượng này hứa hẹn nâng cao sức mạnh đổi mới khoa học và công nghệ và giúp Trung Quốc duy trì vị trí dẫn đầu trong cạnh tranh khoa học và công nghệ toàn cầu.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ke-hoach-dac-biet-dua-trung-quoc-tro-thanh-mien-dat-hua-hang-dau-the-gioi-ve-cong-nghe-ai-277959.html

Cùng chủ đề

Rầm rộ đầu tư chứng khoán bằng AI, chuyên gia khuyên không nên ‘thần thánh hóa’

Thừa nhận công nghệ AI sẽ giúp việc đầu tư chứng khoán trở nên đơn giản hơn, đặc biệt thuận tiện với những người mới tham gia thị trường, ông Nguyễn Văn Toại, Giám đốc Công ty chứng khoán VPS cho biết xu hướng này đã khá phổ biến trên thế giới những năm qua. Theo đó, AI được ứng dụng để phân tích xu hướng thị trường, dự báo sự tăng giảm của giá cổ phiếu hay đưa...

Lấy thực tiễn làm động lực phát triển nguồn lực AI tại Việt Nam

Trong bối cảnh nguồn nhân lực AI tại Việt Nam còn khan hiếm, VNPT xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ chuyên gia với động lực chính là những nhu cầu thực tiễn của thị trường. Tại Diễn đàn số Việt Nam - Hàn Quốc 2024 diễn ra ngày 22/11 ở Hà Nội, TS. Lê Thái Hưng, Giám đốc Chiến lược VNPT AI, đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về thách thức và giải pháp trong việc phát...

Thúc đẩy hạ tầng số phát triển kinh tế tại Bình Định

NDO - Chiều 13/12, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Cục Công nghiệp, Công nghệ, Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức hội thảo "AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế". Sự kiện đã thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều lãnh đạo, chuyên gia, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp...

VPBank ứng dụng công nghệ AI vào mở tài khoản cho doanh nghiệp

(Dân trí) - VPBank là đơn vị tiên phong trên thị trường trong việc ứng dụng công nghệ AI vào mở tài khoản cho doanh nghiệp. Chỉ mất 5 phút đăng ký hồ sơ tại bất kỳ đâu, bất cứ thời gian nào, doanh nghiệp có thể sở hữu ngay tài khoản mới để giao dịch. Mở tài khoản doanh nghiệp trực tuyến đã được các ngân hàng triển khai từ 3 năm nay, ngay từ thời điểm dịch Covid-19...

"Việt Nam thuộc nhóm tiên phong về phát triển AI có trách nhiệm"

Khi AI ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai, Việt Nam đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về sự cân bằng giữa đổi mới công nghệ và các giá trị đạo đức. Trong bối cảnh Trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển nhanh chóng, Việt Nam đã thực hiện một bước đi quan trọng nhằm đảm bảo rằng sự phát triển AI được định...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Rạn nứt ở Tây Phi

Hội nghị thượng đỉnh ECOWAS diễn ra trong bối cảnh khu vực chứng kiến nhiều chuyển biến sâu sắc, nhất là sau các cuộc đảo chính đưa chính quyền quân sự lên nắm quyền...

Gần 200 quân nhân các nước ASEAN diễu hành qua đường phố Hà Nội

Gần 200 quân nhân thuộc Quân đội Hoàng gia Campuchia, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, Quân đội nhân dân Lào, Quân đội Malaysia, Lục quân Myanmar đã có màn diễu hành qua các đường phố Hà Nội ngay trong tối ngày 19/12.

Nga “thách” phương Tây “thượng đài”, tuyên bố đã sẵn sàng với vũ khí bất khả chiến bại

Ngày 19/12, trong cuộc họp báo cuối năm 2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thách thức phương Tây "đấu công nghệ cao" để chứng minh sức mạnh tên lửa của mình.

Hội nghị thượng đỉnh D-8 dành phiên họp đặc biệt về Trung Đông, hai nước đối trọng ở Syria “chạm trán”

Ngày 19/12, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác kinh tế D-8 lần thứ 11 đã diễn ra tại thủ đô Cairo của Ai Cập.

Ấn Độ-Sri Lanka: Láng giềng cần nhau

Trong hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Narendra Modi tại New Delhi hôm 16/12, Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake khẳng định Colombo sẽ không để lãnh thổ được sử dụng "theo cách gây bất lợi cho lợi ích của Ấn Độ".

Bài đọc nhiều

iPhone 17 Air sẽ có nhiều điểm mới

Một báo cáo từ The Information cho rằng, Apple sẽ phát hành mẫu iPhone siêu mỏng với tên gọi iPhone 17 Air vào năm 2025 để thay thế iPhone 17 Plus với màn hình 6,6 inch, được nâng cấp lên công nghệ ProMotion, tần số quét 120Hz (cao gấp đôi iPhone 16 Plus), đem lại trải nghiệm chơi game và xem phim tốt hơn. Theo các nguồn tin rò rỉ, thế hệ iPhone 17 ra mắt tháng 9/2025 sẽ có nhiều...

Cách tắt mã hóa đầu cuối trên Messenger cực đơn giản

Bạn đang tìm cách để tắt mã hóa đầu cuối trên Messenger để tránh các rắc rối do tính năng này gây ra trong quá trình sử dụng. Bài viết hôm nay sẽ hưỡng dẫn chi tiết đến bạn cách tắt mã hóa đầu cuối trên Messenger điện thoại iPhone và Android.

Meta cải thiện cuộc gọi và thêm các tính năng hữu ích trong Messenger

"Ông lớn" công nghệ Meta (Mỹ) đã bổ sung nhiều tính năng mới cho ứng dụng nhắn tin Messenger như cho phép gọi video độ phân giải HD và sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo phông nền. Người dùng Messenger hiện có thể thực hiện cuộc gọi video với phông nền được thiết kế theo ý tưởng riêng do công cụ AI tạo ra. Như vậy, người dùng có thể thỏa sức sáng tạo, thể hiện bản...

Hai tuyến cáp quang biển gặp sự cố, Internet Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng

Hai trên năm tuyến cáp quang biển nối Việt Nam đi quốc tế đang gặp sự cố, điều này đã làm ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ mạng Internet của người dùng Việt.

Cùng chuyên mục

Tích hợp trí tuệ nhân tạo sẽ là xu hướng trong chế tạo hệ thống chống UAV

Nhiều dòng máy bay không người lái (UAV) được các đơn vị trong và ngoài nước giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 và có được sự quan tâm của nhiều người.

Mới nhất

Bộ trưởng đi công tác được nghỉ phòng 3 triệu đồng/ngày

Lãnh đạo cấp bộ trưởng và các chức danh tương đương có thể được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ lên 3 triệu đồng/ngày/phòng, thay vì như hiện tại là 2,5 triệu đồng. Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ...

Indonesia ‘chiến thắng’ Apple nhưng còn là nơi hấp dẫn với đại bàng công nghệ?

Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto “bật đèn xanh” tháo dỡ lệnh cấm bán iPhone 16 tại nước này, sau khi Apple đề xuất đầu tư bổ sung 1 tỷ USD. Tháng trước, Indonesia đã cấm bán iPhone 16 với lý do Apple không tuân thủ các yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa đối với điện thoại thông minh...

Việt Nam lên tiếng việc công dân bị sát hại ở Singapore

(Dân trí) - Một công dân Việt Nam đã bị tấn công và tử vong tại Singapore, cơ quan chức năng nước sở tại đã bắt giữ hung thủ và tiến hành xét xử theo quy định, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Chiều 19/12, tại cuộc họp báo Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã...

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu...

Bài học từ “cuộc cách mạng” sắp xếp bộ máy chưa từng có tiền lệ

(Dân trí) - Dù không phải lần đầu tiên sắp xếp bộ máy, song với quy mô và quyết tâm "cách mạng" lần này, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị tin vào sự đồng thuận và hiệu quả của chủ trương tinh gọn. Cùng với việc chỉ ra những bất cập trong bộ máy cồng kềnh, nhiều...

Mới nhất