Trang chủNewsThế giớiIsrael-Hamas đạt ngừng bắn, Trung Quốc, Philippines thảo luận về Biển Đông,...

Israel-Hamas đạt ngừng bắn, Trung Quốc, Philippines thảo luận về Biển Đông, Anh, Pháp tính triển khai quân tới Ukraine

Tổng thống Biden cảnh báo “thể chế đầu sỏ đang hình thành” ở Mỹ, Trung Quốc, Sri Lanka ký thỏa thuận 3,7 tỷ USD, Hà Lan cắt giảm nhà ngoại giao Venezuela, Iran tuyên bố về học thuyết hạt nhân, Hàn Quốc quyết tâm phi hạt nhân hóa Triều Tiên… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tin thế giới 16/1: Israel – Hamas đạt thỏa thuận ngừng bắn, Trung Quốc và Philippines thảo luận về Biển Đông, Anh, Pháp tính triển khai lực lượng tới
Thủ tướng Anh Keir Starmer được trợ lý quân sự báo cáo trên chuyến tàu đến Kiev vào ngày 16/1. (Nguồn: Reuters)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á – Thái Bình Dương

*Trung Quốc và Philippines thảo luận về tình hình Biển Đông: Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 16/1 cho biết nước này đã gửi công hàm phản đối Philippines về “các hành vi xâm phạm và khiêu khích trên biển” gần đây của Manila.

Trong cuộc họp về Biển Đông do các lãnh đạo ngoại giao hai nước chủ trì tại thành phố Hạ Môn của Trung Quốc, Bắc Kinh kêu gọi Philippines duy trì cam kết giải quyết bất đồng thông qua đối thoại và tham vấn.

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hai bên đã nhất trí tăng cường đối thoại và trao đổi về các vấn đề hàng hải, đồng thời xử lý thích đáng các tranh chấp trên biển.

Về phần mình, Philippines cho biết nước này đã bày tỏ quan ngại với Trung Quốc về hành vi của lực lượng hải cảnh Trung Quốc ở Biển Đông trong cuộc họp song phương, nhưng cho rằng vẫn có dư địa cho ngoại giao và hợp tác giữa hai bên. (Reuters)

*Hàn Quốc nhấn mạnh quyết tâm phi hạt nhân hóa Triều Tiên: Hàn Quốc ngày 16/1 tái khẳng định phi hạt nhân hóa Triều Tiên là “mục tiêu đồng thuận” của cộng đồng quốc tế, sau khi ứng cử viên Ngoại trưởng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề xuất xem xét lại chính sách của Washington đối với Bình Nhưỡng.

Ông Rubio, ứng cử viên cho vị trí Ngoại trưởng Mỹ, phát biểu trong phiên điều trần xác nhận trước Thượng viện ngày 15/1 (giờ địa phương) rằng Washington cần “nghiêm túc” xem xét lại chính sách về Triều Tiên để tìm cách giảm nguy cơ xảy ra chiến tranh “ngoài ý muốn” giữa hai miền Triều Tiên.

Về phát biểu này, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nhấn mạnh phi hạt nhân hóa Triều Tiên là “điều kiện thiết yếu” cho hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên. (Yonhap)

*Trung Quốc, Sri Lanka ký thỏa thuận dầu khí 3,7 tỷ USD: Các quan chức ngày 16/1 cho biết Sri Lanka đã đạt được khoản đầu tư nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay sau khi ký thỏa thuận với Tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc Sinopec.

Theo văn phòng truyền thông của Tổng thống Sri Lanka, Sinopec đã đồng ý đầu tư 3,7 tỷ USD để xây dựng một “nhà máy lọc dầu hiện đại” có công suất 200.000 thùng tại khu vực Hambantota ở miền Nam Sri Lanka.

Thông báo nêu rõ: “Trong chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 4 ngày của Tổng thống Anura Kumara Dissanayake tới Trung Quốc, Sri Lanka đã đạt được một cột mốc quan trọng khi thu hút được khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay”. (AFP)

*Trung Quốc tăng cường kiểm soát xuất khẩu: Ngày 16/1, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ tăng cường kiểm soát xuất khẩu và điều chỉnh danh sách kiểm soát xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng trong năm 2025.

Bộ Thương mại cho biết sẽ bổ sung thêm các mặt hàng liên quan đến tài nguyên chiến lược vào danh sách nói trên vào thời điểm thích hợp. (Reuters)

*Tổng thống Indonesia sắp thăm Ấn Độ: Bộ Ngoại giao Indonesia ngày 16/1 cho biết Tổng thống nước này Prabowo Subianto sẽ thăm Ấn Độ từ ngày 24-26/1 tới và sẽ có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Narendra Modi.

Ông Prabowo sẽ là khách mời trong các sự kiện mừng Ngày Cộng hòa của Ấn Độ (ngày thông qua Hiến pháp Ấn Độ vào năm 1950) và dự kiến chứng kiến lễ ký kết một số thỏa thuận về y tế, giáo dục, an ninh và lĩnh vực hàng hải. (Reuters)

*Thủ tướng Lào sắp thăm Nhật Bản: Bộ Ngoại giao Lào ngày 16/1 ra thông cáo cho biết, nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Lào sẽ thực hiện chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 20-23/1.

Chuyến thăm nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Lào và Nhật Bản. (Kyodo)

Châu Âu

*Thủ tướng Anh bất ngờ thăm Ukraine: Ngày 16/1, Thủ tướng Anh Keir Starmer đã bất ngờ thăm Ukraine và dự kiến gặp Tổng thống nước chủ nhà Volodymyr Zelensky lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức.

Trong chuyến thăm này, hai bên dự kiến ký kết thỏa thuận đối tác nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng hiện có và cung cấp thêm hỗ trợ quân sự cho Kiev, trong bối cảnh lo ngại Mỹ có thể giảm viện trợ. Thủ tướng Starmer sẽ thảo luận về các đảm bảo an ninh mà Anh có thể cung cấp cho Kiev, bao gồm khả năng quân đội Anh tham gia vào nhiệm vụ gìn giữ hòa bình.

Chuyến thăm diễn ra sau cuộc gặp của Thủ tướng Anh với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuần trước để thảo luận về Ukraine, đặc biệt là diễn biến sau khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng. (ukrinform)

*Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy thuốc súng của Nga: Ông Andriy Kovalenko, người đứng đầu Trung tâm phản gián thông tin của Ukraine, ngày 16/1 cho biết một nhà máy thuốc súng lớn của Nga ở vùng Tambov đã bị tấn công, nhưng không trực tiếp nhận trách nhiệm hay nêu rõ hậu quả của vụ tấn công.

Trên trang Telegram, ông Kovalenko chia sẻ: “Doanh nghiệp này là một trong những nhà cung cấp chính vật liệu nổ cho quân đội Nga. Kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu, sản lượng của nhà máy đã tăng đáng kể”.

Ukraine và Nga thường xuyên tấn công các cơ sở sản xuất quân sự nằm sâu trong lãnh thổ của nhau trong suốt cuộc chiến. (Reuters)

*Anh, Pháp thảo luận việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine: Theo nguồn tin của báo The Telegraph, Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang thảo luận về việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine sau khi có thỏa thuận chấm dứt xung đột.

Đầu tuần này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông đã thảo luận với Tổng thống Macron về sáng kiến đưa các lực lượng quốc tế tới Ukraine. Sáng kiến này bao gồm khả năng mở rộng lực lượng và thu hút thêm các quốc gia khác tham gia.

Theo tin đưa, hồi tháng 12, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã nói với Tổng thống Macron rằng quân đội Ba Lan sẽ không vào Ukraine ngay cả sau khi có lệnh ngừng bắn. (Sputniknews)

*Mỹ có thể dỡ bỏ trừng phạt Nga làm đòn bẩy trong cuộc đàm phán về Ukraine: Ứng cử viên Ngoại trưởng được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử, Thượng nghị sĩ Marco Rubio ngày 15/1 cho biết việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga có thể được sử dụng làm đòn bẩy trong các cuộc đàm phán tiềm năng về một nền hòa bình ở Ukraine.

Ông Rubio, 53 tuổi, khẳng định việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine là điều cần thiết khi cả hai bên đều phải nhượng bộ. Việc đề cử của Rubio dự kiến sẽ được toàn thể Thượng viện xác nhận sớm nhất vào 20/1 – ngày ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai. (Reuters)

Trung Đông – châu Phi

*Ngoại trưởng Israel “ngầm’ xác nhận thỏa thuận ngừng bắn với Hamas: Tối 15/1, Ngoại trưởng Israel Gideon Sa’ar dường như đã ngầm xác nhận quốc gia này đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn và trao trả con tin với phong trào Hamas tại Dải Gaza.

Trước đó, báo chí Israel và phương Tây dẫn các nguồn tin cho biết bản dự thảo về thỏa thuận ngừng bắn sơ bộ tại Dải Gaza đã được các bên nhất trí, trong đó bao gồm lộ trình rút quân của Israel cũng như các thỏa thuận trao đổi con tin và tù nhân giữa hai bên. Chính phủ Israel sẽ bỏ phiếu về thỏa thuận này trong ngày 16/1 và nhiều khả năng đa số các Bộ trưởng trong nội các Israel sẽ thông qua. (Al Jazeera)

*Iran coi lệnh ngừng bắn ở Gaza là chiến thắng của người Palestine: Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngày 16/1 tuyên bố lệnh ngừng bắn tại Gaza thể hiện “chiến thắng lớn” của lực lượng kháng chiến Palestine, đồng thời cảnh báo Israel không được vi phạm thỏa thuận này.

Lực lượng này cảnh báo Israel không được vi phạm lệnh ngừng bắn và khẳng định vẫn duy trì tư thế sẵn sàng trên chiến trường để đối phó với các diễn biến mới.

Trên trang mạng X, Lãnh tụ Tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei tuyên bố lực lượng kháng chiến Palestine và “Trục Kháng chiến” do Iran hậu thuẫn đã thành công trong việc buộc Israel phải “rút lui”. (Reuters)

*Phong trào Houthi tuyên bố tấn công tàu sân bay Mỹ ở Biển Đỏ: Theo hãng tin Tân Hoa xã ngày 15/1, phong trào Houthi tại Yemen thông báo đã tiến hành một cuộc tấn công vào tàu sân bay USS Harry Truman ở Biển Đỏ, sử dụng tên lửa hành trình và phương tiện bay không người lái mang bom.

Trong một tuyên bố được phát sóng trên kênh truyền hình al-Masirah do Houthi điều hành, người phát ngôn quân đội Houthi Yahya Sarea cho biết: “Hoạt động này diễn ra khi lực lượng Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc không kích mới nhằm vào Yemen”.

Đây là cuộc tấn công thứ sáu vào tàu sân bay Mỹ kể từ khi con tàu trên đến khu vực này. Ông Yahya Sarea khẳng định, Houthi sẽ tiếp tục các cuộc tấn công vào Israel và quân đội Mỹ cho đến khi cuộc chiến ở Gaza chấm dứt. Trong khi đó, quân đội Mỹ vẫn chưa bình luận về tuyên bố trên của Houthi. (THX)

*Thủ tướng Israel điện đàm với Tổng thống đắc cử Mỹ: Tối 15/1, Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu đã điện đàm với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump để cảm ơn về việc đã hỗ trợ thúc đẩy việc trao trả các con tin đang bị giam giữ tại Dải Gaza.

Thông báo của Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết, tại cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo nhất trí sẽ sớm gặp mặt tại Washington để thảo luận về vấn đề này cũng như các vấn đề quan trọng khác. Tiếp đến, ông Netanyahu cũng điện đàm với Tổng thống Joe Biden.

Trao trả con tin là một nội dung quan trọng trong đàm phán ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hamas tại Dải Gaza. Báo chí địa phương dẫn các nguồn tin cho biết hai bên đã đạt được thỏa thuận, dù chưa chính thức công bố. (Al Jazeera)

*Iran đưa ra tuyên bố về học thuyết hạt nhân: Theo trang tin Volantmedia có trụ sở tại Anh ngày 15/1, phát biểu tại cuộc thảo luận của quốc hội về vũ khí hạt nhân, người đứng đầu Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) Eslami khẳng định các quyết định về học thuyết hạt nhân thuộc thẩm quyền của lãnh đạo cấp cao.

Trước đó, vào tháng 11/2024, Ahmad Bakhshayesh Ardestani, một thành viên của Ủy ban An ninh quốc gia và Chính sách đối ngoại của Quốc hội Iran đã đề xuất tăng cường làm giàu urani và khởi xướng sản xuất vũ khí hạt nhân để đáp trả nghị quyết chỉ trích Iran của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). (Al Jazeera)

Châu Mỹ – Mỹ Latinh

*Hà Lan cắt giảm một nửa số nhà ngoại giao Venezuela: Ngoại trưởng Hà Lan Caspar Veldkamp cho biết nước này đã quyết định cắt giảm một nửa số nhà ngoại giao Venezuela tại Hà Lan để đáp trả hành động của Caracas, và yêu cầu họ rời khỏi vương quốc trong vòng 48 giờ.

Trong thư gửi tới quốc hội, Ngoại trưởng Veldkamp viết: “Để đáp trả quyết định của Venezuela, Vương quốc Hà Lan áp dụng nguyên tắc có đi có lại đối với 2 trong số 3 biện pháp: cắt giảm số nhân viên nước ngoài từ 4 xuống còn 2 người, tương ứng với các biện pháp áp đặt đối với Hà Lan (từ 6 xuống 3 người), cũng như yêu cầu họ rời khỏi Hà Lan trong vòng 48 giờ”.

Hôm 14/1, chính phủ Venezuela quyết định hạn chế việc chứng nhận cho các nhà ngoại giao từ Italy, Pháp và Hà Lan, với lý do can thiệp vào công việc nội bộ của Caracas. (Sputniknews)

*Tổng thống Biden cảnh báo “thể chế đầu sỏ đang hình thành” ở Mỹ: Tổng thống Joe Biden ngày 15/1 đã lên tiếng cảnh báo “một thể chế đầu sỏ đang hình thành ở Mỹ”, cho rằng “sự tập trung quyền lực nguy hiểm” trong tay một số ít cá nhân đang đe dọa nền dân chủ nước này.

Trong bài phát biểu chia tay trước khi rời nhiệm sở, Tổng thống Biden bày tỏ lo ngại về “chiều hướng tập trung quyền lực nguy hiểm trong tay một số rất ít người siêu giàu”, cảnh báo rằng “thể chế đầu sỏ đang hình thành ở Mỹ, sự giàu có, quyền lực và ảnh hưởng cực đoan đang thực sự đe dọa toàn bộ nền dân chủ của chúng ta”.

Tổng thống Biden cũng khẳng định nước Mỹ dưới quyền lãnh đạo của ông đã đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn bảo vệ môi trường và cảnh báo về nỗ lực phá hoại thành tựu của ông trong vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. (AFP)

*Nga phản đối sử dụng vũ lực để kiểm soát kênh đào Panama: Đại sứ Nga tại Panama – ông Konstantin Gavrilov – ngày 15/1 đã lên tiếng phản đối ý đồ sử dụng vũ lực để giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama trong tuyên bố gần đây của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về vấn đề này.

Phát biểu với báo giới, Đại sứ Nga yêu cầu tuân thủ và tôn trọng các hiệp ước về tuyến đường thủy xuyên đại dương được ký năm 1977 giữa Panama và Mỹ, đồng thời nhấn mạnh lời kêu gọi sử dụng vũ lực để thay đổi hiện trạng của Kênh đào Panama là “phản tác dụng”.

Nga là một trong 40 quốc gia tham gia ký các thỏa thuận trên, trong đó quy định hoạt động quá cảnh vận tải quốc tế sẽ luôn trung lập. (TASS)

*Cuba xác nhận 13 quân nhân hy sinh trong vụ nổ kho vật liệu quốc phòng: Bộ Các lực lượng vũ trang cách mạng Cuba (MINFAR) ngày 15/1 xác nhận 13 quân nhân đã hy sinh trong vụ nổ tại một kho vật liệu quốc phòng hôm 7/1 tại Quân khu Holguín.

MINFAR cũng thông báo sau nhiều ngày làm việc khẩn trương, đã xác định được nguyên nhân gây ra sự cố là do chập điện bên trong kho chứa.

Trước đó, nhằm đảm ảo an toàn tính mạng cho người dân trong khu vực xảy ra sự cố, cơ quan chức năng Cuba đã phải sơ tán hơn 1.200 người dân. (AFP)





Nguồn: https://baoquocte.vn/tin-the-gioi-161-israel-hamas-dat-ngung-ban-trung-quoc-philippines-thao-luan-ve-bien-dong-anh-phap-tinh-trien-khai-quan-toi-ukraine-301173.html

Cùng chủ đề

Choáng với chậu lan hồ điệp dát vàng giá gần 4 tỷ đồng

Chậu lan hồ điệp 'khủng' giá gần 4 tỷ đồng được trưng bày tại khu vực chợ hoa trước Sân vận động quốc gia Mỹ Đình đã thu hút được sự chú ý của nhiều người. Chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nên khắp các tuyến phố ở Hà Nội đã bày bán nhiều loại hoa lan hồ điệp để phục vụ nhu cầu của người dân...

Công trường cao tốc Cần Thơ

Với mục tiêu hoàn thành cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn Cần Thơ - Cà Mau trong năm 2025, hiện các nhà thầu đang dồn lực tăng tốc ngay từ những ngày đầu năm 2025. Tăng tốc những ngày đầu nămNhững ngày...

[Ảnh] Ủy ban Thường vụ Quốc hội gặp mặt nguyên lãnh đạo Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội

NDO - Nhân dịp chuẩn bị đón Xuân Ất Tỵ 2025, chiều 16/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với các đồng chí nguyên lãnh đạo Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; công chức, viên chức, người lao động...

Bệnh nhân ngồi xe lăn ngắm đường hoa đặc biệt trong bệnh viện ngày giáp Tết

TPO - Sáng 16/1, rất đông cán bộ, y bác sĩ, bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã được trải nghiệm đường hoa xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động ý nghĩa đối với bệnh nhân và thân nhân người bệnh khi phải đón Tết trong bệnh viện. 16/01/2025 | 14:11 ...

Tết sẻ chia 2025: ‘Mưa’ lì xì tới học sinh vùng cao ở Yên Bái

Dù trong tiết trời se lạnh của miền Bắc, nhiều học sinh vùng cao ở Yên Bái vẫn cảm thấy phấn khích, vui tươi vì nhận được "mưa" lì xì từ chương trình Tết sẻ chia 2025. Bản thân nhà trường ngập trong nước...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Miễn thị thực cho công dân 3 nước vào Việt Nam du lịch từ ngày 1/3

Công dân Ba Lan, Czech và Thụy Sỹ được hưởng chính sách miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam từ ngày 1/3/2025 đến hết ngày 31/12/2025 theo khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025.

E ngại “bùng kèo” và tâm lý không thể trì hoãn

Lời hứa đưa con tin trở về nhà của Israel buộc nước này phải hành động trước khi quá muộn. Thêm vào đó, khi ông Trump tỏ ra "ngán ngẩm" với tình hình Trung Đông, Israel nên hành động theo hướng làm cho ông Trump "hạ hỏa" hơn là ngồi chờ những phản ứng quyết liệt từ chính quyền mới của Mỹ.

Doanh nghiệp kiều bào xúc tiến đưa hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Ngày 15/1, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình kết nối đoàn doanh nghiệp Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản tìm hiểu môi trường đầu tư và xúc tiến hàng hóa.

Mỹ “bắn” thông điệp tới Moscow, châu Âu có một nỗi lo, Điện Kremlin chỉ trích

Đồng hồ đang đếm ngược những ngày cuối cùng chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ chuyển giao chìa khóa cho chính phủ mới. Theo hai quan chức cấp cao của chính quyền ông Biden, ông đang thực hiện nỗ lực cuối cùng để tịch thu hàng trăm tỷ USD tài sản của Nga.

Hàn Quốc-ASEAN cùng “bơm” 30 triệu USD khởi động dự án chuyển đổi số

Ngày 16/1, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc cho biết, trong năm nay, nước này sẽ khởi động dự án chung 5 năm trị giá 30 triệu USD với ASEAN nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong khu vực Đông Nam Á.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Tổng thống Nga Putin đến Kyrgyzstan, sẽ dự Hội nghị Thượng đỉnh CIS

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thủ đô Bishkek, bắt đầu chuyến thăm chính thức Kyrgyzstan, các hãng thông tấn Nga TASS, Interfax và RIA Novosti đưa tin vào sáng sớm ngày 12/10. Chuyến đi tới quốc gia Trung Á là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của nhà lãnh đạo Nga trong năm nay. Vấn đề công du nước ngoài của ông Putin gây chú ý kể từ sau khi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành...

Người Mỹ tìm đến ‘Tiểu Hồng Thư’ khi TikTok sắp bị cấm

Các nhà sáng tạo nội dung tạo Mỹ đã tìm đến ứng dụng mạng xã hội RedNote (Tiểu Hồng Thư) của Trung Quốc như một nền tảng thay thế cho TikTok sắp bị cấm. ...

Chính phủ mới của Slovakia hủy gói viện trợ quân sự cho Ukraine

Chính phủ của tân Thủ tướng Slovakia Fico chặn gói viện trợ hơn 40 triệu USD thiết bị quân sự mà chính phủ tiền nhiệm dành cho Ukraine. "Chúng tôi không chấp thuận đề xuất tài trợ thiết bị quân sự cho Ukraine", chính phủ của tân Thủ tướng Slovakia Robert Fico nêu trong nghị quyết đưa ra ngày 8/11.Đề xuất viện trợ thiết bị quân sự cho Ukraine được chính phủ của cựu thủ tướng Slovakia Eduard Heger...

Meta sa thải hàng ngàn nhân sự kém năng suất

Meta (công ty mẹ của Facebook) đang lên kế hoạch sa thải khoảng 3.600 nhân viên làm việc kém năng suất và tuyển người mới thay thế. ...

Cùng chuyên mục

E ngại “bùng kèo” và tâm lý không thể trì hoãn

Lời hứa đưa con tin trở về nhà của Israel buộc nước này phải hành động trước khi quá muộn. Thêm vào đó, khi ông Trump tỏ ra "ngán ngẩm" với tình hình Trung Đông, Israel nên hành động theo hướng làm cho ông Trump "hạ hỏa" hơn là ngồi chờ những phản ứng quyết liệt từ chính quyền mới của Mỹ.

Hàn Quốc bắt 11 người Việt trốn trong xe tải rời đảo Jeju

Lực lượng tuần duyên Jeju ngày 16.1 thông báo họ đã bắt giữ 11 người Việt bị tình nghi đang tìm cách nhập cảnh trái phép và một người Hàn Quốc đưa người trái phép, theo Korea JoongAng Daily. ...

Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm đà về cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch...

Nhiều nội dung trao đổi giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng Bí thư Tô Lâm trong cuộc điện đàm ngày 15/1 đã được truyền thông Trung Quốc nhấn mạnh.

Kiev tung luật mới để tìm cách tăng quân? Anh-Pháp đang bàn việc đưa lực lượng tới

Ngày 15/1, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký ban hành luật yêu cầu công dân từ đủ 17 tuổi phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Mới nhất

Làng nghề bánh tráng Ea Bar tất bật vào vụ Tết

Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí lao động sản xuất tại làng nghề làm bánh tráng xã Ea Bar , huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk tất bật, hối hả hơn bao giờ hết. Các cơ sở sản xuất đẩy mạnh công suất, tăng sản lượng chuẩn bị hàng phục...

Hoàn hiện quy định để đáp ứng yêu cầu thực tế

Luật An toàn thực phẩm (năm 2010) đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng hệ thống pháp luật về an toàn thực phẩm, nhưng theo thời gian, các quy định của Luật đã bộc lộ nhiều hạn chế, cần sửa đổi, hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn tình hình thực tế. Quản lý an toàn...

Việc bổ cập nước sông Hồng chưa thể làm hồi sinh sông Tô Lịch

(NLĐO) - Bộ TN-MT nói việc bổ cập nước sông Hồng sang sông Tô Lịch là cần thiết, cấp bách, nhưng giải pháp Hà Nội đưa ra...

Mới nhất

Cùng vui ‘Tết sum vầy