Tuyến đường sắt này được liên kết với Hành lang vận tải quốc tế Bắc – Nam vốn đã hình thành từ nhiều năm nay kết nối Nga, Iran, Ấn Độ, Azerbaijan và một số quốc gia châu Á và châu Âu khác, bao gồm cả vận tải đường bộ, đường sắt và đường biển.
Dự án hợp tác đầu tư này nâng tầm quan hệ Nga – Iran khi cả hai đều đang bị Mỹ, EU và đồng minh cô lập về chính trị, bao vây, cấm vận và trừng phạt về kinh tế. Trong bối cảnh tình hình như thế, dự án trên cùng với việc coi trọng hơn trước Hành lang vận tải quốc tế Bắc – Nam có ý nghĩa chiến lược lâu dài to lớn đối với hai nước. Moscow và Tehran xây dựng tuyến giao thông vận tải liên châu lục mới, xuyên suốt từ bắc tới nam và có thể trở thành một sự lựa chọn thay thế cho những tuyến đường vận tải đi qua kênh đào Suez. Thay đổi mạng lưới giao thông vận tải đồng nghĩa với việc thay đổi mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu. Qua đó, Nga và Iran có thể giảm thiểu sức ép từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ, EU và đồng minh.
Vì thế, các bên đối địch Nga và Iran chắc chắn sẽ không để dự án trên dễ dàng thành công, vì nếu không thì Moscow và Tehran không những thoát khó, mà còn có thêm con chủ bài mới trong cuộc chơi địa chính trị toàn cầu, có thêm phương cách mới để gây dựng cuộc chơi mới. Đó là phương cách giúp Nga và Iran chủ động dẫn dắt cuộc chơi.
Phân cực kinh tế Nga – Trung Quốc với phương Tây ngày một rõ?