Trang chủNewsNhân quyềnIOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản...

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư


Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Hội nghị nhằm mục đích rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và thảo luận các giải pháp để nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận GCM trong thời gian tới.

Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Phan Thị Minh Giang, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cho rằng hội nghị diễn ra đúng vào Ngày Quốc tế Người di cư (18/12) với chủ đề: “Tôn vinh những đóng góp của người di cư và tôn trọng các quyền của họ”. Đây là một dịp có ý nghĩa để nhìn nhận rõ ràng hơn, đầy đủ hơn về những đóng góp tích cực của di cư và người di cư đối với phát triển, đồng thời cùng trao đổi các giải pháp nhằm thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn, trật tự vì quyền và lợi ích chính đáng của người di cư.

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư
Bà Phan Thị Minh Giang, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao phát biểu tại sự kiện.

Trước thực tế các cơ hội di cư hợp pháp đang bị thu hẹp đáng kể và các thách thức đặt ra cho di cư trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo phát triển nhanh chóng cùng với yêu cầu chuyển đổi xanh, kinh tế số, bà Phan Thị Minh Giang nhấn mạnh cần tăng cường hợp tác hơn nữa nhằm giảm thiểu các kênh di cư không chính thức. Cùng với đó, phòng, chống tội phạm đưa người di cư trái phép, mua bán người do lạm dụng công nghệ, thúc đẩy các kênh di cư hợp pháp. Các hoạt động này nhằm giảm bất bình đẳng toàn cầu và đẩy nhanh quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Điểm lại những kết quả nổi bật trong triển khai Thỏa thuận GCM và hướng đến hội nghị rà soát kết quả thực hiện Thỏa thuận GCM khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, đại diện Bộ Ngoại giao đề nghị hội nghị tích cực rà soát, đánh giá kỹ các kết quả triển khai Thỏa thuận GCM, xác định rõ những khoảng trống và đề xuất các giải pháp tăng cường hơn nữa việc triển khai Thỏa thuận GCM cũng như năng lực quản trị di cư của Việt Nam.

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư
Bà Kendra Rinas, Trưởng Phái IOM tại Việt Nam phát biểu tại sự kiện.

Trong bài phát biểu của mình, bà Kendra Rinas, Trưởng Phái IOM tại Việt Nam bày tỏ ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư và cho rằng cách tiếp cận năng động của Việt Nam – cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, hợp tác quốc tế và phát triển lấy con người làm trung tâm mang lại những bài học giá trị cho các quốc gia khác trên thế giới.

Bà Kendra Rinas đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong triển khai Thỏa thuận GCM thời gian qua, nổi bật là việc công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 vào tháng 10/2024. Bà mong muốn Hội nghị sẽ là một diễn đàn để xác định những khoảng trống, tăng cường quan hệ đối tác và giải quyết những vấn đề quan trọng như bảo vệ quyền lợi của người lao động di cư, giải quyết tình trạng dễ bị tổn thương và tăng cường quản trị di cư lao động, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

Hội nghị gồm 3 phiên chính, tập trung vào các nội dung: rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM trong năm 2024, trao đổi về những thách thức trong công tác quản lý di cư quốc tế thời gian qua và thảo luận những vấn đề cần ưu tiên trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận GCM.

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư
Các đại biểu chụp ảnh tại sự kiện.

Trong phiên 1 của hội nghị, đại diện Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đã có bài trình bày cập nhật về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài và người nước ngoài vào Việt Nam và báo cáo rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM của Việt Nam trong năm 2024. Các đại biểu tham dự hội nghị cũng nghe chia sẻ từ đại diện một số Bộ, địa phương về những kết quả nổi bật trong việc triển khai Thỏa thuận GCM trên các lĩnh vực như công tác người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc thực hiện Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký hộ tịch giai đoạn 2017-2024, những nỗ lực tăng cường sức khỏe người di cư, hoạt động của Văn phòng dịch vụ một điểm đến hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương, công tác cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Tại Phiên 2, hội nghị trao đổi về những thách thức trong công tác quản lý di cư, nhất là tình trạng mua bán người có liên quan đến lừa đảo trực tuyến đang diễn biến phức tạp thời gian qua. Các đại biểu cũng được nghe giới thiệu một số nội dung chính của Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2024 và công tác quản lý người nước ngoài tại Việt Nam.

Phiên 3 của hội nghị thảo luận về những giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận GCM trong thời gian tới. Trong phiên này, đại diện Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đã chia sẻ một số nội dung chính của Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 và 12 khuyến nghị của Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023; Tổ chức Lao động quốc tế đã giới thiệu về sáng kiến “0 phí” cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đại diện Tổ chức Di cư quốc tế đã giới thiệu về Rà soát khu vực giữa kỳ việc triển khai Thỏa thuận GCM.





Nguồn: https://thoidai.com.vn/iom-an-tuong-truoc-nhung-no-luc-cua-viet-nam-trong-quan-tri-di-cu-208690.html

Cùng chủ đề

Năm người chết, hàng chục người mất tích trong vụ chìm tàu tại Hy Lạp

(CLO) Một thảm kịch đã xảy ra vào sáng sớm ngày 14/12 khi một chiếc tàu chở người di cư chìm ngoài khơi đảo Crete, Hy Lạp, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 40 người khác được báo cáo là mất tích. ...

IOM hỗ trợ tỉnh Quảng Bình nâng cao nhận thức cho người dân về di cư an toàn, hợp pháp

UBND tỉnh Quảng Bình vừa có Quyết định số 3465/QĐ-UBND ngày 10/12/2024, phê duyệt khoản viện trợ phi dự án “Chiến dịch truyền thông mở rộng nhằm nâng cao nhận thức về di cư an toàn và phòng ngừa di cư trái phép từ Việt Nam sang Úc bằng đường biển” do Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam tài trợ. Với số vốn thực hiện không hoàn lại 300 triệu đồng...

Ít nhất 22 người Somalia thiệt mạng vì lật thuyền ngoài khơi Madagascar

(CLO) Bộ trưởng Thông tin Somalia Daud Aweis cho biết ít nhất 22 công dân Somalia đã thiệt mạng khi hai chiếc thuyền chở người di cư bị lật ngoài khơi bờ biển Madagascar vào cuối tuần qua. ...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM: Việt Nam năng động trong việc triển khai Thỏa thuận về di cư

Bà Mitsue Pembroke, Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM cho rằng Việt Nam công bố Hồ sơ di cư năm 2023 thể hiện sự năng động trong việc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc. -Thưa bà, chúng ta đang chứng kiến ​​một kỷ nguyên di chuyển chưa từng có của con người và những thách thức của nó. Bà đánh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thanh Hóa – Hủa Phăn: tiếp tục hợp tác để xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển

Ngày 17/12, tại Thanh Hóa đã diễn ra Giao ban công tác biên giới hai tỉnh Thanh Hóa, nước CHXHCN Việt Nam và tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào năm 2024. Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi nhấn mạnh: Việt Nam - Lào là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, quan hệ gắn kết anh em giữa hai dân tộc Việt Nam...

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Vùng 3 Hải quân: Ngôi nhà ấm tình đồng đội dành tặng quân nhân khó khăn

Từ những tấm lòng hảo tâm, gia đình Trung úy Quân nhân chuyên nghiệp Phạm Quang Huy, Nhân viên Máy tàu (Tàu 361, Hải đội 131, Lữ đoàn 172) đã có ngôi nhà rộng rãi, kiên cố, che nắng che mưa. Ngày 17/12/2024, tại xã Liên Trường (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), Lữ đoàn 172 (Vùng 3 Hải quân) đã tổ chức khánh thành Nhà đồng đội cho gia đình Trung úy Quân nhân...

Lữ đoàn 172: tuyên dương quân nhân tiêu biểu, xuất sắc năm 2024

Chiều 17/12, tại thành phố Đà Nẵng, Lữ đoàn 172 (Vùng 3 Hải quân) đã tổ chức Hội nghị tuyên dương quân nhân tiêu biểu xuất sắc năm 2024 nhằm ghi nhận những cống hiến, đóng góp và tuyên dương thành tích của các quân nhân đối với quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành của Lữ đoàn 172. Sự kiện là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày...

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Cùng chuyên mục

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Mexico và EU tổ chức Đối thoại cấp cao lần thứ 12 về nhân quyền

Mexico và EU xem xét những diễn biến gần đây về tình hình nhân quyền, đồng thời trao đổi thông tin về các sáng kiến, chính sách trong lĩnh vực này.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Tình trạng “ngủ đông”, “khựng” lại của các dự án và giấc mơ an cư

(LĐXH) - Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 16% so với kế hoạch 130.000 căn. Đây là một trong những chỉ tiêu đạt thấp nhất trong các nhiệm vụ được quan tâm, mặc dù lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần đốc thúc và chỉ đạo nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.Qua quan sát tại nhiều dự án ở...

Mới nhất

Điều chỉnh mới hướng tới phát triển bền vững

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là nguồn thu lớn nhất cho ngân sách nhà nước (NSNN), đóng góp 20-24,5% tổng thu NSNN giai đoạn 2019-2023. Qua hơn hai thập kỷ, sắc thuế này đã trở thành nền tảng quan trọng của hệ thống tài chính công Việt Nam. Luật Thuế GTGT 2024: Điều chỉnh mới hướng tới phát...

VN-Index ngắt chuỗi giảm điểm 4 phiên liên tiếp

Thị trường rơi vào trạng thái “xanh vỏ, đỏ lòng” khi cổ phiếu giảm áp đảo cổ phiếu tăng, nhưng VN-Index vẫn tích luỹ 1,22 điểm, lên 1.263,79 điểm trong phiên giao dịch ngày 16/12 và ngắt mạch giảm bốn phiên liên tiếp. Thị trường rơi vào trạng thái “xanh vỏ, đỏ lòng” khi cổ phiếu giảm áp đảo cổ...

Làm gì để cán bộ Hội LHTN Việt Nam gian khổ đi trước, hưởng thụ đi sau’?

Tân Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nêu giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ Hội 'gian khổ đi trước, hưởng thụ đi sau'. ...

Từ vụ trường Saigon Star: Tỉnh táo để không phải trả giá

Đây không phải là lần đầu tiên báo chí lên tiếng về các gói học phí dài hạn tại những trường quốc tế, thế nhưng vẫn có nhiều phụ huynh "nếm trái đắng" mà mới nhất là vụ trường Saigon Star... ...

Đánh giá kết quả công tác xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Sáng 18/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy...

Mới nhất