Trang chủKinh tếNông nghiệpIndonesia tuyên bố không nhập khẩu gạo trong năm 2025, thị trường...

Indonesia tuyên bố không nhập khẩu gạo trong năm 2025, thị trường gạo sẽ ra sao?

Cơ quan Lương thực Quốc gia Indonesia khẳng định nước này sẽ không tiếp tục nhập khẩu gạo như kế hoạch vì lượng gạo dự trữ trong nước đã đủ.

Indonesia tuyên bố không nhập khẩu gạo trong năm 2025

Giới chức trách Indonesia tuyên bố, nước này sẽ không nhập khẩu gạo, bắp, đường và muối trong năm 2025 nhờ nguồn dự trữ và sản lượng trong nước dồi dào, đủ đáp ứng nhu cầu.

Indonesia cũng dự kiến tăng cường dự trữ gạo trong năm tới bằng cách thu mua gạo của nông dân trong nước. Chính phủ nước này sẽ nâng mức dự trữ gạo lên 2,5 triệu tấn để củng cố năng lực tự cung tự cấp lương thực. Nếu tính cả các nhà bán lẻ, số gạo dự trữ trên toàn quốc ước tính lên tới 8 triệu tấn vào cuối năm nay.

Theo dữ liệu của Cơ quan thống kê trung ương Indonesia (BSP), sản lượng gạo trong nước trong năm 2024 ước tính đạt 30,34 triệu tấn, giảm 2,43% so với mức sản lượng 31,1 triệu tấn được ghi nhận vào năm ngoái.

Chính phủ Indonesia đang triển khai thực hiện chương trình phát triển 3 triệu ha đất trồng lúa mới để củng cố tính bền vững lương thực của đất nước trong bối cảnh đối mặt các thức thách toàn cầu và nhu cầu trong nước ngày càng lớn do dân số tăng.

Nếu Indonesia dừng nhập khẩu gạo trong năm 2025, điều đó sẽ tạo ra một sự sụt giảm về nhu cầu khá lớn trên thị trường quốc tế. Đất nước đông dân nhất Đông Nam Á này là một trong những nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Theo BSP, trong 11 tháng năm 2024, Indonesia nhập khẩu 3,85 triệu tấn gạo, tăng 62% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng gạo nhập khẩu này chủ yếu đến từ Thái Lan (1,19 triệu tấn), Việt Nam (1,12 triệu tấn) và Myanmar (642.000 tấn).

Ông Phạm Thế Cường – Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho biết, năm 2024 kim ngạch thương mại song phương cũng như kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia đạt mức cao nhất từ trước tới nay, tăng trưởng ở mức hai con số.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, tính chung 11 tháng 2024, tổng kim ngạch song phương đạt mức 15,15 tỷ USD, tăng 19,99% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia trong kỳ đạt 5,69 tỷ USD, tăng 21,7%.

“Ước tính cả năm 2024, tổng kim ngạch song phương đạt ít nhất 16 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt hơn 6 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay” – ông Phạm Thế Cường thông tin và cho biết thêm, kim ngạch thương mại song phương ghi nhận sự tăng trưởng nhanh chóng trong vòng 4 năm trở lại đây từ mức 8,07 tỷ USD năm 2020 lên mức 16 tỷ của năm 2024.

Xuất khẩu nhóm hàng nông sản tăng trưởng ấn tượng, gạo là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong kỳ. Số liệu thống kê cho thấy, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng chủ lực Việt Nam sang Indonesia trong kỳ đạt 917,69 triệu USD, tăng 20,4% và chiếm 17,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó gạo là nhóm hàng nông sản có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong kỳ.

Tổng lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Indonesia trong 11 tháng đầu năm 2024 đạt 1.120.339 tấn, đạt giá trị 679 triệu USD, tăng 6,2% về lượng và 10,4% về giá trị. Với giá trị và số lượng gạo xuất khẩu trong kỳ, Indonesia tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam trong 2024.

Indonesia tuyên bố không nhập khẩu gạo trong năm tới - Ảnh 1.

Thực tế, giá gạo xuất khẩu đã giảm khá mạnh ngay trong tháng 12/2024.

Thị trường gạo sẽ ra sao?

Giá lúa gạo ngày 1/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động với cả gạo và lúa so với ngày hôm qua.

Trong đó, với mặt hàng lúa, giao dịch ngưng trệ, giá lúa đi ngang so với hôm. Theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện giá lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 7.400 – 7.600 đồng/kg; lúa OM 18 (tươi) dao động ở mốc 8.700 – 8.900 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 (tươi) dao động ở mốc 8.800 – 9.000; lúa OM 5451 dao động ở mốc 8.400 – 8.500; lúa OM 380 ở mức 6.600 -6.700 đồng/kg; Nàng Hoa 9 ở mức 9.200 đồng/kg; lúa Nhật ở mốc 7.800 – 8.000 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang hiện gạo nguyên liệu IR 504 dao động ở mức 9.000-9.150 đồng/kg; Gạo thành phẩm IR 504 tăng 100 đồng dao động ở 10.700 -10.800 đồng/kg.

Với phụ phẩm, giá các mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại dao động khoảng từ 5.900 – 8.000 đồng/kg. Hiện, giá tấm thơm dao động ở mức 7.800 – 8.000 đồng/kg; giá cám khô dao động ở mức 5.900 – 6.000 đồng/kg.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ổn định so với hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 481 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 454 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 383 USD/tấn.

Năm 2024 đã khép lại với kết quả xuất khẩu tích cực của nhiều mặt hàng nông sản chủ lực. Xuất khẩu gạo năm 2024 lần đầu đạt 9 triệu tấn, thu về 5,8 tỷ USD, tăng 10,6% về lượng nhưng tăng tới 23% về giá trị, cũng là mức cao nhất từ trước tới nay. Đây cũng là thời điểm nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu chào và ký kết các hợp đồng bán gạo cho năm 2025.

Giá bình quân xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 03 năm vừa qua, đã có hành trình tăng ấn tượng, tăng tới trên 28%, kéo theo kim ngạch xuất khẩu cũng tăng trưởng hai con số. Tuy nhiên, theo Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam, năm 2025 xuất khẩu gạo của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức hơn so với năm 2024 vì nguồn cung gạo thế giới sẽ trở nên dồi dào hơn.

Indonesia tuyên bố không nhập khẩu gạo trong năm tới - Ảnh 2.

Nhiều nước xuất khẩu gạo trên thế giới đang nỗ lực đẩy mạnh nguồn cung lương thực.

Theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nguồn cung lúa gạo toàn cầu năm 2025 sẽ tăng và sản lượng xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 sẽ cao hơn năm 2024 khoảng 2,3 triệu tấn lên 56,3 triệu tấn. 

Ông Dương Đức Quang – Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết: “Nhiều nước xuất khẩu gạo trên thế giới đang nỗ lực đẩy mạnh nguồn cung lương thực, bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đã mở lại cung hàng. Có thể, vì những lý do trên, giá gạo xuất khẩu trung bình có thể giảm xuống”.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cùng chung quan điểm với giới chuyên gia, giá gạo có thể giảm khi nguồn cung phục hồi, nhưng cơ hội của gạo Việt Nam vẫn có khi chất lượng được chú trọng để đảm bảo những tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của các thị trường nhập khẩu. Và đây sẽ là lợi thế cạnh tranh chính của gạo Việt trong thời gian tới.

Thực tế, giá gạo xuất khẩu đã giảm khá mạnh ngay trong tháng 12/2024. Đến cuối tháng 12 giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam chỉ còn ở mức 481 USD/tấn, giảm tới 39 USD so với đầu tháng 12/2024. Hiện giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã xuống thấp hơn gạo Thái Lan (499 USD/tấn) và ở mức thấp nhất trong 19 tháng qua. Tương tự, giá gạo 25% tấm và 100% tấm cũng giảm sâu, lần lượt đạt 454 USD/tấn và 383 USD/tấn.

Doanh nghiệp xuất khẩu kỳ vọng Bộ Nông nghiệp và PTNT, các địa phương đẩy nhanh việc thực hiện Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp để có nguồn cung gạo chất lượng cao, đồng đều và bền vững. Khi đó, doanh nghiệp yên tâm đa dạng hoá thị trường, mở rộng thị phần phân khúc cao cấp không chỉ ở EU mà cả với Nhật Bản, Trung Quốc và Trung Đông,… Việc tập trung xuất khẩu gạo chất lượng cao không chỉ giúp khẳng định vị thế gạo Việt Nam mà còn là cơ sở để doanh nghiệp chủ động đàm phán về giá bán tương xứng với giá trị, giảm áp lực giá từ thị trường lương thực dự trữ.





Nguồn: https://danviet.vn/indonesia-tuyen-bo-khong-nhap-khau-gao-trong-nam-2025-thi-truong-gao-se-ra-sao-20250101214824234.htm

Cùng chủ đề

Sản phẩm OCOP đón mùa vụ quan trọng nhất trong năm

Nhiều năm qua, không ít sản phẩm OCOP của Lào Cai được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn để sử dụng và làm quà biếu, tặng trong dịp tết Nguyên đán. Vì vậy, thời điểm này trở thành mùa vụ quan trọng nhất trong năm đối với nhiều chủ thể OCOP. Vào dịp tết Nguyên đán, sản lượng tiêu thụ sản phẩm OCOP tăng gấp 3 - 5 lần. Để có đủ nguồn hàng cung ứng cho thị trường,...

Dự án nào đưa tổng giá trị sản phẩm công nghiệp Khánh Hòa tăng vượt bậc trong 2024?

Đó là Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 của Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản với tổng mức đầu tư gần 2,58 tỷ USD. Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 của Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản với tổng mức đầu tư gần 2,58 tỷ USD. Ngày 30/12, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết, trong năm 2024, nhiều dự án đầu tư trọng điểm, quy mô lớn được đẩy...

Mua nhà dịp cuối năm, cần lưu ý gì để an cư trọn vẹn?

Trong số các lựa chọn của người mua chung cư tại Hà Nội dịp cuối năm, Vinhomes Smart City là dự án nổi bật hàng đầu với hàng loạt tiện ích đẳng cấp. Trong số các lựa chọn của người mua chung cư tại Hà Nội dịp cuối năm, Vinhomes Smart City là dự án nổi bật hàng đầu với hàng loạt tiện ích đẳng cấp. Tâm lý “đầu...

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp tự hào là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu cà phê. Được thành lập vào năm 1999, Vĩnh Hiệp đã khẳng định vị thế của mình nhờ tầm nhìn chiến lược và tâm huyết trong việc nâng tầm giá trị cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế. Công ty TNHH Vĩnh Hiệp - Đơn vị tiên phong trong sản xuất và xuất...

Chứng khoán bước vào năm bản lề của kỷ nguyên mới

Năm 2025 là năm kết thúc của Kế hoạch Phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2025, năm bản lề cho kỷ nguyên mới với các kế hoạch cải cách toàn diện và cũng là năm đánh dấu 25 năm thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức vận hành. Năm 2025 là năm kết thúc của Kế hoạch Phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2025, năm bản lề cho kỷ nguyên mới với các kế hoạch cải cách toàn diện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vùng quê Thanh Hóa có thành nhà Hồ, vì sao Chính điện được cho là cổ xưa nhất lịch sử Kinh đô Việt Nam?

Những cuộc khai quật tại thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đang dần lộ diện hình hài của một kinh đô, đặc biệt là việc tìm thấy chính điện thành nhà Hồ. Đây là dấu tích Chính điện cổ nhất trong lịch sử Kinh đô Việt Nam được phát hiện cho tới ngày hôm nay. Chỉ tồn tại trong 7 năm (1400-1407) và được xem là triều đại ngắn nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam,...

Sinh viên giỏi, chuyên gia cần gì để được áp dụng chính sách thu hút người tài năng?

Để được áp dụng chính sách thu hút, trọng dụng đối với người có tài năng theo Nghị định 179/2024/NĐ-CP, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý... phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện. ...

Rút gọn phương thức, nhiều ngành mới, “hot”

Hiện nay đã có thêm nhiều trường đại học công bố phương án tuyển sinh dự kiến năm 2025, trong đó, một số trường đã rút gọn phương thức xét tuyển. ...

Đặc sản Khánh Hòa, đậm đà bánh mướt chấm mắm ruột vạn người mê ở vùng quê thành cổ

Loạt hàng quán theo Quốc lộ 1, đoạn ngang qua thị trấn Diên Khánh (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) làm thành một dãy phố có tên gọi là bánh ướt Thành hay bánh ướt Diên Khánh, gần như là một “làng nghề” có tiếng mà người dân địa phương còn...

Ông nông dân Sơn La nhân giống thành công dúi bạch, con động vật lông trắng như tuyết, bán đắt tiền

Ông Huân, ở bản Kim Tân, xã Huy Bắc, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La dày công tìm tòi, nghiên cứu lai tạo, thành công nhân giống dúi trắng (con dúi có lông màu trắng-dúi bạch) để bán đắt gấp nhiều lần dúi...

Bài đọc nhiều

Chính phủ ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá về nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Ngày 27/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 24 ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. ...

NHCSXH huyện Chương Mỹ: Chuyển mình nhờ triển khai hiệu quả Chỉ thị 40 (Bài 3)

Trên khắp nẻo đường của huyện Chương Mỹ, diện mạo nông thôn của huyện đã có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng được khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, đến nay huyện nhà đã hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới trong đó có 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đóng...

Tạo đột phá trong đào tạo nghề để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững

Để hỗ trợ nông dân, phục hồi phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, mới đây Bộ LĐTBXH đã tham vấn để Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản có liên quan nhằm tăng cường, đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn. ...

Cho 2 con đặc sản bình dân ở chung một ao, anh nông dân Bắc Giang bắt bán, lãi gần nửa tỷ/năm

Anh Giáp Văn Bảo ở thôn Ngọc Trai (xã Việt Lập, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) là người nuôi ếch kết hợp với cá rô đồng thành công. Hai con đặc sản bình dân này anh cho nuôi chung trong một ao. ...

Lắp trạm cảnh báo sạt lở ở nơi công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Bình vừa lắp các trạm cảnh báo sạt lở đất ở những nơi tỉnh này công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai. ...

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu rau quả năm 2024 thắng lớn

"Được mùa" cả về sản lượng và giá trị Số liệu của Bộ NN&PTNT cho thấy, xuất khẩu rau quả đạt 7,1 tỷ USD, tăng gần 27% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là kỷ lục mới của ngành rau quả Việt Nam và cũng là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024. Đứng đầu về danh sách rau quả xuất khẩu là sầu riêng với giá trị ước đạt 3,3 tỷ...

Đặc sản Khánh Hòa, đậm đà bánh mướt chấm mắm ruột vạn người mê ở vùng quê thành cổ

Loạt hàng quán theo Quốc lộ 1, đoạn ngang qua thị trấn Diên Khánh (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) làm thành một dãy phố có tên gọi là bánh ướt Thành hay bánh ướt Diên Khánh, gần như là một “làng nghề” có tiếng mà người dân địa phương còn...

Ông nông dân Sơn La nhân giống thành công dúi bạch, con động vật lông trắng như tuyết, bán đắt tiền

Ông Huân, ở bản Kim Tân, xã Huy Bắc, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La dày công tìm tòi, nghiên cứu lai tạo, thành công nhân giống dúi trắng (con dúi có lông màu trắng-dúi bạch) để bán đắt gấp nhiều lần dúi...

Trồng lúa trên đất nuôi tôm ở Cà Mau kiểu gì mà lúa tốt, bán giá trúng, nuôi tôm cũng thuận?

Hiện nay, bà con nông dân ở các xã vùng chuyển đổi sản xuất của huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) bắt đầu thu hoạch vụ lúa trên đất nuôi tôm. Vụ mùa năm nay thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất đạt khá cao nên người dân rất...

Trên cây ra quả, dưới vật nuôi làm mật ngon là mô hình làm giàu của cặp vợ chồng Thái Nguyên

Nhờ mạnh dạn trong tư duy, thay đổi hướng đi tại địa phương, đầu những năm 90 gia đình ông Sự, xã Nga My, huyenj Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) đã phá bỏ những đồi cây bạch đàn không hiệu quả để chuyển sang trồng cây ăn quả mang lại hiệu...

Mới nhất

Độc đáo lễ hội vật cầu nước làng Vân, tỉnh Bắc Giang

Độc đáo lễ hội vật cầu nước làng Vân, tỉnh Bắc Giang HappyVietnam

Khám phá di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Mang ý nghĩa và giá trị lịch sử to lớn, Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn có một vị trí rất quan trọng trong nền văn hóa nghệ thuật của vùng Đông Nam Á. Trước những giá trị nổi bật toàn cầu của một di sản văn hóa cần phải được bảo vệ vì lợi ích của cả...

Nhận định tuyển Việt Nam đấu với Thái Lan: Phải thắng!

Với rất nhiều lợi thế, tuyển Việt Nam phải đánh bại Thái Lan trong trận chung kết lượt đi ASEAN Cup 2024 (AFF Cup), lúc 20h ngày 2/1 trên sân Việt Trì. Thái Lan quyết “khóa” Xuân Son Trước trận chung kết lượt đi ASEAN Cup, tuyển Thái Lan trải qua 2 trận bán kết căng thẳng và tốn sức với...

Phát hiện nhiều dấu tích cổ ở Thành Nhà Hồ

Ngày 14/12, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ - Sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa công bố kết quả khai quật nội thành di sản thế giới Thành Nhà Hồ. Các nhà khoa học, khảo cổ học công bố kết quả khai quật...

10 năm Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ

Kỷ niệm 10 năm Di sản Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới, tại tỉnh Thanh Hóa sẽ diễn ra nhiều hoạt động có ý nghĩa. Thành nhà Hồ. (Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ) Thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô) ở xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến,...

Mới nhất

Đèo hy vọng