Trang chủChính trịNgoại giaoIndonesia "tính toán" thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi...

Indonesia “tính toán” thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là “người trong nhà” của BRICS?

Liệu trong một cấp độ hợp tác mới, chặt chẽ hơn với các thành viên BRICS, Indonesia sẽ duy trì tình bạn với phương Tây như thế nào?

Chính thức là một phần của BRICS, quốc gia Đông Nam Á này phải 'tính toán' thế nào với phương Tây?
Indonesia ‘tính toán’ thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là ‘người trong nhà’ của BRICS? (Nguồn: weeklyblitz.net)

Indonesia ngày 6/1 đã chính thức trở thành quốc gia đầu tiên của Đông Nam Á là thành viên của Nhóm các nền kinh tế đang phát triển hàng đầu thế giới (BRICS) – một diễn đàn quốc tế do Nga và Trung Quốc dẫn đầu, đang nổi lên như một xu hướng liên kết mới của các nước đang phát triển trên toàn thế giới. Đây được đánh giá là một diễn biến mang tính bước ngoặt đối với trật tự thế giới, đánh dấu một chương mới đầy hứa hẹn cho khối kinh tế đang nổi lên mạnh mẽ này.

Như vậy, cùng sự góp mặt của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và cũng là quốc gia đông dân nhất khu vực, BRICS chính thức có 10 thành viên (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Iran, UAE, Ai Cập, Ethiopia, Indonesia) và 8 quốc gia đối tác, chiếm khoảng một nửa dân số toàn cầu và hơn 41% GDP thế giới, tính theo sức mua tương đương (PPP).

Nhân tố mới của BRICS

Tờ DW của Đức bình luận, liên tục bổ sung các thành viên mới và đối tác, BRICS đang tìm cách củng cố danh tiếng của mình như một giải pháp đối trọng với Nhóm G7 gồm các nền kinh tế phát triển do Mỹ dẫn đầu.

“Chúng tôi đã nhiều lần khẳng định, BRICS là một nền tảng quan trọng để Indonesia tăng cường hợp tác Nam-Nam và đảm bảo tiếng nói, cũng như nguyện vọng của các quốc gia Nam bán cầu được đại diện tốt hơn trong các quy trình ra quyết định toàn cầu”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Rolliansyah Soemirat nói.

Như người phát ngôn này chia sẻ, Jakarta “cam kết đóng góp vào các chương trình nghị sự mà BRICS thảo luận, bao gồm các nỗ lực thúc đẩy khả năng phục hồi kinh tế, hợp tác công nghệ và sức khỏe cộng đồng”.

Năm 2023, cựu Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã từ chối vào BRICS với lý do Jakarta vẫn đang cân nhắc ưu, nhược điểm và không muốn “vội vàng tham gia”. Đương kim Tổng thống Prabowo Subianto, người đã chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2024, dường như đã trả lời xong mọi toan tính, quyết tâm đi bước quyết định trong BRICS.

Tờ DW cho rằng, sự thay đổi ở Jakarta báo hiệu nhiều vấn đề hơn chỉ là một sự thay đổi đơn thuần về một chính phủ mới. Với trật tự toàn cầu do phương Tây lãnh đạo đang bị coi là khá rạn nứt về mặt chính trị, suy yếu do bất ổn kinh tế và các cuộc xung đột quân sự ở Ukraine và Trung Đông, khiến các quốc gia Nam Bán cầu ngày càng sẵn sàng xích lại gần Bắc Kinh và Moscow. Điều này có nguy cơ khiến Washington nổi cơn tức giận.

Hơn 30 quốc gia khác, bao gồm các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia… hiện đã bày tỏ sự quan tâm hoặc chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.

Sự phát triển của BRICS thành một khối địa chính trị lớn hơn cũng được thúc đẩy bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc như một thế lực kinh tế và chính trị toàn cầu. Với tiềm lực mạnh và ngày càng có chỗ đứng trong các xu hướng kinh tế mới, Bắc Kinh thường xuyên kêu gọi một trật tự thế giới “đa cực”, một cơ sở hạ tầng an ninh và tài chính không chỉ do Mỹ thống trị.

Các thành viên BRICS cũng thường thảo luận về sự thống trị toàn cầu của đồng USD và nhu cầu về các khuôn khổ tài chính thay thế giữa các quốc gia.

Về mặt ngoại giao, BRICS trở nên rất quan trọng đối với cả Trung Quốc và Nga, như một biểu tượng trong bối cảnh đa cực mới nổi này. Điều đó được khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024 do nước Chủ tịch – Nga tổ chức. Moscow đã cho thấy họ vẫn có rất nhiều bạn bè trên khắp thế giới, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Bình luận về quyết định gia nhập BRICS của Indonesia, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ca ngợi quốc gia Nam Á này là “một quốc gia đang phát triển lớn và là một thế lực quan trọng ở Nam Bán cầu”.

Tuy nhiên, theo giới phân tích quốc tế, điều quan trọng cần lưu ý là BRICS không phải là một “câu lạc bộ” công khai chống phương Tây. Indonesia, cũng giống như Ấn Độ, thành viên sáng lập BRICS, có mối quan hệ tốt với các nước phương Tây và không có khả năng đứng về phe nào trong cuộc đối đầu địa chính trị giữa Mỹ và các đối thủ của nước này.

“Indonesia không có ý định tách khỏi phương Tây dù là chậm hay ngay lập tức”, nhà nghiên cứu M. Habib Abiyan Dzakwan, tại Khoa Quan hệ quốc tế thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Indonesia khẳng định.

Nhà nghiên cứu của CSIS lưu ý rằng, “trong chính sách đối ngoại của Indonesia, tất cả đều là bạn bè như Tổng thống Subianto Prabowo đã tuyên bố” và Jakarta “chỉ muốn mở rộng sân chơi của mình”.

“Nếu Indonesia có thể duy trì lập trường không liên kết và tác động đến chương trình nghị sự BRICS bằng quan điểm bao trùm của mình – không loại trừ hoặc phủ nhận phương Tây, tôi nghĩ rằng tư cách thành viên có thể không có nhiều tác động đến mối quan hệ của Jakarta với phương Tây”, vị chuyên gia này nhận định.

Trong khi đó, Phó giáo sư Teuku Rezasyah, một chuyên gia về quan hệ quốc tế từ Đại học Padjadjaran ở Tây Java, lại cho rằng – Indonesia có thể đóng vai trò là “người cân bằng” trong BRICS, đồng thời vẫn duy trì mối quan hệ với Mỹ và EU. Vị này khá tin tưởng rằng, “là một cường quốc tầm trung, việc trở thành thành viên của BRICS sẽ giúp Indonesia có đòn bẩy trong trật tự toàn cầu”.

Củng cố vị thế của Indonesia trong ASEAN

Từ 4 nước ban đầu ở thời điểm mới thành lập, khối kinh tế này nhanh chóng mở rộng mạng lưới thành viên ra khắp các khu vực từ châu Á tới châu Phi. Việc kết nạp thành công Indonesia tiếp tục mở ra hướng phát triển mới và khẳng định vị thế của BRICS ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Sau các đợt mở rộng, BRICS hiện bao gồm một số nhà sản xuất năng lượng lớn với một số quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu trong số các nước đang phát triển.

Các nhà phân tích của Bloomberg Economics cho rằng, việc BRICS ngày càng mở rộng có thể khiến liên minh này trở thành đối trọng mạnh hơn so với Nhóm G7 – Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Vương quốc Anh.

Đối với khu vực, tư cách thành viên của BRICS có thể nâng cao vai trò lãnh đạo của Indonesia trong ASEAN, giúp thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và BRICS, từ đó tạo ra một khu vực Đông Nam Á mạnh mẽ và kết nối hơn. Bên cạnh đó, Jakarta sẽ có cơ hội mở rộng các quan hệ đối tác chiến lược, đặc biệt trong một số lĩnh vực như năng lượng, công nghệ, an ninh với các nước thành viên BRICS.

Tất nhiên, không phải tất cả đều là cơ hội, Indonesia sẽ phải đối mặt với những thách thức về địa chính trị và chính sách đối ngoại. Quốc gia này cần cân nhắc kỹ lưỡng việc cân bằng mối quan hệ với các đối tác truyền thống từ Mỹ và phương Tây, đồng thời phải tìm cách đạt được sự đồng thuận trong nội khối với các quốc gia thành viên BRICS khác, nơi mà lợi ích và quan điểm có thể rất khác biệt.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ chính thức trở lại Nhà Trắng vào cuối tháng này với nhiều quan điểm khiến nhiều đối tác phải lo lắng. Washington được dự đoán sẽ nhanh chóng ra quyết định rút lui khỏi các cam kết đa phương. Trong khi đó, nhắm vào BRICS, ông Trump hồi tháng 11/2024 đã từng lên tiếng đe dọa các thành viên của khối này rằng – sẽ bị cắt đứt khỏi nền kinh tế Mỹ nếu một “đồng tiền BRICS” được tạo ra.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, TS. Alexander Raymond Arifianto, thành viên cấp cao tại Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), tin rằng, cách tiếp cận mang tính ngoại giao hơn của chính quyền Tổng thống đắc cử Trump có thể mang đến cho Indonesia cơ hội xây dựng quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn trong các tổ chức khu vực.

Theo nhà nghiên cứu quốc tế này, “việc xây dựng quan hệ đối tác cùng có lợi với các quốc gia Đông Nam Á khác sẽ không chỉ củng cố vị thế không liên kết của khu vực trong một trật tự địa chính trị ngày càng bất ổn mà còn củng cố vị thế của Indonesia với tư cách là một nước lãnh đạo ASEAN, cũng như uy tín đa phương của nước này vào thời điểm Mỹ đang hướng tới chủ nghĩa đơn phương”.

Ngày 9/1, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã phản hồi về khả năng Việt Nam gia nhập BRICS.

Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết, “là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã, đang và sẽ có những đóng góp tích cực, trách nhiệm tại các cơ chế, tổ chức diễn đàn đa phương và đóng góp vào trong hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và toàn cầu, phù hợp nhu cầu và lợi ích của Việt Nam.

Việt Nam nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, là bạn, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việc Việt Nam tham gia vào các cơ chế đa phương, khu vực và quốc tế luôn được nghiên cứu, xem xét trên cơ sở phù hợp đường lối đối ngoại, cũng như điều kiện và khả năng của Việt Nam”.





Nguồn: https://baoquocte.vn/indonesia-tinh-toan-the-nao-trong-quan-he-voi-phuong-tay-khi-chinh-thuc-la-nguoi-trong-nha-cua-brics-300205.html

Cùng chủ đề

Khởi tố 4 bị can tuyển sinh sai vào trường nội trú ở Thanh Hóa

Bốn bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Hóa (Thanh Hóa), nguyên hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Quan Hóa vừa bị khởi tố vì liên quan đến sai phạm trong tuyển sinh. ...

Cúm giảm nhưng nhiễm trùng đường hô hấp ở Trung Quốc vẫn tăng

Trung Quốc cho biết số ca mắc cúm trong nước có dấu hiệu chậm lại nhưng tổng số ca mắc các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính vẫn tiếp tục tăng. Trong báo cáo mới nhất ngày 9-1, Trung tâm Kiểm soát...

Ngân hàng có mua bán USD phải dán thông báo để người dân nhận diện

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng có hoạt động mua bán ngoại tệ phải dán thông báo và siết việc bán USD trái phép tại các bàn thu đổi ngoại tệ. Siết việc mua bán USD trái phép tại các bàn...

Chỉ xét tuyển vào lớp 6, liệu có thỏa đáng?

(NLĐO) - Chung sức đồng lòng đưa đất nước cất cánh; Đi lại dịp Tết đã "nóng" lên; Chỉ xét tuyển vào lớp 6, liệu có thỏa đáng?... là những bài viết đáng chú ý ...

Sàn giao dịch công nghệ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy chuyển giao công nghệ

DNVN - Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho rằng, sàn giao dịch công nghệ và quỹ đầu tư đóng vai trò quan trọng trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chính thức chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025.

Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.

Giá vàng chờ thời điểm “nhảy vọt”, Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc “sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất”

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng thế giới đã lần lượt trải qua giai đoạn nhảy vọt và củng cố từ mức dưới 300 USD/ounce lên trên 2.000 USD/ounce như hiện nay. Thị trường kim loại quý liệu có đang chuẩn bị cho một bước nhảy vọt trong thời gian tới? Giá vàng trong nước lại tăngdựng đứng, vọt lên 86 triệu đồng/lượng.

Van khí đốt Nga tới châu Âu bị khóa, Slovakia dọa đáp trả Ukraine, EU “tố” Moscow phát động cuộc chiến hỗn hợp

Ngày 9/1, phát biểu sau cuộc hội đàm với Ủy viên năng lượng Liên minh châu Âu (EU) Dan Jorgensen, Thủ tướng Slovakia Reobert Fico tuyên bố, nước này sẽ áp dụng các biện pháp đáp trả Ukraine nếu vấn đề ngừng trung chuyển khí đốt Nga qua quốc gia này không được giải quyết.

Tàu 637, Vùng 5 Hải quân lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết trên biển

Sáng 9/1, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân do Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Vùng làm trưởng đoàn đã đến thăm, động viên, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Tàu 637, Hải đội 511, Lữ đoàn 127 trước giờ bộ đội lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết trên biển.

Bài đọc nhiều

“Ông lớn” ngành năng lượng Czech đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam

Một trong những thương vụ gây chú ý thời gian gần đây là AES - Tập đoàn năng lượng hàng đầu của Mỹ bán 51% cổ phần sở hữu tại Nhà máy Nhiệt điện than Mông Dương II (Quảng Ninh) cho "ông lớn" đến từ CH. Czech là Se.ven Global Investments (Sev.en GI), đánh dấu mốc quan trọng trong kế hoạch gia nhập thị trường châu Á của Tập đoàn đến từ châu Âu này.

Nga-Iran thắt chặt hợp tác tài chính, quốc gia Đông Nam Á hưởng lợi khi vào BRICS, châu Âu cạn khí đốt

Dự báo toàn cầu tăng trưởng tích cực, thẻ thanh toán Mir của Nga sắp được sử dụng tại Iran, BRICS mang lại nhiều lợi ích cho Indonesia, doanh số xe điện Mỹ cao kỷ lục tại Trung Quốc… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.

Cà phê rang xay Đắk Lắk lên đường sang Hoa Kỳ

Ngày 1/12, tại Quảng trường 10/3 (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ nông trại EDE (MISS EDE) tổ chức Lễ xuất khẩu container cà phê rang xay thành phẩm đầu tiên của thương hiệu MISS EDE đến thị trường Hoa Kỳ. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hành trình đưa thương hiệu cà phê Đắk Lắk vươn ra thế giới.

Đức mua nhiều uranium từ Nga; Moscow xây nhà máy điện hạt nhân hiện đại nhất, an toàn nhất ở một nước châu Âu

Năm 2024, Đức đã nhập khẩu ít nhất 68,6 tấn uranium từ Nga, tăng 70% so với năm 2023. Uranium được sử dụng để vận hành các nhà máy điện hạt nhân, một lĩnh vực mà nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã chính thức từ bỏ từ năm 2022.

Thủ đô Oslo của Na Uy

Baoquocte.vn. Với số dân chưa tới 1 triệu người, Thủ đô Oslo của Na Uy - quốc gia Bắc Âu xinh đẹp, đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh và chứng tỏ là một hình mẫu tiêu biểu về hiện thực hóa các mục tiêu xanh trong đời sống thực tế.

Cùng chuyên mục

Việt Nam đạt kỷ lục về xuất nhập khẩu và khách du khách trong năm 2024

Tại buổi họp báo thường kỳ đầu tiên của năm 2025, diễn ra ngày 9/1 tại Hà Nội, Người phát ngôn bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã vui mừng chia sẻ các thành tựu về đối ngoại của Việt Nam trong năm vừa qua. "Nhìn lại cả năm 2024, Việt Nam tiếp tục đạt rất nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực. Chính phủ Việt Nam quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng...

Khoảng 1.000 kiều bào về nước dự sự kiện Xuân Quê Hương 2025

Chiều ngày 9/1/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) đã tổ chức buổi gặp gỡ báo chí để công bố thông tin về chương trình Xuân Quê hương 2025. Đây là sự kiện thường niên thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Tại buổi gặp, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê...

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chính thức chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025.

Giá vàng chờ thời điểm “nhảy vọt”, Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc “sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất”

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng thế giới đã lần lượt trải qua giai đoạn nhảy vọt và củng cố từ mức dưới 300 USD/ounce lên trên 2.000 USD/ounce như hiện nay. Thị trường kim loại quý liệu có đang chuẩn bị cho một bước nhảy vọt trong thời gian tới? Giá vàng trong nước lại tăngdựng đứng, vọt lên 86 triệu đồng/lượng.

Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.

Mới nhất

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức khánh thành cầu Rạch Dầu tại huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre

(CLO) Ngày 9/1, tại ấp Tân Hưng, xã Khánh Thạnh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre), Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp UBND huyện Mỏ Cày Bắc khánh...

[Ảnh] Khởi hành chuyến đi chúc Tết quân và dân huyện đảo Cồn Cỏ và Lý Sơn

NDO - Chiều 9/1, tại Quân cảng Vùng 3 Hải quân (Đà Nẵng), chuyến tàu 390 chở đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025 đã rời bến đi thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên hai huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) và Lý Sơn (Quảng Ngãi). ...

Hoa đào xứ Bắc trên cao nguyên Đắk Lắk hối hả vào tết

TPO - Những ngày cận Tết Nguyên đán, đào Nhật Tân lại khoe sắc trên vùng đất Đắk Lắk. Ở tỉnh này, hàng nghìn chậu hoa đào Nhật Tân độc lạ, nở rực rỡ được trồng trên địa bàn thị xã Buôn Hồ. Qua đó đã giúp nhiều hộ dân khấm khá, tạo việc làm cho nhiều lao...

Thượng tướng Phạm Hoài Nam chủ trì hội nghị nghe báo cáo dự án đầu tư dây chuyền sản xuất thép chất lượng cao

(Bqp.vn) - Sáng 9/1, tại Hà Nội, Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Hội nghị nghe Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và các cơ quan báo cáo về dự án đầu tư dây chuyền sản xuất thép chất lượng cao phục vụ sản xuất quốc...

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương

(MPI) - Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương diễn ra ngày 08/01/2025, đại diện các bộ, ngành, địa phương đã tập trung đánh giá tình hình, kết quả đạt được trên các lĩnh vực trong năm 2024, thảo luận những hạn...

Mới nhất