Tăng huyết áp là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến trong cộng đồng hiện nay và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vậy huyết áp 160/90 có cao không, cần điều trị như thế nào?
Tăng huyết áp là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến trong cộng đồng hiện nay và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vậy huyết áp 160/90 có cao không, cần điều trị như thế nào?
Theo ước tính, có khoảng 1,28 tỷ người lớn trong độ tuổi 30 – 79 trên toàn thế giới mắc bệnh tăng huyết áp, trong đó có tới 46% người lớn bị tăng huyết áp không biết mình mắc bệnh.
Tăng huyết áp là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến trong cộng đồng hiện nay và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. |
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị mục tiêu huyết áp lý tưởng ở người lớn khi chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg và tâm trương dưới 80 mmHg.
Theo Hướng dẫn của Trường Tim mạch Hoa Kỳ/Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ về Phòng ngừa, Phát hiện, Đánh giá và Quản lý Huyết áp cao ở người lớn vào năm 2017, các mức chỉ số huyết áp như sau:
Huyết áp 160/90 mmHg được coi là cao và thuộc giai đoạn 2 của tăng huyết áp. Mức huyết áp bình thường ở người trưởng thành là dưới 120/80 mmHg.
Khi huyết áp đạt mức 160/90 mmHg, nghĩa là đã vượt qua ngưỡng an toàn và có thể gây ra nhiều rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và suy thận.
Người có huyết áp ở mức này cần được theo dõi và điều trị y tế kịp thời. Tùy vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh, bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp bao gồm thay đổi lối sống như giảm cân, hạn chế muối, tăng cường vận động và có thể cần dùng thuốc hạ huyết áp. Kiểm soát huyết áp ở mức này rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Theo ThS.BS.CKI. Nguyễn Phạm Hoàng Long, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, chỉ số huyết áp 160/90 mmHg đang nằm ở mức huyết áp cao, người bệnh có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Tình trạng huyết áp cao như vậy cần được theo dõi và điều trị bởi bác sỹ để giảm nguy cơ các biến chứng liên quan đến tim mạch, như bệnh tim, đột quỵ và tổn thương các cơ quan khác.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ số huyết áp có thể thay đổi tự nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, để xác định đúng tăng huyết áp cần có sự thăm khám và chẩn đoán của bác sỹ.
Nếu có huyết áp lên mức 160, việc điều trị là rất cần thiết để giúp kiểm soát và duy trì huyết áp ở mức an toàn, giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Khi huyết áp đạt mức 160/90, việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ là vô cùng quan trọng.
Bác sỹ sẽ kê đơn thuốc phù hợp dựa trên tình trạng cụ thể của người bệnh. Một số loại thuốc có thường được kê đơn bao gồm: thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta, chẹn kênh calci hoặc thuốc lợi tiểu. Khi được chỉ định dùng thuốc để điều trị tăng huyết áp, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định về liều lượng và thời gian uống thuốc.
Song song với dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sỹ, người bị tăng huyết áp nên có sự kết hợp với lối sống khoa học gồm: chế độ ăn uống phù hợp, vận động thể dục đều đặn, giảm cân nếu thừa cân – béo phì, hạn chế uống rượu bia và ngừng hút thuốc lá.
Người bị tăng huyết áp nên điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, có thể áp dụng chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) giàu trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, tăng cường thực phẩm giàu kali, magie và canxi.
Đồng thời, hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol, giảm lượng muối tiêu thụ theo hướng dẫn của bác sỹ. Người bị tăng huyết áp nên đảm bảo ngủ đủ giấc, từ 7-9 giờ mỗi đêm để cơ thể có thời gian phục hồi và điều chỉnh huyết áp. Bạn nên tạo môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh và tối để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Hạn chế các nguy cơ làm tăng huyết áp.
Để kiểm soát huyết áp, đặc biệt là đối với người có mức huyết áp cao lên đến 160/90 mmHg, cần hạn chế các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp bằng các cách như: Hạn chế căng thẳng, stress.
Hạn chế sử dụng những loại đồ uống có chứa caffeine như cà phê, rượu, bia. Không hút thuốc lá. Kiểm soát các bệnh mãn tính khác như đái tháo đường hoặc bệnh thận. Thăm khám định kỳ theo hướng dẫn bác sỹ
Thăm khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sỹ là rất quan trọng, đặc biệt là ở người được chẩn đoán tăng huyết áp. Song song với đó, người bệnh nên chủ động thực hiện đo huyết áp tại nhà và ghi lại kết quả để báo cho bác sỹ trong các lần tái khám.
Nếu trong quá trình điều trị bằng thuốc có xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào, người bệnh cũng nên thông báo ngay với bác sỹ để được kiểm tra và điều chỉnh thuốc nếu cần.
Người có huyết áp 160/90 nên đo huyết áp ít nhất 2 lần mỗi ngày, thường là vào buổi sáng và buổi tối. Mỗi lần đo nên thực hiện 2-3 lần cách nhau khoảng 1-2 phút và lấy giá trị trung bình. Việc đo đều đặn này giúp theo dõi sự thay đổi huyết áp và đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị.
Tăng huyết áp một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và suy tim. Người bệnh có mức huyết áp 160/90 có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe như:
Bệnh tim mạch: Huyết áp cao 160/90 mmHg làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng. Áp lực cao liên tục lên thành mạch máu có thể dẫn đến sự tích tụ mảng xơ vữa, gây hẹp động mạch vành cung cấp máu cho tim. Tình trạng này có thể gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến suy tim.
Đột quỵ: Huyết áp cao có thể làm suy yếu hoặc vỡ các mạch máu não, dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị tắc nghẽn các động mạch não, dẫn đến thiếu máu não cục bộ. Hậu quả của đột quỵ có thể rất nghiêm trọng, từ liệt nửa người đến mất khả năng nói, giảm thị lực hoặc tử vong.
Suy thận: Người bệnh tăng huyết áp trong thời gian dài không được điều trị thích hợp có thể dẫn tới suy thận ở nhiều mức độ khác nhau, nặng nhất là diễn tiến đến suy thận mạn giai đoạn cuối, người bệnh có thể cần ghép thận hoặc điều trị thay thế thận định kỳ.
Tổn thương mắt: Huyết áp cao có thể làm tổn thương các mạch máu trong võng mạc, dẫn đến bệnh võng mạc tăng huyết áp. Tình trạng này có thể gây xuất huyết võng mạc, phù nề võng mạc, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến mù lòa.
Xơ vữa động mạch: Huyết áp cao là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, làm tổn thương lớp nội mạc của động mạch, tạo điều kiện cho cholesterol và các chất béo khác tích tụ trong thành mạch. Khi đó, lòng mạch bị hẹp, tắc khiến lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng bị giảm, làm tăng nguy cơ đau thắt ngực, đau cách hồi và các biến chứng tim mạch khác.
Suy giảm nhận thức: Nghiên cứu cho thấy những người có huyết áp cao không kiểm soát có nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer cao hơn so với những người có huyết áp ở mức bình thường.
Bệnh động mạch ngoại vi: Do xơ vữa mạch máu gây hẹp hoặc tắc mạch máu nhỏ ở chân, khiến người bệnh bị đau, tê và yếu cơ khi đi bộ hoặc tập thể dục. Trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến hoại tử mô và phải cắt cụt chi.
Rối loạn cương dương: Nam giới hút thuốc lá, có bệnh lý đái tháo đường hoặc huyết áp cao có nguy cơ bị rối loạn cương dương.
Nguồn: https://baodautu.vn/huyet-ap-o-muc-16090-co-nguy-hiem-d229117.html