PV: Xin ông cho biết những nét khái quát về huyện Quỳ Châu?
Ông Lê Xuân Đình: Quỳ Châu là huyện miền núi phía Tây Nghệ An, với diện tích tự nhiên 105.746,78 ha. Toàn huyện có 12 xã, thị trấn có rừng và đất lâm nghiệp, là huyện có diện tích rừng và đất lâm nghiệp khá lớn: 97.637,29 ha (kể cả diện tích rừng ngoài quy hoạch cho lâm nghiệp) chiếm 92,35 % diện tích tự nhiên.
Trong đó: Đất có rừng: 88.679,55 ha; Đất chưa có rừng: 8.957,74 ha. Diện tích trong quy hoạch 3 loại rừng là 94.765,45 ha. Trong đó: Diện tích rừng đặc dụng: 11.617,84 ha; Diện tích rừng phòng hộ: 21.428,54ha; Diện tích rừng sản xuất: 61.721,07 ha. Diện tích ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 2.869,84ha.
PV: Vậy, huyện Quỳ Châu có những lợi thế gì để phát triển nghề trồng rừng?
Ông Lê Xuân Đình: Quỳ Châu có diện tích rừng trồng hơn 24.000 ha. Điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi trong công tác phát triển rừng trồng. Các chính sách của Nhà nước, như Đề án giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2018 – 2021, kéo dài đến 2023; sự hỗ trợ đầu tư của Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 về hỗ trợ kinh phí Bảo vệ rừng và khoán bảo vệ rừng tự nhiên, trồng rừng bổ sung; Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh Nghệ An quy định về chính sách hỗ trợ, phát triển lâm nghiệp và hồ sơ, trình tự thực hiện trồng cây gỗ lớn, trồng cây bản địa; Đề án số 06-ĐA/HU ngày 24/11/2020 của BTV Huyện uỷ Quỳ Châu về việc phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực huyện Quỳ Châu giai đoàn 2020 – 2025…
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện trong công tác Lâm nghiệp. Cụ thể như Kết luận số 20 – KL/HU ngày 30/6/2021 của Ban Thường vụ Huyện uỷ “Về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện uỷ (khoá XXV) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Quỳ Châu giai đoạn 2016 – 2020 (viết tắt Kết luận số 20-KL/HU);
Kế hoạch 685/KH-UBND ngày 13/6/2022 về việc đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thâm canh chất lượng cao gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và công nghiệp chế biến lâm sản giai đoạn 2022-2025.
PV: Xin ông cho biết những cách triển khai trồng rừng trên địa bàn huyện Quỳ Châu trong thời gian qua và những kết quả đạt được?
Ông Lê Xuân Đình: Quỳ Châu đã triển khai mô hình cây bản địa gắn với du lịch sinh thái xã Châu Hội được hơn 22,5 ha, cây đặc trưng của địa phương như: Lim xanh, Giáng Hương, Giổi, Kim Giao, Chò Chỉ…
Chuyển đổi kinh doanh rừng trồng gỗ nguyên liệu sang rừng trồng gỗ lớn và cây bản địa giai đoạn 2021-2025 là 1.092,76 ha;
Hiện, trên địa bàn huyện có 14 cơ sở, tổ chức sản xuất và kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp. Trong đó có 01 Mô hình vườn ươm giống cây Lâm nghiệp công nghệ cao tại xã Châu Bình (Vườn ươm Công ty Đại Lâm, địa chỉ: Bản Kẻ Nâm, xã Châu Bình). Mô hình khoanh nuôi, sản xuất Chè Hoa Vàng tại xã Châu Hạnh; Mô hình cây Quế Quỳ 29,5ha tại các xã: Châu Hoàn, Châu Hạnh, Châu Hội, Diên Lãm.
PV: Song song với công tác trồng thì công tác bảo vệ rừng của địa phương cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Vây, xin ông cho biết rõ hơn về vấn đề này?
Ông Lê Xuân Đình: Giá trị sản xuất năm 2022 đạt 617.824.200.000 đồng. Thu nhập bình quân từ khai thác rừng trồng mang lại trong giai đoạn 2020-2022 là 32.008.000 đồng/ha.
Trong thời gian qua, chúng tôi thường xuyên nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy – UBND huyện; sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của các Phòng và Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Nghệ An; sự vào cuộc mạnh mẽ của Chính quyền các cấp, các cơ quan trên địa bàn.
Việc triển khai thực hiện Các chính sách hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước như: Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; chính sách về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 về hỗ trợ kinh phí Bảo vệ rừng và khoán bảo vệ rừng tự nhiên, trồng rừng bổ sung…, được triển khai kịp thời, hiệu quả, đã góp phần tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân làm nghề rừng. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức cũng như trách nhiệm của Nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Do đó công tác Lâm nghiệp trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Độ che phủ rừng (tính đến cuối năm 2022 đạt 75,36%), không có xảy ra cháy rừng, điểm nóng trong vi phạm Luật Lâm nghiệp. Số vụ vi phạm tính đến tháng 10 năm 2023 giảm rõ rệt so với các năm trước đây. Cụ thể như năm 2019 là 82 vụ hành chính và 04 vụ chuyển khởi tố hình sự; Năm 2020 là 117 vụ và 02 vụ chuyển khởi tố hình sự; Năm 2021 là 102 vụ và 01 vụ chuyển khởi tố hình sự; Năm 2022 là 63 vụ và 02 vụ chuyển khởi tố hình sự; trong 10 tháng năm 2023 chỉ còn 39 vụ vi phạm hành chính và không có vụ việc nào phải chuyển khởi tố hình sự.