Huyện Mường Khương có 377 hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ làm nhà ở

Việt NamViệt Nam22/05/2024

z5465203102350_98798c7f2cd806bd9380c97ea9172054.jpg
Một hộ nghèo tại xã Thanh Bình được hỗ trợ làm mới nhà ở theo chương trình.

Theo đó, UBND huyện Mường Khương đã phê duyệt tổng số 377 hộ được hỗ trợ làm nhà mới và sửa chữa nhà ở đảm bảo, trong đó 373 hộ được hỗ trợ làm nhà mới và 4 hộ được hộ trợ sửa nhà. Mỗi hộ làm nhà mới sẽ được hỗ trợ 40 triệu đồng từ nguồn ngân sách Trung ương, 4 triệu đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh và nguồn đối ứng của các hộ từ huy động ủng hộ, đóng góp, hỗ trợ trong cộng đồng, gia đình là 36 triệu đồng. Mỗi hộ sửa chữa nhà ở được hỗ trợ 20 triệu đồng từ nguồn ngân sách trung ương, 2 triệu đồng từ ngân sách tỉnh và tiền đối ứng từ các nguồn khác là 18 triệu đồng.

Ngay sau khi được phê duyệt, các hộ dân sẽ nhận hỗ trợ từ các xã, thị trấn để thực hiện làm mới và sửa chữa nhà ở. Nhà ở được hỗ trợ thực hiện theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 phải đảm bảo tuổi thọ từ 20 năm trở lên.

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-BXD quy định về yêu cầu chất lượng về nhà ở sau khi được hỗ trợ như sau:

Điều 4: Yêu cầu chất lượng về nhà ở sau khi được hỗ trợ

1. Sau khi được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa, nhà ở phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m, đảm bảo “3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.

2. Các bộ phận nền - móng, khung - tường, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể:

a) “Nền - móng cứng” là nền - móng nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tông, bê tông cốt thép, xây gạch/đá, gạch lát, gỗ;

b) “Khung - tường cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc;

c) “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói. Trường hợp mái bằng tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán sóng và có kết cấu đỡ chắc chắn (khung sắt, gỗ...) liên kết bền chặt với tường xây, cột bê tông cốt thép thì mái tôn trong trường hợp này được coi là vật liệu bền chắc.

Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu có chất lượng tương đương có sẵn tại địa phương đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo thời hạn sử dụng. Ủy ban nhân dân các tỉnh (hoặc ủy quyền cho Sở Xây dựng) quy định chủng loại vật liệu địa phương cụ thể (nếu có), báo cáo Bộ Xây dựng xem xét, quyết định.


Nguồn

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Nhân vật

Bộ phim gây chấn động thế giới công bố lịch chiếu tại Việt Nam
Rực rỡ cây lá đỏ ở Lâm Đồng, du khách hiếu kỳ đi trăm km tới check-in
Ngư dân Bình Định '5 thuyền 7 lưới' tấp nập khai thác ruốc biển
Báo nước ngoài hết lời khen 'vịnh Hạ Long trên cạn' ở Việt Nam

No videos available