Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, phát triển kinh tế, gìn giữ an ninh trật tự, chung sức xây dựng nông thôn mớiKhi được thông qua, Nghị quyết về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác hỗ trợ đất ở, đất sản xuất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, để giải quyết nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS, các địa phương và đồng bào các dân tộc phải quán triệt phương châm: “Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, gia đình tự làm”.Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, phát triển kinh tế, gìn giữ an ninh trật tự, chung sức xây dựng nông thôn mớiThông tin từ Bộ Công Thương cho biết, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua tiếp tục duy trì tăng trưởng khi thu về khoảng 299,63 tỷ USD (tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023).Theo Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam (gọi tắt là Đề án), xây dựng du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam là mục tiêu trọng yếu; đáp ứng cơ bản các yêu cầu của quốc tế và khu vực ASEAN đối với hoạt động du lịch cộng đồng.Được làm từ những hạt ngô của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), phở ngô đang được đón nhận như một món ăn độc đáo, hấp dẫn và lạ miệng. Câu chuyện kể về những cây ngô với phương thức thổ canh hốc đá, về phở ngô và miền đá Hà Giang khiến người thưởng thức món ăn này cảm thấy đầy thú vị.Với sự vào cuộc của các cấp Hội LHPN, việc triển khai Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện biên giới Ngọc Hồi (Kon Tum) đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm; xóa bỏ định kiến về giới, khuôn mẫu giới; nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam. “Mèn mén. Nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Mông. Người tiên phong ở bản Hà Lệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Ngày 3/11, tại đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn, Ban Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024 tổ chức cuộc thi trưng bày, chế biến và giới thiệu văn hóa ẩm thực truyền thống.Trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, ngày 3/11/2024, tại TP Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) đã diễn ra Liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc vùng Đông Bắc.Trong quá trình sửa đổi Luật Việc làm, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị cần nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện các quy định, làm rõ chính sách hỗ trợ phát triển các thị trường lao động đặc thù, nhất là phát triển thị trường lao động khu vực nông thôn, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động nữ, người cao tuổi, thị trường lao động trình độ cao.Chiều ngày 3/11, trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn năm 2024, đã diễn ra Hội thảo khoa học “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc – khơi nguồn và phát triển”.Thái Hoàng Minh – Cựu Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nam Giang (Quảng Nam) bị khởi tố để điều tra về tội “Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án đường Trung tâm hành chính huyện Nam Giang.
Cánh chim đầu đàn của buôn làng
Là cánh chim đầu đàn làng Hà Nừng, xã Sơn Lang, già làng, Người có uy tín Đinh Yin (SN 1952) luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua ở địa phương, và cùng với con cháu tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình để dân làng noi theo.
Điển hình khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, già Yin đã vận động bà con trong làng chung sức, đồng lòng để thực hiện. Kết quả, dân làng đã hiến trên 600 mét vuông đất, hàng trăm ngày công lao động và đóng góp gần 200 triệu đồng để làm các công trình phúc lợi trong làng. Bên cạnh đó, dân làng Hà Nừng cũng tích cực thi đua lao động sản xuất, nâng cao thu nhập như trồng cà phê, lúa, mì… Năm 2019, Hà Nừng được công nhận đạt chuẩn làng nông thôn mới trong niềm tự hào, phấn khởi của bà con nơi đây.
Già làng, Người có uy tín Đinh Yin (làng Hà Nừng, xã Sơn Lang) chia sẻ: Bản thân mình phải gương mẫu thì dân làng mới tin, nghe và làm theo mình. Mình hiến đất làm đường, dân làng cũng làm theo. Bên cạnh đó, tôi luôn vận động tuyên truyền bà con nói không với rượu và các tệ nạn xã hội, chấp hành các quy định của pháp luật, hương ước, quy ước của thôn làng, cùng nhau đoàn kết, xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh.
Với vai trò Người có uy tín, ông Đinh Đuih (SN 1967, thôn 1, xã Đak Smar) đã tiên phong đổi mới tư duy, đi đầu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trên một đơn vị diện tích.
Theo ông Đinh Đuih, xây được cái nhà to, mua được chiếc máy cày khỏe sẽ không quá khó nếu mình chịu khó học hỏi, siêng năng làm việc. Nhận thấy trồng lúa rẫy không hiệu quả, ông chuyển sang lúa nước 2 vụ, trồng cao su, cà phê xen canh mắc ca, trồng mì cộng với chăn nuôi gia súc, gia cầm, mỗi năm, ông thu về hơn 300 triệu đồng.
Cùng với đó, ông vận động người dân trong thôn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhờ đó, hiện thôn chỉ còn 12 hộ nghèo, người dân đoàn kết, biết giúp nhau phát triển kinh tế, tạo nguồn thu nhập ổn định.
Là Người có uy tín của làng Brieng, xã Kông Bờ La, già làng Đinh Ponh luôn trau dồi kiến thức, chủ động phát huy vai trò, tiếng nói của mình trong những công việc chung của làng, của xã. Ngoài việc am hiểu tình hình thực tiễn tại địa phương, già Ponh còn thường xuyên tự cập nhật thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua việc đọc báo, xem ti vi.
Già Ponh cho biết: Hàng năm, mình được tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin thời sự về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; các chương trình, chính sách dân tộc, kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động… do huyện tổ chức. Từ đó, mình đã hoà giải hơn 10 vụ mâu thuẫn, xích mích trong làng; vận động thanh thiếu niên trong làng chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương, xây dựng lối sống lành mạnh, văn minh.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện Kbang còn rất nhiều tấm gương Người có uy tín điển hình tiêu biểu khác như ông Đinh Chôi, Đinh Thai, Đinh Yem… đã và đang có nhiều đóng góp tích cực vào việc đảm bảo an ninh trật tự, vận động đồng bào Ba Na giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, ngăn chặn nạn tảo hôn, đẩy lùi hủ tục…
Chăm lo cho Người có uy tín
Huyện Kbang có 21 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, DTTS chiếm tỷ lệ gần 50% dân số. Vì vậy, Người có uy tín trong đồng bào DTTS có vai trò rất quan trọng, gắn bó chặt chẽ với người dân, hiểu sâu sắc tâm tư tình cảm của người dân, là cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với bà con; vận động bà con tích cực lao động sản xuất, tham gia thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Để đội ngũ Người có uy tín phát huy tốt vai trò của mình, từ năm 2021 đến nay, huyện Kbang đã tổ chức 5 lớp tập huấn, hội nghị cung cấp thông tin cho hàng trăm lượt Người có uy tín. Đồng thời, tổ chức các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả tại các huyện trong và ngoài tỉnh. Qua đó, tạo cơ hội để đội ngũ Người có uy tín giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ thực tiễn trong sản xuất để về áp dụng tại địa phương.
Ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang thông tin: Huyện Kbang thường xuyên quan tâm và thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách đối với Người có uy tín; thường xuyên thăm hỏi, động viên tăng cường cập nhật thông tin, tập huấn, bồi dưỡng trang bị kiến thức cho Người có uy tín để phát huy hiệu quả vai trò của mình với cộng đồng.
Đặc biệt, tích cực triển khai Dự án 10 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 nhằm chăm lo, tạo động lực để Người có uy tín tích cực đi đầu, phát huy tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng, là cầu nối quan trọng giữa cấp uỷ, chính quyền với Nhân dân.
Nguồn: https://baodantoc.vn/huyen-kbang-gia-lai-phat-huy-vai-tro-nguoi-co-uy-tin-trong-dong-bao-dtts-1730687649448.htm