Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHuy động nguồn lực xã hội để hoàn thành kiên cố hoá...

Huy động nguồn lực xã hội để hoàn thành kiên cố hoá toàn bộ hệ thống trường, lớp

(ĐCSVN) – Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu cần tiếp tục chung tay, huy động thêm các nguồn lực xã hội hoá để hoàn thành mục tiêu kiên cố hoá toàn bộ hệ thống trường lớp, nhà công vụ cho giáo viên trong thời gian tới.

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 – 2023, nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu 63 tỉnh, thành.

Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ban, ngành của địa phương.

Về phía Bộ GD&ĐT có Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng và lãnh đạo các đơn vị cục, vụ thuộc Bộ. 

Tăng 20,7% phòng học kiên cố hóa sau 10 năm

Báo cáo tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 – 2023, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết: Năm 2013, cả nước có 41.397 cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập, với tổng số 553.181 phòng học. Trong đó, chỉ có 65,9% số phòng học kiên cố. Đặc biệt, cấp học mầm non với tỷ lệ rất thấp chỉ đạt 47,7%, trong khi ở cấp học tiểu học và THCS tỷ lệ này lần lượt là 61,6% và 80,5%.






Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: TL).

Tính đến năm 2023, hệ thống trường, lớp học đã có sự cải thiện đáng kể. Tổng số phòng học của cả nước tăng lên 628.571 phòng, trong đó 86,6% phòng học đã được kiên cố hóa, tăng hơn 20% so với năm 2013. Cụ thể, tỷ lệ kiên cố hóa ở cấp học mầm non đạt 83%, tiểu học đạt 83,2% và THCS đạt 94,9%.

Đây là kết quả của sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ từ Nhà nước và sự chung tay từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thông qua công tác xã hội hóa.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất đã góp phần quan trọng tăng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia. Đến tháng 7/2023, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia của các cấp học như sau: cấp học mầm non có 56.9% trường, cấp tiểu học có 62,8% trường; cấp THCS có 72,3% trường; cấp THPT có 49,6% trường; trường phổ thông nhiều cấp học có 44,2% trường.

Đây là kết quả rất đáng tự hào, góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên, học sinh có thêm điều kiện công tác, học tập tốt hơn.

Về công tác xã hội hóa, trong giai đoạn 2013 – 2023, nhờ vào sự hỗ trợ từ xã hội hóa, cả nước đã xây dựng hơn 36.000 phòng học và 1.300 phòng công vụ cho giáo viên, với tổng kinh phí huy động đạt khoảng 33.000 tỷ đồng. Đó là sự quan tâm hết sức thiết thực của toàn xã hội đối với giáo dục và đào tạo.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, các vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ kiên cố hóa thấp hơn bình quân của cả nước.

Về nhà công vụ cho giáo viên, trải qua thời gian, số lượng phòng công vụ giáo viên được xây dựng từ giai đoạn trước một phần đã xuống cấp, hư hỏng nặng không thể sử dụng.

Theo số liệu thống kê hết năm 2023, nhu cầu nhà công vụ của các địa phương vẫn còn 10.794 phòng chưa được đầu tư xây dựng.

Quyết tâm với mục tiêu kiên cố hóa 100% trường học vào năm 2030

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, trường học là một thiết chế cộng đồng, thuộc cộng đồng, trong cộng đồng. Nó cần được cộng đồng quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ. Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực, nhiều chương trình, dự án, đề án, dành nhiều tiền bạc cho công việc kiên cố hóa trường học để đạt được tỷ lệ phòng học kiên cố hóa toàn quốc như chúng ta thấy trong số liệu báo cáo.

Các địa phương, các tỉnh thành trong cả nước cũng đã rất cố gắng trong việc này như: Tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp đầu tư; quy hoạch và xác định rõ từng khu vực cần ưu tiên xã hội hóa, tuyên truyền về ý nghĩa của việc xã hội hóa cho giáo dục…

Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn (trên 53.000 trường học), trong khi đất nước cũng vừa thoát nghèo, nguồn lực còn hạn chế, lại còn rất nhiều việc phải tập trung đầu tư. Vì vậy, việc kiên cố hóa trường học luôn luôn cần sự chung tay của toàn xã hội, của cộng đồng.






Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: TL).

Với trách nhiệm quản lý nhà nước trong giáo dục và đào tạo của mình, trong thời gian tới, Bộ trưởng khẳng định, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ trong việc xây dựng chương trình đầu tư công nhằm hướng tới mục tiêu kiên cố hóa 100% trường học vào năm 2030, phát huy nguồn kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia, từ các dự án và nhiệm vụ khác. Bộ cũng sẽ rà soát các chính sách để thúc đẩy xã hội hóa giáo dục để thu hút nhiều hơn nguồn lực xã hội cho việc này…

Tại hội nghị, đại diện các địa phương, đơn vị, tập đoàn, doanh nghiệp đã trao đổi, chia sẻ những việc đã làm được, những kinh nghiệm trong thực hiện công tác xã hội hoá kiên cố hoá trường lớp và nhà công vụ cho giáo viên thời gian qua; những dự kiến và đặc biệt là khẳng định cam kết tiếp tục chung tay, sát cánh cùng ngành Giáo dục thực hiện công tác xã hội hoá kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên trong thời gian tới.

Nghiên cứu chính sách để khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ vào xã hội hóa giáo dục






Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị (Ảnh: TL).

Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long biểu dương và đánh giá cao Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì triển khai có trách nhiệm và hiệu quả Chương trình này trong suốt 10 năm qua, đồng thời gửi lời cảm ơn chân thành đến các địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cá nhân đã tích cực tham gia, đóng góp cho công cuộc này. Sự đồng hành này là minh chứng rõ nét cho tinh thần trách nhiệm xã hội, vì tương lai của nền giáo dục nước nhà.

Theo Phó Thủ tướng, công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên trong 10 năm qua không chỉ giúp cải thiện cơ sở hạ tầng giáo dục, mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, tạo tiền đề vững chắc cho tương lai của các thế hệ học sinh. Đồng thời, cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với đội ngũ giáo viên, những người đang trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp “trồng người” của đất nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều thách thức phía trước như: một số địa phương vẫn còn phòng học nhờ, phòng học mượn…; nhiều cơ sở giáo dục thiếu các phòng chức năng, thiết bị dạy học tối thiểu, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

“Chúng ta cần tiếp tục chung tay, huy động thêm các nguồn lực xã hội hoá để hoàn thành mục tiêu kiên cố hoá toàn bộ hệ thống trường lớp, nhà công vụ cho giáo viên trong thời gian tới”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị Bộ GD&ĐT phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi để khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ hơn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội vào công cuộc xã hội hoá giáo dục, trong đó chú trọng kiên cố hóa trường lớp học, hỗ trợ trang thiết bị dạy học tối thiểu, tăng cường số lượng nhà công vụ cho giáo viên; đồng thời cần tính đến các yêu cầu thực tiễn phát sinh trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.






Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 – 2023. (Ảnh: TL).

Đồng thời, đảm bảo ngân sách cho giáo dục và đào tạo, phân bổ nguồn lực thực hiện hiệu quả các tiểu dự án liên quan đến giáo dục đào tạo trong các chương trình mục tiêu quốc gia. Chủ động đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục đào tạo, ưu tiên thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học ở các khu vực khó khăn. Giám sát, quản lý chặt chẽ không để xảy ra sai phạm trong quá trình thực hiện.

Nhấn mạnh giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân; giáo dục và đào tạo cần phải được quan tâm đúng mức để tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước nhanh và bền vững, Phó Thủ tướng đề nghị toàn thể các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân cùng chung tay góp sức cho sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện học tập tốt nhất cho con em – những chủ nhân tương lai của đất nước.

 “Tôi tin tưởng rằng, với sự chung tay góp sức của toàn xã hội, chúng ta sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà”, Phó Thủ tướng chia sẻ./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/thoi-su/huy-dong-nguon-luc-xa-hoi-de-hoan-thanh-kien-co-hoa-toan-bo-he-thong-truong-lop-681563.html

Cùng chủ đề

19 chính sách đặc thù cho đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Chính phủ đề xuất các chính sách nhằm mục tiêu bảo đảm khả thi và đẩy nhanh tiến độ thực hiện, huy động nguồn lực đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Chính phủ vừa có Tờ trình số 685/TTr-CP gửi Quốc hội đề án chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Theo tờ trình, trên cơ sở lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật, quy mô đầu tư,...

Nếu đắc cử, chính sách thuế quan của ông Donald Trump có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Mỹ?

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng chính sách thuế quan của ông Donald Trump có thể gây áp lực lên giá tiêu dùng, ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người dân Mỹ. Khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút, ông Donald Trump gần đây đã đưa ra nhiều đề xuất về việc tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nước ngoài. Ông Donald Trump chia sẻ về chính sách thế quan tại trụ...

Vụ nổ vệ tinh Boeing ‘đe doạ’ các vệ tinh Trung Quốc

Theo Lực lượng Không gian Mỹ, vệ tinh liên lạc Intelsat 33e do Boeing chế tạo cho công ty Intelsat (Mỹ), tan vỡ một cách bí ẩn trên quỹ đạo Trái Đất hôm 21/10. Vệ tinh cung cấp dịch vụ băng thông rộng trên khắp Châu Âu, Châu Phi và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.Công ty Intelsat cho biết vệ tinh 33e của họ nặng 6.600 kg, có kích thước gần bằng một container và...

Cathay Life lọt Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2024

Giải thưởng do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo VietNamNet tổ chức.Đây là năm thứ 2 Cathay Life Việt Nam vinh dự đạt giải, xuất sắc đạt vị trí 76/500 trong bảng xếp hạng, tăng lên hơn 80 bậc so với năm 2023 và đứng thứ tư trong Top các Doanh nghiệp Bảo hiểm Nhân thọ lớn nhất Việt Nam.Giải thưởng PROFIT500 được công bố bởi báo VietnamNet...

Trên đất nước Lào, nơi đâu cũng có dấu chân của Quân tình nguyện Việt Nam

Sáng 25/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì Hội thảo khoa học với chủ đề "Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm". Phát biểu tại hội thảo, Thượng tướng, Tiến sỹ Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, cách đây 75 năm, ngày 30/10/1949, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

(ĐCSVN) - Ngày 25/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Lễ trao Quyết định phân công đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảm nhiệm chức danh Thường trực Ban Bí thư thay đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã được Quốc hội bầu giữ chức...

Coi trọng mối quan hệ bạn bè truyền thống và Đối tác Toàn diện với Venezuela

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ bạn bè truyền thống và Đối tác Toàn diện với Venezuela, mong muốn đưa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư đi vào chiều sâu, vì lợi ích của nhân dân hai nước. Chiều 24/10 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các Nhà lãnh đạo BRICS mở rộng tại Kazan, Liên...

Tiếp tục củng cố cục diện đối ngoại thuận lợi, nâng cao vị thế của đất nước

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: Kết quả tham dự hội nghị, hội đàm với Tổng thống Nga Putin và các hoạt động song phương của Thủ tướng Phạm Minh Chính với các nước góp phần tiếp tục củng cố cục diện đối ngoại thuận lợi, nâng cao vị thế của đất nước, huy động tối đa các nguồn lực quốc tế để phục vụ phát triển. Thủ tướng Chính phủ...

Bão Trà Mi di chuyển chậm và có khả năng suy yếu

(ĐCSVN) – Dự báo từ 4 giờ hôm nay (25/10) đến 4 giờ ngày 27/10, bão Trà Mi di chuyển chậm lại có khả năng đổi hướng Đông Nam mỗi giờ đi được 5-10km, sau có khả năng đổi hướng Đông, cường độ có suy yếu dần.   ...

Đề xuất nhà khoa học là viên chức được tham gia điều hành doanh nghiệp

(ĐCSVN) - Một trong những điểm mới của dự án Luật Khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo, đó là bổ sung quy định cơ chế đặc thù cho phép nhà khoa học là viên chức được tham gia điều hành doanh nghiệp do viện nghiên cứu, trường đại học thành lập từ kết quả nghiên cứu và phát triển. Luật KHCN được ban hành lần đầu vào năm 2000 và sửa đổi vào năm 2013 đã...

Bài đọc nhiều

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Vì sao cộng điểm vào lớp 10 cho con của người hoạt động cách mạng trước 1945?

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con của người hoạt động cách mạng trước năm 1945 đang gây xôn xao dư luận, đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng vẫn có khả năng. ...

Bộ GDĐT bỏ đề xuất quy định miễn học phí cho con nhà giáo

Tại dự thảo Luật Nhà giáo mới nhất trình Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã bỏ đề xuất miễn học phí cho con của giáo viên. Sau khi tiếp thu các ý kiến góp ý, Bộ...

Sinh viên tí hon bị nhầm là trẻ tiểu học: Mồ côi mẹ, đến trường bằng gánh rau của bà

Bố mẹ ly hôn, mẹ mất, có thân hình nhỏ bé so với bạn bè đồng trang lứa... tất cả những thách thức đó không đủ đánh gục nam sinh “tí hon” Nguyễn Công Bách (xã Châu Phong, thị xã Quế Võ, Bắc Ninh) chinh phục ước mơ vào đại học. Tại lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Hành chính Quốc gia, Nguyễn Công Bách “lọt thỏm” trong hơn 3.300 tân sinh viên. Chàng sinh viên năm...

Cùng chuyên mục

Trường ĐH tư thục đầu tiên đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế FIBAA

Một trường ĐH tư thục tại TP.HCM vừa được Tổ chức kiểm định chất lượng FIBAA công nhận và trao chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, trở thành trường tư thục đầu tiên đạt chứng nhận này. ...

Chủ doanh nghiệp lắp bạt chống nắng nói gì về việc hiệu trưởng kê khai giá bạt gấp 3 lần?

Chủ doanh nghiệp lắp bạt chống nắng cho Trường tiểu học Lý Trạch lý giải về việc hiệu trưởng kê khai giá bạt cao gấp 3 lần giá phụ huynh khảo sát. Trả lời việc cùng loại bạt này nhưng công ty báo giá...

Tăng tiền lương, chính sách đãi ngộ với nhà giáo

Tại dự thảo Luật Nhà giáo mới, các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo được quy định đầy đủ, theo hướng gia tăng các chính sách đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác. ...

Hai trường đại học đầu tiên chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 cho sinh viên

Sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 20/1 (tức ngày 21 tháng Chạp) đến hết ngày 11/2 (tức ngày 14 tháng Giêng).Nếu cộng dồn với hai ngày nghỉ cuối tuần liền kề trước đó, sinh viên, học viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM sẽ được nghỉ tổng cộng 25 ngày. Từ ngày 12/2, sinh viên trở lại trường học bình thường theo thời khóa biểu.Trường Đại học...

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM bổ nhiệm cùng lúc 2 phó hiệu trưởng

TS Quách Thanh Hải và PGS.TS Châu Đình Thành cùng được bổ nhiệm vào vị trí Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Hội đồng trường Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM quyết định bổ nhiệm 2 Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020-2025 đối với TS Quách Thanh Hải (Trưởng Phòng Đào tạo) và PGS.TS Châu Đình Thành (Trưởng Khoa Xây dựng). Ông Quách Thanh Hải 52 tuổi, quê Ninh Bình, hiện là Đảng ủy viên,...

Mới nhất

Cháy lớn xưởng gỗ rộng hàng nghìn mét vuông ở TP Thủ Đức

Giữa trưa, ngọn lửa kèm khói đen bao trùm xưởng gỗ rộng hàng nghìn mét vuông ở TP Thủ Đức, TPHCM khiến khu dân cư náo loạn. Đến gần 14h chiều nay (25/10), lực lượng chức năng TP Thủ Đức, TPHCM mới khống chế đám cháy lớn xưởng gỗ nằm trên đường Tô Ngọc Vân, phường Linh Đông. Hơn 12h trưa...

Nữ sinh ‘lội ngược dòng’ thành thủ khoa Trường Đại học Y Hà Nội

TPO - Từ sinh viên ngành Luật, Chử Hồng Ngọc quyết định “lội ngược dòng", thi lại đại học vào Trường Đại học Y Hà Nội. Hồng Ngọc là một trong 100 thủ khoa xuất sắc các trường đại học được TP Hà Nội vinh danh.   Lội ngược dòng Nữ sinh Chử Hồng Ngọc (SN 2001), tốt nghiệp cử nhân ngành Dinh dưỡng...

Phe bà Harris tung “chiến mã” trong chặng nước rút, châu Âu nói về tương lai

Ngày 24/10, khoảng 20.000 người đã tham dự cuộc vận động tranh cử của ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tại thành phố Clarkston, bang Georgia.

Đề xuất làm công viên bờ sông Sài Gòn từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm

Tiếp nối công viên bờ sông Sài Gòn, TP Thủ Đức đề xuất cải tạo, chỉnh trang khu vực bên kia cầu Ba Son kéo dài đến cầu Thủ Thiêm để làm công viên.   Hai bên bờ cầu Ba Son phía Thủ Thiêm trước khi đoạn từ cầu Ba Son đến hầm vượt sông Sài Gòn được cải tạo làm...

Thị trường “gọi tên” ông Trump, EUR “tụt dốc”, đà suy yếu chưa dừng ở đó

Đồng EUR tiếp tục giảm giá so với các đồng tiền chính trong nhóm G10 - nhóm 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên thế giới.

Mới nhất