Trang chủChính trịChủ quyềnHuy động cộng đồng cùng tái tạo nguồn lợi thủy sản

Huy động cộng đồng cùng tái tạo nguồn lợi thủy sản


Từng có lúc, biển Bình Thuậncạn kiệt nguồn lợi thủy sản

Tỉnh Bình Thuận có 192 km đường bờ biển. Vùng biển quản lý khai thác thủy sản là hơn 14.000 Km2 (bao gồm vùng biển ven bờ 4.360 km2 và vùng lộng 9.640 km2). Do đặc thù địa hình tự nhiên, địa phương từng có nguồn lợi thủy sản lớn và là một trong ba ngư trường trọng điểm của cả nước. Tuy vậy, từng có giai đoạn, biển của Bình Thuận không còn gì.

Chia sẻ tại Tọa đàm “Phát huy vai trò cộng đồng trong thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn” vừa diễn ra, ông Huỳnh Quang Huy, Chủ tịch Hội nghề cá Bình Thuận nhớ lại: Khi đó, tàu giã cào bay tiến sát bờ biển, quần nát cả vùng ven bờ. 100 m2 bờ biển nhưng không có 1 con gì sống, liên tục trong 5 năm liền. Người dân bức xúc phản ánh với chúng tôi rằng các ông giữ biển như vậy còn gì mà ăn.

anh-ong-huy.jpg
Ông Huỳnh Quang Huy, Chủ tịch Hội nghề cá Bình Thuận chia sẻ tại Tọa đàm Phát huy vai trò cộng đồng trong thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn” hôm 16/8. Ảnh: Tùng Đinh

Theo ông Huy, để hỗ trợ cho công tác quản lý Nhà nước đã bị quá tải, năm 2013, mô hình giao cho ngư dân tự quản lý, phục hồi nguồn lợi thủy sản ra đời. Khó khăn ban đầu không kể hết bởi trước đó chưa từng có mô hình như vậy. “Tôi xuống địa phương uống cà phê 30 buổi mới kiếm được 5 ngư dân đồng ý tham gia dự án xây dựng vùng quản lý giao biển. Khi đó chưa có quy định về vấn đề này, chúng tôi tham mưu với UBND tỉnh ban hành văn bản trao quyền cho cồng đồng, phải thông qua 37 văn bản với 4 lần phản biện mới được chấp thuận. Không có nguồn lực từ ngân sách, chúng tôi may mắn huy động được nguồn lực từ doanh nghiệp địa phương ủng hộ” – Chủ tịch Hội nghề cá Bình Thuận chia sẻ.

Để tái tạo nguồn lợi thủy sản, các khối bê tông được thả xuống biển tạo thành cụm rạn nhân tạo. Bà con ngư dân sẽ lấy đó làm nơi cố định, buộc thêm những cội chà (một loại ngư cụ trong nghề cá ven bờ dùng để thu hút, tụ tập các loài thủy sản).

Chỉ sau 2 năm cộng đồng cùng quản lý khu vực biển được giao, lượng giã cào, xâm phạm giảm tới 90%. Năm 2015 khi tiến hành khảo sát, Mỗi 1 m2 biển có tới 426 con thủy sản, và người dân cũng đã hiểu như thế nào là bảo tồn, phục hồi nguồn lợi.

Với sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), trong 3 năm 2018 – 2021, Bình Thuận tiếp tục triển khai 3 Hội cộng đồng ngư dân tham gia đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại 3 xã: Thuận Quý; Tân Thành; Tân Thuận (huyện Hàm Thuận Nam). Từ vài hộ ban đầu, Từ một vài hộ dân đăng ký tham gia ban đầu, đến nay các Hội đã kết nạp được 288 hộ, với trên 1.000 người hưởng lợi trực tiếp.

picture1.png
Các vùng biển giao cho cộng đồng quản lý tại 3 xã Thuận Quý; Tân Thành; Tân Thuận (huyện Hàm Thuận Nam)

Theo bà Nguyễn Thị Thu Huyền, đại diện UNDP Việt Nam, Dự án “Thúc đẩy trao quyền và xây dựng năng lực cho cộng đồng trong quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản ven biển tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận” là một trong những thành công lớn của việc thúc đẩy, huy động một cách mạnh mẽ các nguồn lực từ cộng đồng ngư dân, các cấp chính quyền và các bên liên quan khác chung tay bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững tại địa phương.

Thông qua Hội cộng đồng ngư dân, tinh thần đoàn kết cộng đồng được nâng cao, phát huy tối đa sức mạnh của tập thể. Các hoạt động nghề cá được tổ chức bài bản, có kỷ luật và nề nếp hơn so với trước đây. Các Hội cộng đồng ngư dân đã tự huy động đóng góp được 210,2 triệu đồng để xây dựng nguồn quỹ duy trì hoạt động và tổ chức các hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Các Hội đã tổ chức thi công 41 cụm rạn nhân tạo trên biển để đánh dấu, ngăn chặn nghề lưới kéo, tạo nơi sinh sống, sinh sản cho nguồn lợi thủy sản.

Qua khảo sát, đến nay, nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái biển tại 3 xã Tân Thành, Tân Thuận và Thuận Quý có sự phát triển mạnh như san hô mềm, thực vật biển sinh sôi, phát triển nhiều tại các bãi rạn Hòn Lan, Mũi Ngựa, cửa Suối Nhum… Tại các rạn đá nhân tạo đã thu hút rất nhiều loại thủy sản đến tập trung sinh sống, sinh sản và phát triển; riêng thủy sản 2 mảnh vỏ như sò lông đã phục hồi dưới đáy biển, mang lại nguồn thu nhập cho ngư dân hành nghề khai thác biển.

Dự án dừng, dân không dừng

Nói về thành công của mô hình đồng quản lý, ông Huỳnh Quang Huy phấn khởi chia sẻ: Mừng là từ khi dự án kết thúc đến nay, các cộng đồng vẫn hoạt động và làm đúng tiêu chí, thậm chí họ còn chủ động phát triển hơn nữa. Mới tuần trước tôi dẫn đoàn khách nước ngoài đến công tác, ngư dân chia sẻ: Thời điểm trước dự án, 1 đêm hai cha con đi đánh bắt chỉ kiếm chưa tới 500 ngàn đồng. Thế mà liên tiếp 2 tháng vừa rồi, mỗi đêm thu về tới 10 triệu đồng. 40 năm làm nghề, nay họ mới thấy nguồn lợi thủy sản về nhiều như vậy. Đặc biệt, tôm bạc mới xuất hiện trở lại, đây là loài có giá trị kinh tế rất cao.

picture4.png
Việc khôi phục nguồn lợi thủy sản giúp ngư dân yên tâm bám biển

Nếu như thời gian đầu rất nhiều người lên án việc thả cụm bê tông, cho rằng ảnh hưởng đến giao thông biển thì bây giờ ngư dân còn tự bỏ tiền làm để thả xuống biển, tái tạo nguồn tôm cá. Các hoạt động của Hội cộng đồng đã thu hút cả những ngư dân không trong hội, và nguồn lợi thủy sản còn mang tới lợi ích kinh tế vượt ra khỏi phạm vi một huyện. Điều này cho thấy, khi người dân được tôn trọng, được giao quyền, họ sẵn sàng chủ động bảo vệ khu vực biển.

Đến nay, Bình Thuận là tỉnh đầu tiên đã giao cho cộng đồng quản lý toàn bộ vùng biển ven bờ cả 1 huyện. Đó là huyện Hàm Thuận Nam với đường bờ biển dài khoảng 12 km; diện tích vùng biển đã công nhận và giao quyền là 43,4 km2. Ngoài ra, tỉnh cũng đã triển khai quản lý cộng đồng cho một số diện tích mặt biển tại xã Phước Thể, huyện Tuy Phong.

Các Hội cộng đồng tổ chức phân công cho thành viên theo dõi, nắm tình hình về hoạt động khai thác, thời tiết, nguồn lợi, vụ việc vi phạm trên biển, ghi chép vào sổ nhật ký. Thông tin này được cộng đồng cung cấp cho Chi cục Thủy sản thường xuyên, có độ tin cậy cao, từ đó, giúp lực lượng chức năng có những giải pháp, biện pháp xử lý kịp thời.
Bà Nguyễn Thị Thu Huyền nhận định, Hội cộng đồng đã từng bước phát huy vai trò là trung tâm đoàn kết, giữ gìn các nét đẹp văn hóa truyền thống nghề cá của địa phương; trở thành nền tảng và động lực cho việc xây dựng nghề cá hiện đại, văn minh; góp phần thực hiện chương trình nông thôn mới tại các xã của huyện Hàm Thuận Nam. Đây là mô hình phù hợp để các địa phương trong cả nước nghiên cứu, vận dụng trong thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo Luật Thủy sản.

picture3.png
Với đường bờ biển dài và diện tích mặt biển lớn, nghề cá có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Thuận

Theo ông Huy, để phát triển quy mô của cách làm này, có thể huy động nguồn từ Quỹ bảo vệ nguồn lợi thủy sản để khuyến khích cộng đồng. Bên cạnh đó, cần xây dựng sinh kế bền vững cho cộng đồng, có thể phát triển du lịch sinh thái. “Chỉ nỗ lực của người dân là không đủ, mà cần có thêm các cơ chế khuyến khích, cùng sự đầu tư của doanh nghiệp để các hoạt động này hiệu quả và bền vững”, Chủ tịch Hội nghề cá Bình Thuận nhấn mạnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Xứ sở giàu có bậc nhất thế giới tăng ăn tôm hùm, cá ngừ Việt Nam

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 10 tháng năm 2024, tôm, cá ngừ xuất sang UAE đạt hơn 7,5 triệu USD, tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm 2023. Các tiểu vương quốc Ả Rập thống...

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 8/11/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu tổng quát nhằm gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý và bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gen quý hiếm; xây dựng...

Cà Mau đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển công nghiệp xanh

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và yêu cầu về phát triển bền vững, tỉnh Cà Mau đã không ngừng đẩy mạnh chuyển đổi số và chú trọng phát triển công nghiệp xanh.Đặc biệt, các ngành công nghiệp chế biến nông nghiệp và thủy sản - những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh - đang từng bước ứng dụng công nghệ cao và...

Tôm, cua, cá đắt khách, xuất khẩu thủy sản tự tin thu về 10 tỉ USD

Mỹ, Trung Quốc, EU... tăng mua tôm, cá tra, cua ghẹ, nhuyễn thể giúp Việt Nam thu về 8,23 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm, nếu duy trì đà tăng trưởng thì xuất khẩu thủy sản năm nay thu về 10 tỉ USD. ...

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính. Trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nêu rõ một loạt vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính mà doanh nghiệp thủy sản đang...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sắp diễn ra Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam

(TN&MT) - Theo dự kiến, vào trung tuần tháng 11/2024, Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lắng nghe nông dân nói” sẽ được tổ chức tại Hà Nội nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân, hợp tác xã trước thềm diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024. ...

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Khẩn trương hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 8/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. ...

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm chính thức Chile, Peru và dự tuần lễ cấp cao APEC

Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Cộng hòa Chile theo lời mời của Tổng thống Gabriel Boric Font từ ngày 9 - 12/11; thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru theo lời mời của Tổng thống...

Bài đọc nhiều

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Vùng 2 Hải quân cứu ngư dân gặp nạn trên vùng biển Việt Nam

Khoảng 12h ngày 29/10, tàu 267, Vùng 2 Hải quân đang thực hiện nhiệm vụ tại khu vực thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc thì nhận được thông báo đề nghị cấp cứu ngư dân bị thương trên tàu cá BĐ30948 TS. Tàu cá BĐ30948 TS do ông Trần Quốc Tuấn (sinh năm 1977, quê ở xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) làm thuyền trưởng, trên tàu có 6 thuyền viên. ...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ

Ngày 23/10, ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” đã diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Chiều 31/10, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trả lời câu hỏi của phóng viên về việc lực lượng chức năng của Trung Quốc bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam hồi cuối tháng 9.

Cùng chuyên mục

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  ...

Mới nhất

Nhà trường không được giữ hộ kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh

Một địa phương tại TP.HCM đề nghị các trường học và giáo viên chủ nhiệm không được đứng ra vận động kinh phí...

Ứng dụng nhắn tin Rakuten Viber với tính năng bảo mật vượt trội | Số hóa | Tài Chính

Rakuten Viber là một ứng dụng đặt sự bảo mật và quyền riêng tư của người Việt Nam lên hàng đầu, liên tục cam kết cải tiến các tính năng bảo mật cho người dùng. ...

Khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối vươn xa”

Tối 8/11, tại khu vực vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội tổ chức khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa”...

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam 10 tháng năm 2024 đạt 3.981 USD/tấn, tăng mạnh 57% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá tăng đã mang về 4,6 tỷ USD. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 1,2 triệu tấn Theo số liệu thống kê sơ...

Italy giới hạn lượng khách tham quan để bảo vệ di sản quý của La Mã

Chính quyền Rome quy định, mỗi ngày sẽ chỉ có 20.000 người được vào tham quan khu khảo cổ Pompeii, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt đẹp của thành phố cổ La Mã ở miền Nam Italy.

Mới nhất