Trang chủNewsNhân quyềnHướng tới nền sản xuất an toàn

Hướng tới nền sản xuất an toàn

Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ người lao động là chính sách kinh tế-xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Mới đây, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới, tiếp tục phát huy thành tựu sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 29-CT/TW về đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Bảo vệ sức khoẻ người lao động: Hướng tới nền sản xuất an toàn
Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024 sẽ tập trung vào nhiều hoạt động đa dạng. (Nguồn: VGP)

Những kết quả đạt được

Một trong những thành tựu nổi bật sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW – Chỉ thị đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động, là kim chỉ nam xuyên suốt định hướng cho công tác an toàn, vệ sinh lao động ở các cấp, đó là sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, tư duy, trách nhiệm của các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương, các doanh nghiệp, người lao động về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, hệ thống pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đã từng bước được hoàn thiện, phù hợp với các quy định, công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Quốc hội đã thông qua hai bộ luật, hai luật liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động, trong đó năm 2015, Quốc hội thông qua Luật an toàn, vệ sinh lao động. Luật an toàn, vệ sinh lao động thay đổi cơ bản về cách tiếp cận, lấy phòng ngừa làm nguyên tắc cơ bản, đồng thời mở rộng sang cả khu vực đối với người không có quan hệ lao động.

Từ năm 2013-2023, Chính phủ đã ban hành 17 Nghị định (trong đó có 8 Nghị định liên quan đến an toàn lao động trong các lĩnh vực đặc thù), các Bộ ban hành 135 Thông tư (trong đó có 30 Thông tư liên quan đến an toàn lao động trong lĩnh vực đặc thù).

Các địa phương đã ban hành Nghị quyết và các quyết định và nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Theo báo cáo của các bộ, ngành trung ương, trong 10 năm, đã có khoảng 50.000 số lượng tin, bài, cuộc phổ biến, tuyên truyền pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đã in ấn, phát hành 51.438.143 tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, áp phích, tranh, áp phích tuyên truyền; 33.500 cuốn sổ tay An toàn vệ sinh tới người lao động; 59.826 bản tin, phóng sự, tọa đàm, hội thảo, phỏng vấn, tin bài về an toàn, vệ sinh lao động.

Trung bình mỗi năm, các bộ, ngành trung ương tổ chức đào tạo, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khoảng trên 10.000 lớp, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố đã tổ chức trên 46.000 lớp đào tạo, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho hàng triệu người lao động không có quan hệ lao động.

Trong 10 năm qua, các cấp công đoàn đã tổ chức 191.481 lớp tập huấn cho 12.977.110 lượt người lao động. Từ năm 2013 đến nay ở cấp trung ương đã tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho khoảng 20.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn.

Giai đoạn 2013-2023, đã có hơn 2.000 đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động được triển khai tại các Bộ ngành trung ương; hơn 266.000 đề tại triển khai trong hệ thống Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; gần 3.000 đề tài triển khai tại các địa phương. Có những đề tài có hướng tiếp cận hiện đại, phù hợp với triết lý quản lý an toàn, vệ sinh lao động mới.

Công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động được quan tâm từ Trung ương đến các cấp chính quyền địa phương. Qua 10 năm, đã có hơn 51.000 cuộc thanh tra, kiểm tra cùng hơn 313.000 kiến nghị về an toàn, vệ sinh lao động.

Công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động đã có sự chuyển biến rõ rệt. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên có sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương. Công tác đào tạo, nâng cao hiểu biết, kỹ năng phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động đã được quan tâm, chú trọng. Các cơ quan trung ương, địa phương đã chủ động, tăng cường hợp tác, trao đổi chuyên gia, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động với nhiều nước, các tổ chức quốc tế.

An toàn lao động là lĩnh vực rất rộng, không chỉ là điều kiện làm việc của người lao động mà còn là vấn đề tiết kiệm trong sử dụng nguyên liệu; vấn đề khám sức khỏe định kỳ, phòng ngừa các nguy cơ rủi ro liên quan đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; bảo đảm quản lý hồ sơ của người lao động ngay từ đầu vào…

So với năm 2022, tình hình tai nạn lao động năm 2023 giảm ở một số chỉ số chính, cụ thể: tai nạn lao động chết người giảm 8,06% số vụ (662 vụ, giảm 58 vụ), giảm 7,29% số người chết (699 người, giảm 50 người); giảm 4,2% số vụ tai nạn (324 vụ); giảm 4,7% số người bị tai nạn lao động (giảm 370 người).

Năm 2023, bảo hiểm giải quyết mới cho 7.326 trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tai nạn giao thông được hưởng chế độ tai nạn lao động. Trong đó, có 2.190 trường hợp hàng tháng và 5.136 trường hợp một lần. Số lượt người được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khoảng trên 5 triệu người và trên 3,5 triệu thiết bị được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Các hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động được tăng cường. Tổ chức tư vấn cải thiện điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho doanh nghiệp, các hộ gia đình được đẩy mạnh… đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người lao động.

Nghị quyết Đại hội XIII của Công đoàn Việt Nam xác định 1 trong 3 khâu đột phá là đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động.

Tăng cường bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới

Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền địa phương và doanh nghiệp chưa coi công tác an toàn, vệ sinh lao động là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; nguồn lực đầu tư cho công tác an toàn, vệ sinh lao động chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế; ý thức chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động của nhiều người lao động còn chủ quan, lơ là…

Bà Chu Thị Hạnh, Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chỉ ra một số tồn tại như số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, số sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.

Năm 2023, trên toàn quốc đã xảy ra 7.394 vụ tai nạn lao động làm 7.553 người bị nạn, trong đó có 1.720 người bị thương nặng; 662 vụ tai nạn chết người, làm 699 người chết. Tổng chi phí cho tai nạn lao động và thiệt hại tài sản gần 16.357 tỷ đồng và hơn 149.770 ngày công, chỉ tính riêng trong khu vực có quan hệ lao động.

Bảo vệ sức khoẻ người lao động: Hướng tới nền sản xuất an toàn
Ảnh minh họa. (Nguồn: daidoanket.vn)

Bên cạnh đó, nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển khoa học công nghệ, xu hướng phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng xanh, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,… công tác an toàn, vệ sinh lao động đòi hỏi nắm bắt được cơ hội thay đổi công nghệ nhưng cũng phải chủ động hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, cập nhật phù hợp với các công ước, điều ước, tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng người lao động có kỹ năng lao động, tác phong làm việc công nghiệp, ý thức kỷ luật lao động theo xu hướng công nghiệp hiện đại, đồng thời chú trọng chăm sóc sức khỏe cho người lao động để thích ứng với những thay đổi trong tình hình mới.

Trước yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; với quyết tâm cải thiện điều kiện lao động, kiểm soát tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo vệ nguồn nhân lực hướng tới một nền sản xuất an toàn, có năng suất cao trong toàn bộ chuỗi cung ứng, góp phần triển khai thắng lợi các nghị quyết của Đảng, Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới đặt ra mục tiêu: tỷ lệ tai nạn lao động chết người giảm ít nhất 4%; số người làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp tăng ít nhất 5%; số cơ sở phát hiện yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động tăng ít nhất 5%.

Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới đặt ra mục tiêu: tỉ lệ tai nạn lao động chết người giảm ít nhất 4%; số người làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp tăng ít nhất 5%; số cơ sở phát hiện yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động tăng ít nhất 5%.

Để đạt được mục tiêu đề ra cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với sức khỏe, tính mạng của người lao động và phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội và hội nhập quốc tế; hoàn thiện hệ thống pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; nâng cao chất lượng đơn vị tham mưu về công tác an toàn, vệ sinh lao động ở các cấp, các ngành; kết hợp chủ động phòng ngừa với phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giam sát; trách nhiệm người đứng đầu, là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh con người.

Đồng thời, cần tiến hành tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật, đổi mới, đa dạng hoá thông tin tuyên truyền, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, người lao động trong Tháng Hành động an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân hằng năm; tạo điều kiện cho người lao động trong khu vực không có quan hệ lao động được tiếp cận thông tin để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, chủ động phòng ngừa.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, cơ quan báo chí vận động xây dựng văn hoá an toàn lao động trong hội viên, đoàn viên.

Đẩy mạnh hoạt động đối thoại, thương lượng về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và điều kiện làm việc, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, chú trọng chính sách phòng ngừa, khắc phục rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn…

Tạo sự đồng thuận, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp góp phần thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.

Năm 2024, Tháng Hành động an toàn, vệ sinh lao động (1/5-31/5) chính thức được phát động vào ngày 26/4 cùng với Tháng Công nhân, với chủ đề “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.

Trong Tháng Hành động an toàn, vệ sinh lao động diễn ra nhiều hoạt động ở trung ương, địa phương như: triển khai Chỉ thị 31-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động, đối thoại của hội đồng quốc gia và cấp tỉnh về an toàn, vệ sinh lao động, thăm nạn nhân tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tổ chức các hoạt động thanh kiểm tra, tự kiểm tra tại doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động…





Nguồn: https://baoquocte.vn/bao-ve-suc-khoe-nguoi-lao-dong-huong-toi-nen-san-xuat-an-toan-273751.html

Cùng chủ đề

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm công đoàn, hợp tác trên diễn đàn quốc tế

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Huỳnh Thanh Xuân đánh giá cao những nỗ lực của Công đoàn Xây dựng, Gỗ và Mỏ Cộng hòa Síp trong việc đảm bảo đời sống và thu nhập hợp pháp của người lao động, đồng thời hy vọng 2 bên sẽ có nhiều hợp tác trong trao việc đổi đoàn và trên các diễn đàn quốc tế. Chiều ngày 19/12, tại Hà Nội, ông...

Saigon Co.op khởi động Chuyến xe hạnh phúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ

20 chuyến xe miễn phí sẽ khởi hành ngày 25-1, đưa 900 người lao động, sinh viên, công nhân khó khăn trở về quê đoàn tụ gia đình trong dịp Tết Nguyên đán 2025. Năm nay, "Chuyến xe hạnh phúc" tiếp tục nhận được...

Bên trong dự án hầm cao tốc 1.000 tỷ duy nhất qua Hà Tĩnh

Chủ đầu tư dự án, địa phương đang rốt ráo hoàn thiện các thủ tục cuối cùng về công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao cho đơn vị thi công dự án hầm đường bộ cao tốc Đèo Bụt đoạn qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. ...

Hơn 3 tỷ đồng hỗ trợ người lao động đường sắt

Công đoàn Đường sắt VN triển khai nhiều hoạt động chăm lo người lao động, đã hỗ trợ hàng nghìn trường hợp với kinh phí lên đến hơn 3,5 tỷ đồng. ...

Trao giải cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn

Ngày 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu “Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động”. Triển khai Hướng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thị trường biến động không đồng nhất, dự báo xu hướng giá năm 2025

Giá tiêu hôm nay 21/12/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.

Châu Âu tính đưa quân tới Ukraine, Iraq trao trả hàng ngàn binh sĩ Syria vượt biên, ông Trump ra tối hậu thư cho...

Tổng thống Hàn Quốc tiếp tục bị triệu tập hầu tra, Quân đội Ukraine rút khỏi một số khu vực ở miền Đông, quân số Mỹ ở Syria tăng gấp đôi, Malaysia tăng cường phòng thủ ở Biển Đông, Mỹ buộc tội "gián điệp Trung Quốc" can thiệp chính trị… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Châu Âu nghiêm túc tính việc đưa quân đến Ukraine? EU hứa làm ‘chỗ dựa’ lớn nhưng Kiev nói không đủ, muốn phải có...

Các nguồn tin cho biết, các đồng minh châu Âu của Kiev đang thảo luận nghiêm túc về khả năng điều quân tới Ukraine trong trường hợp đạt được thỏa thuận hòa bình giữa nước này và Nga.

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực về nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Quảng Ninh

Quảng Ninh phấn đấu đứng trong top 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số toàn diện từ nay đến năm 2025 và giai đoạn tới.

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng

Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và vì thế, văn hóa của nhóm người này được xem là tiêu biểu cho văn hóa xứ Lạng. Việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng là vấn đề quan trọng, được các cấp, ngành quan tâm.

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Cùng chuyên mục

Trưởng thôn Ma Seo Chứ – Niềm tự hào của thôn Kho Vàng

Vừa qua, anh Ma Seo Chứ, dân tộc Mông, Trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà là 1 trong 2 cá nhân của tỉnh Lào Cai được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”. Đây là niềm vinh dự, tự hào của trưởng thôn trẻ tuổi này, cũng là phần thưởng xứng đáng dành cho những cống hiến, đóng góp của anh với bà con dân...

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực về nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

World Vision và Panasonic trao tặng 510 đèn năng lượng mặt trời cho hộ dân khó khăn ở Điện Biên

Ngày 19/12, tổ chức World Vision International tại Việt Nam và Tập đoàn Panasonic đã trao tặng 510 đèn năng lượng mặt trời xách tay cho các hộ dân tại huyện Tủa Chùa và Mường Chà (tỉnh Điện Biên). Chương trình nhằm hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt giúp trẻ em có điều kiện khó khăn có thể học tập tại nhà tốt hơn. Đây là hoạt động...

Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến: Mức hỗ trợ và thời điểm diễn ra?

Theo kế hoạch, Chợ Tết Công đoàn 2025 trực tuyến sẽ được tổ chức từ 20/12/2024 đến 20/1/2025 (từ ngày 20/11 đến 21/12 năm Giáp Thìn 2024) với mức hỗ trợ 500.000 đồng/người. Thời gian tổ chức từ 20/12/2024 đến 20/1/2025Kế hoạch 139/KH-TLĐ về tổ chức Chương trình Chợ Tết Công đoàn năm 2025 trực tuyến do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành ngày 8/10.Theo đó, đoàn viên công đoàn, người lao động mua hàng hóa, sản...

Quyết liệt và hành động vì một cộng đồng không ma túy

(Dân Sinh) - "Vì cộng đồng không ma túy" là chủ đề chính sự kiện truyền thông về phòng, chống ma túy vừa được tổ chức tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Tối 19/12, tại Quảng trường Lam Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an), Nhà hát Kịch Việt Nam và Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức Chương trình...

Mới nhất

‘Tái sinh’ hơi thở cho bệnh nhân bị sẹo hẹp khí quản và rò khí thực quản hiếm gặp

Các y bác sĩ Bệnh viện Tai mũi họng (TP.HCM) vừa phẫu thuật lấy lại hơi thở tự nhiên cho một bệnh nhân bị sẹo hẹp khí quản và rò khí thực quản hiếm gặp. ...

Công tác dân vận của TP HCM đạt kết quả đồng bộ trên các lĩnh vực

(NLĐO) - Công tác dân vận của TP HCM trong năm 2024 đã đạt kết quả đồng bộ trên các lĩnh vực với nhiều thành quả tích...

Cần lan tỏa nhận thức làm tiến sĩ không chỉ lấy học vị

Theo GS Vũ Hà Văn, đóng góp lớn nhất hiện nay của Quỹ Đổi mới sáng tạo VINGROUP không chỉ là tài trợ...

Đóng tàu Thịnh Long ghi dấu ấn từ những du thuyền 5 sao

Đóng tàu Thịnh Long dự kiến đạt giá trị sản xuất hơn 147 tỷ đồng, khẳng định năng lực, uy tín đóng mới du thuyền 5 sao. ...

Một công ty bất động sản hai năm ‘tê liệt’ vì hết tiền

Ông Bùi Văn Phú - chủ tịch hội đồng quản trị PVR Hà Nội - cho biết “công ty không có kinh phí để duy trì hoạt động”. ...

Mới nhất