Trang chủChính trịChủ quyềnHướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh...

Hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển

[sapo]






Kinh tế hàng hải là một trong các lĩnh vực kinh tế biển chủ lực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1539/QĐ-TTg ngày 10/12/2024 phê duyệt Đề án mở rộng, thành lập mới các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phục hồi các hệ sinh thái biển đến năm 2030, để đảm bảo diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 6% diện tích tự nhiên vùng biển Việt Nam.

Theo Quyết định, mục tiêu chung của Đề án nhằm quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo; tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt khoảng 6% vào năm 2030 diện tích tự nhiên vùng biển Việt Nam, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng, bảo đảm tính toàn vẹn và mối quan hệ tự nhiên giữa các hệ sinh thái đất liền và biển; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; phát triển bền vững kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Mở rộng diện tích, thành lập mới và quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển để đảm bảo đến năm 2030 tổng diện tích biển được bảo tồn đạt khoảng 0,463% diện tích tự nhiên vùng biển Việt Nam.

Quản lý hiệu quả 59 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản và 63 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn ở vùng biển, đảm bảo tổng diện tích khu vực được khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống của các loài thủy sản đạt khoảng 2,303% diện tích tự nhiên vùng biển Việt Nam.

Mở rộng diện tích, thành lập mới và quản lý hiệu quả các khu Ramsar, khu bảo tồn đất ngập nước, vùng đất ngập nước quan trọng ven biển để đảm bảo tổng diện tích các khu Ramsar, khu bảo tồn đất ngập nước, vùng đất ngập nước quan trọng ven biển đạt khoảng 1,5% diện tích tự nhiên vùng biển Việt Nam.

6 nhiệm vụ, 4 giải pháp thực hiện

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, Quyết định cũng nêu rõ các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện. Theo đó, 6 nhóm nhiệm vụ gồm:

a) Điều chỉnh, mở rộng diện tích các khu bảo tồn biển, khu Ramsar, khu bảo tồn đất ngập nước ven biển đang hoạt động theo các quy hoạch đã được phê duyệt.

b) Thành lập mới và mở rộng mạng lưới các khu bảo tồn biển, khu Ramsar, khu bảo tồn đất ngập nước ven biển theo các quy hoạch đã được phê duyệt.

c) Xây dựng quy định và tổ chức quản lý các khu vực áp dụng biện pháp bảo tồn hiệu quả khác ở vùng biển Việt Nam.

d) Phục hồi các hệ sinh thái biển điển hình như hệ sinh thái san hô, có biển, rừng ngập mặn.

đ) Tổ chức quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển, khu Ramsar, khu bảo tồn đất ngập nước ven biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn, vùng đất ngập nước quan trọng ven biển, khu vực áp dụng biện pháp bảo tồn hiệu quả khác.

e) Tích hợp cơ sở dữ liệu tổng thể về đa dạng sinh học biển, nguồn lợi thuỷ sản, môi trường, cơ chế chính sách, mô hình quản lý của các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn, khu vực áp dụng biện pháp bảo tồn hiệu quả khác và khu phục hồi các hệ sinh thái biển ở vùng biển Việt Nam vào cơ sở dữ liệu thành phần về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; các khu Ramsar, khu bảo tồn đất ngập nước, vùng đất ngập nước quan trọng ven biển vào cơ sở dữ liệu biển, hải đảo Việt Nam.

4 nhóm giải pháp thực hiện gồm giải pháp về: Cơ chế, chính sách và thực thi pháp luật; tuyên truyền, tập huấn và phát triển nguồn nhân lực; khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế; nguồn lực tài chính.

8 nhiệm vụ, dự án ưu tiên

Các nhiệm vụ, dự án ưu tiên bao gồm:

1. Truyền thông nâng cao năng lực về bảo tồn, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái biển.

2. Điều tra xác định các khu vực có tiềm năng xác lập khu vực bảo tồn có hiệu quả khác ở vùng biển Việt Nam.

3. Phục hồi hệ sinh thái rạn san hô, có biển, rừng ngập mặn bị suy thoái.

4. Điều tra, đánh giá tổng thể hiệu quả bảo tồn, bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái biển giai đoạn 2021 – 2030.

5. Xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên tại các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

6. Đánh giá khả năng lưu trữ các-bon của các hệ sinh thái biển điển hình.

7. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và công nghệ viễn thám trong quản lý hệ sinh thái biển.

8. Kiểm soát chất thải và các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại các khu vực biển được bảo tồn, bảo vệ và phục hồi.

Về kinh phí thực hiện, Quyết định nêu rõ, thực hiện đa dạng nguồn vốn huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để triển khai thực hiện Đề án. Nguồn ngân sách nhà nước cấp hằng năm: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên (vốn sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường, sự nghiệp khoa học) theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn vốn lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án đầu tư công giai đoạn 2026 – 2030, dự án khác.

Tổ chức thực hiện

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn địa phương xây dựng và tổ chức quản lý khu bảo tồn vùng đất ngập nước ven biển, khu Ramsar, vùng đất ngập nước quan trọng ven biển theo quy định pháp luật và các quy hoạch đã được phê duyệt.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì báo cáo cơ quan có thẩm quyền xác định vốn đầu tư ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển theo ngành, lĩnh vực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm để thực hiện các dự án theo quy định của Luật Đầu tư công.

Bộ Tài chính căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương, trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành liên quan, trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương và lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án khác phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện Đề án, nhiệm vụ, dự án ưu tiên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thực hiện Đề án theo quy định pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành có liên quan./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/kinh-te/huong-toi-muc-tieu-dua-viet-nam-tro-thanh-quoc-gia-manh-ve-bien-giau-tu-bien-686176.html

Cùng chủ đề

Quyết định truy thu Thảo cầm viên Sài Gòn gần 800 tỉ được thanh tra kiến nghị từ năm 2022

Quyết định truy thu tiền thuê đất của Thảo cầm viên Sài Gòn là một câu chuyện dài, được Thanh tra TP.HCM kiến nghị từ năm 2022. Giai đoạn từ ngày 4-12-2019 đến thời điểm thanh tra:Ngày 28-9-2021, Cục Thuế TP.HCM ban hành thông...

Hoạch định tài chính cá nhân là nền tảng cho tài chính toàn diện tại Việt Nam

(ĐCSVN) - Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh vai trò của hoạch định tài chính cá nhân này trong việc thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Đây được xem là yếu tố quan trọng để xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đoàn lãnh đạo các doanh nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ

Chiều 10/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đoàn lãnh đạo các doanh nghiệp như Intel, Ampere, Marvell, Cirrus Logic, Infineon, Skyworks thuộc Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA) do ông John Neffeur, Chủ tịch Hiệp hội dẫn đầu đang có chuyến thăm để thúc đẩy hợp tác bán dẫn tại Việt Nam. ...

Trong gió lạnh tê tái, tô phở ngon như ‘một điều xa xỉ với trẻ vùng cao’

'Ở địa phương cũng có phở, nhưng khái niệm về một tô phở ngon như một điều xa xỉ đối với trẻ vùng cao', ông Phạm Đức Vinh - hiệu trưởng Trường tiểu học và trung học cơ sở số 1 xã Phúc Khánh - nói. ...

Anh Tú Atus tiết lộ mối quan hệ với RHYDER sau “Anh trai say hi”

(Dân trí) - Tối 10/12, Anh Tú Atus chính thức trình làng MV "Nỗi đau đính kèm" với sự góp mặt của RHYDER. Đây là sản phẩm âm nhạc đầu tiên của Atus sau "Anh trai say hi". Ca khúc có sự chắp bút của RHYDER, đồng nghiệp thân thiết của Anh Tú Atus trong chương trình Anh trai say hi. Cú bắt tay giữa Anh Tú Atus và RHYDER nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả.Ca khúc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hoạch định tài chính cá nhân là nền tảng cho tài chính toàn diện tại Việt Nam

(ĐCSVN) - Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh vai trò của hoạch định tài chính cá nhân này trong việc thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Đây được xem là yếu tố quan trọng để xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đoàn lãnh đạo các doanh nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ

Chiều 10/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đoàn lãnh đạo các doanh nghiệp như Intel, Ampere, Marvell, Cirrus Logic, Infineon, Skyworks thuộc Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA) do ông John Neffeur, Chủ tịch Hiệp hội dẫn đầu đang có chuyến thăm để thúc đẩy hợp tác bán dẫn tại Việt Nam. ...

Kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực

Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển...

Phát triển du lịch nông thôn theo hướng xanh, thân thiện và bền vững

(ĐCSVN) – Việt Nam sẵn sàng tiếp tục hợp tác tích cực với cộng đồng quốc tế và Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc triển khai những sáng kiến, cách làm mới để phát triển du lịch nông thôn theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”; “mỗi người dân là một đại sứ du lịch”; “mỗi địa phương - một sản phẩm du lịch đặc sắc”. Đây là những chia sẻ của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê...

Đánh giá Đa ngành phục hồi sau bão Yagi

(ĐCSVN) - Bão Yagi đã ảnh hưởng đến hơn 3,6 triệu người tại 26 tỉnh của Việt Nam, gây ra nhiều hậu quả và thiệt hại to lớn cho người dân. Trong bối cảnh đó, Kế hoạch ứng phó chung đã được xây dựng như khung toàn diện nhằm ứng phó, cứu trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả sau thiên tai. Kế hoạch nhằm cung cấp hỗ trợ 68,9 triệu USD cho các cộng đồng bị ảnh...

Bài đọc nhiều

Triển khai đồng bộ hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị

 Đại tá Vũ Anh Tuấn, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân chủng, Chủ nhiệm Chính trị Hải quân...

Đối thoại biển Việt Nam-New Zealand lần thứ nhất

Việt Nam và New Zealand đề cao hợp tác biển trên tinh thần tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực

Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển...

Khatoco tặng quân và dân Trường Sa 20 tấn thịt đà điểu

(NLĐO) - Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, cán bộ lãnh đạo, người lao động Khatoco tặng quân dân huyện đảo Trường Sa 20 tấn thịt đà điểu ...

Việt Nam thành viên tích cực có trách nhiệm của UNCLOS 1982

Sáng 10/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực nhằm nhìn nhận lại giá trị, vai trò của Công ước cũng như chặng đường Việt Nam thực thi những quy định của Công ước trong 30 năm qua.

Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực

Các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển...

Đối thoại biển Việt Nam-New Zealand lần thứ nhất

Việt Nam và New Zealand đề cao hợp tác biển trên tinh thần tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Vùng Cảnh sát biển 4 hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ được giao

(NLĐO) - Vùng Cảnh sát biển 4 và cá nhân Thiếu tướng Trần Văn Lượng vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Chiến công hạng Nhì. ...

Nhìn lại vai trò và thực thi Công ước Luật biển, định hướng giải quyết các vấn đề đang nổi lên trong quản trị...

Ngày 10/12, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực.

Khatoco tặng quân và dân Trường Sa 20 tấn thịt đà điểu

(NLĐO) - Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, cán bộ lãnh đạo, người lao động Khatoco tặng quân dân huyện đảo Trường Sa 20 tấn thịt đà điểu ...

Mới nhất

8Wonder – thêm điểm hẹn văn hóa, nghệ thuật nổi bật ở châu Á

Hút hàng chục ngàn khán giả có mặt trực tiếp, hơn 13 triệu lượt xem trực tuyến, 8Wonder Winter tối 8/12/2024 lập “kỷ lục” về lượng người theo dõi một lễ hội âm nhạc ở Việt Nam. Thành công của đại nhạc hội quốc tế thương hiệu Việt đã góp phần củng cố vị thế quốc gia trên bản đồ...

Hội thảo nâng cao cơ hội xuất khẩu hàng nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và cơ hội xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam tại tỉnh Đắk Lắk. Ngày 10/12, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk tổ chức...

Sun Group khởi công xây dựng tòa tháp Khát Vọng – Aspira Tower tại Hòn Thơm

Chiều 10/12, tại Hòn Thơm, Phú Quốc, Tập đoàn Sun Group đã tổ chức lễ khởi công dự án Tòa tháp Khát Vọng - Aspira Tower, với tổng mức đầu tư lên đến 13.000 tỷ đồng. Đây hứa hẹn là công trình biểu tượng tiếp theo của Phú Quốc và là niềm tự hào cho du lịch Việt Nam trong...

Giám sát các sàn giao dịch việc làm trực tuyến ngăn lừa đảo, cần nhiều ngành chung tay

Đại biểu HĐND TP.HCM nêu vấn đề lừa đảo trên các sàn giao dịch việc làm trực tuyến và kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ quyền lợi người lao động. ...

Trao Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Cộng hoà Pháp cho chuyên viên Bộ GDĐT

Chiều 10/12, tại Đại sứ quán Pháp, ngài Olivier Brochet - Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam đã thay mặt Chính phủ Cộng hòa Pháp trao Huân chương Cành cọ Hàn lâm cho...

Mới nhất