Trang chủNewsNhân quyềnHướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn


img_3708(2).jpg
Ông Lại Hồng Thanh – Chánh Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, Khối trưởng Khối Thi đua số II, Bộ TN&MT phát biểu khai mạc Hội nghị

Chuyển đổi số trong lĩnh vực khai khoáng là xu thế tất yếu

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lại Hồng Thanh – Chánh Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, Khối trưởng Khối Thi đua số II, Bộ TN&MT cho biết: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội chưa từng có cho các nước, các địa phương, doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, hiện nhiều nước trên thế giới đã xây dựng và triển khai các chiến lược/chương trình quốc gia về chuyển đổi số. Không ngoài xu thế chung đó, thời gian qua Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách, định hướng quan trọng tham gia Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số, trong đó có Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành ngày 10/2/2022 đã xác định mục tiêu Chuyển đổi số trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

img_3727.jpg
Ông Lại Hồng Thanh – Chánh Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, Khối trưởng Khối Thi đua số II, Bộ TN&MT và ông Phạm Văn Hoành – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa chủ trì Hội nghị

Theo đó, Bộ TN&MT đã ban hành kế hoạch năm 2023 với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh” nhằm đầy mạnh phát huy các nguồn lực tài nguyên cho tương lai phát triển bền vững nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Đây cũng là lý do để Khối thi đua số I và Khối thi đua số II phối hợp cùng Sở TN&MT Thanh Hoá tổ chức Hội thảo.

Ông Lại Hồng Thanh mong muốn các đơn vị, doanh nghiệp tham gia Hội thảo cùng đánh giá thực trạng công tác quản lý khai thác khoáng sản, vai trò, ý nghĩa của chuyển đổi số lĩnh vực khoáng sản nói chung và của doanh nghiệp mình nói riêng để cùng nhau thống nhất nhận thức, nội hàm khái niệm cũng như nội dung của “chuyển đổi số doanh nghiệp khai thác khoáng sản”.

Từ đó, đưa ra những giải pháp, lộ trình cần thực hiện cho kế hoạch Chuyển đổi số trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm quản lý chặt chẽ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản theo đúng tinh thần Nghị quyết số 10 cũng như Kế hoạch của Chính phủ, của Bộ TN&MT cần thực hiện trong thời gian tới.

z4384006207396_19bb5405efdda2a8fc49faf3b01c663c.jpg
Ông Đỗ Văn Định – Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia báo cáo tại Hội nghị

Báo cáo tại Hội nghị, ông Đỗ Văn Định – Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia cho biết: Nước ta có trên 60 loại khoáng sản khác nhau. So với thế giới, Việt Nam có thể được xếp vào nhóm tiềm năng khoáng sản phong phú. Tuy vậy, việc khai thác tài nguyên khoáng sản trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, chưa hợp lý. Do vậy, việc phát triển và triển khai các ứng dụng mới sử dụng công nghệ nền tảng của cách mạng công nghiệp 4.0 để tối ưu hóa các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc là vô cùng cấp bách.

Trong những năm qua, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành TN&MT đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần vào sự phát triển chung của ngành. Việt Nam đang chuyển đổi mạnh mẽ từ công nghệ thông tin (tin học hóa) sang công nghệ số, kết hợp với các thành tựu của công nghệ viễn thông; chuyển từ quản lý thông tin bằng giấy tờ sang xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia. Có thể kể đến một số doanh nghiệp đã và đang mạnh dạn đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu của nên công nghiệp 4.0 vào hoạt động khai thác mỏ, từng bước thực hiện chuyển đổi số như: Công ty TNHH Long Sơn, Công ty Xi măng Chinfon, Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam…

Ông Đỗ Văn Định tin rằng kết quả đạt được bước đầu của các doanh nghiệp trên cùng với sự quyết tâm và hỗ trợ đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học là cơ sở cho việc triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Đề xuất lộ trình khai khoáng hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Tại hội nghị, Công ty Masan High-Tech Materials (MHT) đã đề xuất định hướng, chiến lược tích hợp chuyển đổi số hướng tới kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Ông Lương Chí Công – Quản lý Đối ngoại và quan hệ Chính phủ, Công ty Masan High-Tech Material chia sẻ: Bên cạnh các giải pháp cốt lõi về công nghệ, kinh tế tuần hoàn, đặc biệt là việc tích hợp chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực, từ quản trị, khai thác, chế biến, tiêu thụ, bán hàng… đang là một trong những trụ cột phát triển và ưu tiên quan trọng của MHT nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

MHT xác định lộ trình và bước đi hiệu quả trong tích hợp chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh, bao gồm: sắp xếp nguồn lực và tối ưu hóa; đầu tư nâng cao năng lực quản lý, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng và phát triển; tiếp tục hoàn thiện năng lực quản trị chuyển đổi số; theo đuổi các giải pháp chuyển đổi số thông minh.

z4383993358023_559d52affc8aaef206eaf27d1dc08412.jpg
Ông Lương Chí Công – Quản lý Đối ngoại và quan hệ Chính phủ, Công ty Masan High-Tech Material phát biểu tại Hội nghị

Đại diện công ty MHT đề xuất Chính phủ, Bộ TN&MT tạo hành lang pháp lý, có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản thực hiện chuyển đổi số, hướng tới phát triển bền vững.

Hiện nay Công ty đang có kế hoạch triển khai Dự án Nhà máy tái chế Vonfram tại tỉnh Thái Nguyên. Việc Masan mua lại Công ty H.C. Starck cũng là để thực hiện cam kết với chính phủ Việt Nam là đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến sâu, tái chế vật liệu công nghệ cao và Masan đã thành công trong lĩnh vực này. Việc đưa công nghệ tái chế của Đức về Việt Nam là một bước nâng cao hơn nữa, không chỉ chế biến sâu, chế tạo vật liệu công nghệ cao mà còn đáp ứng nguồn nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệp quan trọng, hoàn thiện chu trình khép kín 3R: REDUCE, REUSE, RECYCLE – Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế.

z4384008083603_637a20b2055c4c496b87392775e74ee7.jpg
Ông Nguyễn Sơn Hà – Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Sở TN&MT Thanh Hóa phát biểu tại Hội nghị

Để thực hiện được dự án chiến lược này, Công ty phải được phép nhập khẩu phế liệu Vonfram, phục vụ nguyên liệu cho Nhà máy tái chế Vonfram tại tỉnh Thái Nguyên. Trước đây Vonfram đã có trong danh mục nhập khẩu, nhưng vì chưa có Công ty nào ở Việt Nam có đủ năng lực, chiến lược bài bản để thực hiện hoạt động tái chế nên Chính phủ đã đưa Vonfram ra khỏi danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

Do vậy, Công ty Masan đề nghị Chính phủ, Bộ TN&MT nhất trí bổ sung Vonfram vào danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Việc này sẽ tạo hàng lang pháp lý quan trọng và cần thiết để Công ty triển khai thành công dự án nhà máy tái chế Vonfram tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới, đồng thời cụ thể hóa mô hình áp dụng chuyển đổi số trong khai thác, chế biến, tái chế phế liệu, nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất, kinh doanh, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn và góp phần vào tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Không chỉ các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước cũng đề xuất giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Ông Nguyễn Sơn Hà – Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Sở TN&MT Thanh Hóa cho biết: Thời gian qua, Sở đã chủ động tuyên truyền rộng rãi về Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số ngành TN&MT tỉnh Thanh Hóa. Trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, Sở đã đẩy mạnh tuyên truyền về mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế phát thải carbon thấp… đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong ngành, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn liên quan.

Bước đầu Sở đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như: Đang xây dựng cơ sở dữ liệu khoáng sản, dự kiến xong trong năm 2023; tự xây dựng và đưa phần mềm quản lý tài nguyên khoáng sản đất đai vào sử dụng trong mạng nội bộ của Sở, là công cụ hữu ích giúp cho công tác quản lý nhà nước về hồ sơ khoáng sản của Sở được dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất lao động của công chức, bước đầu cập nhật dữ liệu số để quản lý hồ sơ công việc góp phần vào công tác chuyển đổi số của Sở, ngành.

z4384003613108_2c65e651634fdb141fc84638c550d7c8.jpg
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Ông Nguyễn Sơn Hà cho biết, thời gian tới, Sở TN&MT Thanh Hóa sẽ nghiên cứu, tham mưu cho các cấp ban hành các chế tài và công cụ trong giám sát hoạt động khai thác khoáng sản; tiếp tục thực hiện nghiêm các quy hoạch khoáng sản được cấp thẩm quyền phê duyệt trên địa bàn tỉnh; nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước, trách nhiệm của người đứng đầu của chính quyền cơ sơ trong quản lý tài nguyên khoáng sản; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật khoáng sản đối với các tổ chức, doanh nghiệp.

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản, đánh giá tác động môi trường, đóng cửa mỏ và các nội dung có liên quan đảm bảo đúng quy định pháp luật; xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về khoáng sản trên địa bàn toàn tỉnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Dấu mốc mới trong phát triển kinh tế và thương mại bền vững tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Thỏa thuận về Kinh tế sạch và Kinh tế công bằng hướng tới phát triển kinh tế và thương mại bền vững dựa trên công bằng và năng lượng sạch.

Tọa đàm “Hành trình chuyển đổi xanh của doanh nghiệp nữ”

Tọa đàm là dịp các nữ doanh nhân, phụ nữ khởi nghiệp nhằm trao đổi, chia sẻ về cơ hội, thách thức, thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nữ chuyển đổi xanh ...

Bắc Kinh đi nước cờ cản, nhưng thực ra châu Âu đã thua trước một ván?

Gần hai phần ba số người tiêu dùng ở châu Âu được hỏi trong một cuộc khảo sát cho biết, họ sẽ cân nhắc mua một chiếc ô tô Trung Quốc, theo báo cáo của phương tiện truyền thông địa phương Đức.

Thái Lan muốn trở thành trung tâm giao dịch tín chỉ carbon của Đông Nam Á

Hai dự án "Thiết bị cảnh báo chướng ngại vật cho người khiếm thị" và "Enzym từ rác hữu cơ" của các sinh viên Việt Nam đã nhận tài trợ để triển khai dự án và vinh dự được trao tặng danh hiệu "Đại sứ ESG" trong khu vực ASEAN. Lần đầu tiên trong lịch sử chương trình "Đại sứ ESG", cả...

Bài toán “huy động khối tài sản 70 tỷ USD”

Bối cảnh mới đang đặt ra yêu cầu mới trong phát triển kinh tế đất nước. Đó là không chỉ phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng mà phải là tăng trưởng xanh, bền vững. Bài toán “huy động khối tài sản 70 tỷ USD” của 12 Tập đoàn trên để phát triển đất nước. Chúng ta làm gì cần khai thác các năng lực nội sinh từ kinh tế tư nhân như thế nào để thúc đẩy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Quyết định nêu rõ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính thúc đẩy đầu tư chất lượng cao từ tỉnh Gunma (Nhật Bản)

Trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị chính quyền tỉnh Gunma và Thống đốc Yamamoto Ichita tiếp tục cụ thể hóa và thúc đẩy hợp tác với địa phương của Việt Nam, trong đó có tỉnh Hà Nam, thông qua các dự án hợp tác...

Phát động Giải thưởng Trường học sinh thái ASEAN Việt Nam 2024

Ngày 14/10 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã phát động Giải thưởng Trường học sinh thái ASEAN Việt Nam 2024.Trong lần tổ chức năm nay, với sự đồng hành của Quỹ Vì tương lai xanh – Tập đoàn Vingroup, hệ thống...

WWF là đối tác quan trọng, tin cậy của Bộ TN&MT

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/wwf-la-doi-tac-quan-trong-tin-cay-cua-bo-tn-mt-381569.html

Tập trung “3 tăng cường” trong hợp tác Việt – Lào phòng chống ma tuý và tội phạm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng ngừa tội phạm và tệ nạn ma túy, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm, chiến lược, vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, vùng...

Bài đọc nhiều

Hàn Quốc hỗ trợ 1 triệu USD cho nỗ lực phục hồi của Việt Nam sau bão số 3

Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ 1 triệu USD cho công tác khắc phục hậu quả sau bão, trong khuôn khổ sáng kiến phục hồi sớm và tái thiết sau bão Yagi của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Đối thoại thường niên lần thứ ba về khắc phục hậu quả chiến tranh Việt Nam

Viện Hòa bình Mỹ vừa tổ chức Đối thoại thường niên lần thứ ba với chủ đề “Di sản chiến tranh và hòa bình ở Việt Nam, Lào và Campuchia.” Hậu chiến Việt- Mỹ: trăn trở và khát vọng trong cuốn sách một người Anh Hoa Kỳ ưu tiên thúc đẩy hợp tác trong khắc phục hậu quả chiến tranh...

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Đó là điều Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) Pio Smith nhấn mạnh trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, đồng thời tái khẳng định cam kết không ngừng của UNFPA trong việc hợp tác giải quyết tình trạng bạo lực trên cơ sở giới.

Cùng chuyên mục

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Đó là điều Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) Pio Smith nhấn mạnh trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, đồng thời tái khẳng định cam kết không ngừng của UNFPA trong việc hợp tác giải quyết tình trạng bạo lực trên cơ sở giới.

Hàn Quốc hỗ trợ 1 triệu USD cho nỗ lực phục hồi của Việt Nam sau bão số 3

Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ 1 triệu USD cho công tác khắc phục hậu quả sau bão, trong khuôn khổ sáng kiến phục hồi sớm và tái thiết sau bão Yagi của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Đối thoại thường niên lần thứ ba về khắc phục hậu quả chiến tranh Việt Nam

Viện Hòa bình Mỹ vừa tổ chức Đối thoại thường niên lần thứ ba với chủ đề “Di sản chiến tranh và hòa bình ở Việt Nam, Lào và Campuchia.” Hậu chiến Việt- Mỹ: trăn trở và khát vọng trong cuốn sách một người Anh Hoa Kỳ ưu tiên thúc đẩy hợp tác trong khắc phục hậu quả chiến tranh...

Cảnh báo đỏ về tình hình Dải Gaza, khoảng 90% trẻ em không được tiếp cận đầy đủ với các loại thực phẩm

Hội Trăng lưỡi liềm Đỏ Palestine (PRCS) công bố số liệu ngày 12/10 cho thấy khoảng 90% trẻ em ở Dải Gaza không được tiếp cận đầy đủ với các loại thực phẩm.

Việt Nam nêu rõ chủ trương về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người của mọi người dân

Trong khuôn khổ khóa họp, đã diễn ra cuộc tọa đàm quốc tế “Tích hợp giáo dục nhân quyền vào hệ thống giáo dục: Chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tiễn”. Sự kiện do Việt Nam, Philippines, Australia và Italy đồng bảo trợ tổ chức. Bên cạnh sự kiện này, Việt Nam đã chủ trì xây dựng...

Mới nhất

Ăn nho có béo không? Tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng và lợi ích của nho!

Nho là trái cây ngon, có vị ngọt tự nhiên, giàu khoáng chất và vitamin. Tuy nhiên, với những người quan tâm đến cân nặng, câu hỏi "ăn nho có béo không" thường được...

Cần nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề

Chiều 14-10, hội thảo khoa học về công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa được Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tại Trường CĐ Đại Việt Sài...

Kỳ lạ loài sứa biển biết ‘biến hình’ sau khi bị thương

TPO - Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, một số loài sứa có thể hợp nhất cơ thể của chúng lại với nhau khi bị thương. Sự thích nghi độc đáo này, bao gồm việc hợp nhất hệ thần kinh và dạ dày của chúng, chưa từng thấy ở bất kỳ loài nào. ...

Phim gây tranh cãi về thời trẻ của cựu Tổng thống Trump Mỹ chính thức ra rạp

Đội ngũ truyền thông của cựu Tổng thống Trump đã kịch liệt lên án bộ phim “Người học việc,” gọi đó là “sự phỉ báng ác ý” của giới “tinh hoa Hollywood” trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Truyền thông Mỹ cuối tuần qua đồng loạt đưa tin về việc bộ phim “Người học việc” (“The Apprentice” -...

Mới nhất