Trang chủDu lịchẨm thựcHương nhốt niềm nhớ - Tuổi Trẻ Online

Hương nhốt niềm nhớ – Tuổi Trẻ Online


Nhân loại vốn say mê hương thực phẩm từ thời đồ đá cũ, nhưng hương giác con người cũng lắm trái ngang.

Hương nhốt niềm nhớ - Ảnh 1.

Có lẽ nước mắm là thứ gia vị và thực phẩm của người Việt là còn giữ được cái tinh túy qua bao nhiêu đời truyền lại. Cũng giống như người Nhựt vẫn cố giữ lại cái tinh túy ấy cho xì dầu.

Đó là loại thực phẩm được ủ chượp bằng muối và trải qua một quá trình lên men trung hạn. Người tiêu dùng bị méo mó chọn lựa nước mắm, vốn là do định hướng của nhà thùng, khi căn cứ vào độ đạm của sản phẩm.

Hương nhốt niềm nhớ - Ảnh 2.

Vận chuyển nước mắm tĩn, tranh trong tập Chuyên khảo bằng tranh vẽ về Đông Dương : Nam Kỳ (Monographie dessinée de l’Indochine, Cochinchine) Tập 4 (1935). Nguồn: Flickr/manhhai

Hương nhốt niềm nhớ - Ảnh 3.

Tôi hỏi: vậy tại sao người ta không xây dựng tiêu chuẩn nước mắm ngon dựa trên hương và vị, mà chỉ dựa trên độ đạm, tức là vị. Trong khi theo ông, “độ đạm nước mắm càng cao, mùi nước mắm càng giảm”.

Ông bạn chỉ nhún vai.

Có lẽ, khoa học, cho đến nay vẫn “bó chiếu” với việc phân tích và đánh giá mùi hương nước mắm và mùi hương thực phẩm nói chung. Hương nước mắm mỗi vùng miền đều có nét riêng.

Cùng một lứa ủ chượp, mỗi thùng nước mắm lại có hương riêng, giống y chang xì dầu ủ chượp bên Nhựt. Xứ ấy trình độ khoa học cao có thể nói nhứt nhì thế giới, nhưng chẳng giải thích được.

Tác giả Tràng Thiên ít nhiều minh họa được hương và vị nước mắm qua đoạn ký sau đây:

“(…) Ngày ấy, mỗi lần có gánh nước mắm bán dạo ghé vào nhà là cả một sự xôn xao. Bởi vì thường thường không một ai trong gia đình mà đủ tự tin vào tài nội trợ của mình để có thể một mình kiêu hãnh quyết định về giá trị một thứ nước mắm.

Hương nhốt niềm nhớ - Ảnh 4.

Xong, một cách thận trọng, cô mới le lưỡi nhấm tí nước mắm. Rồi lặng lẽ trầm tư, cô trao cái chén về phía thím tôi…

Nhưng bà tôi sốt sắng, nóng nảy, đã vội vàng đưa tay vẫy gọi. Và thím chuyển ngay chén mắm sang bà. Lại ngửi, lại nếm. Sau đó, đến lượt thím tôi: lại ngửi, lại nếm…

Thím phát biểu: – Khá hơn thứ năm cắc kỳ trước.

Cô tôi tán đồng dè dặt: – Nhấm qua thì nó dịu hơn, nhưng chị chiếp cho lâu thử coi…

Bà tôi nhận định: – Nè, mấy đứa thấy sao? Cái màu kỳ này tao không vừa ý, mà mùi vị của nó cũng chưa đằm đâu.

Hương nhốt niềm nhớ - Ảnh 5.

Phải nói rằng cái tặng phẩm trời cho nhơn loại để tạo hương cho thực phẩm nói chung và nước mắm nói riêng là nắng của những xứ nhiệt đới. Ở xứ ta hương mắm biến thiên cũng một phần do nắng.

Nắng miền Nam càng dồi dào, ngược lại nắng miền Bắc càng xao xác. Nên nước mắm một thời bị Tây “phân biệt chủng tộc” trong quá trình quản lý chất lượng sản phẩm: phải ghi rõ trên nhãn nước mắm của Annam hay Tonkin.

Còn như nói người vùng miền nào, ghiền mùi nước mắm của vùng miền đó do ăn riết lậm.

Hương nhốt niềm nhớ - Ảnh 6.

Sản xuất nước tương Nhật. Tranh của Utagawa Hiroshige III (1842-1894). Nguồn: ukiyo-e.org

Thực ra còn phải giải thích thêm về hiện tượng lậm kèm theo một trời thương nhớ một thứ thực phẩm tiêu dùng suốt cả một thời từ thơ ấu đến trưởng thành. Không phải sao, các quảng cáo rành tâm lý các bà mẹ đã đưa nước mắm ủ chượp như là một thứ gia vị cho món cháo ăn giặm của trẻ.

Cái trời thương nhớ mùi hương ấy lúc nào cũng hiển hiện khi ta ăn vào thứ thực phẩm đã lậm. Các nhà khoa học đặt tên cho nó là “hiện tượng Proust”.

Hương nhốt niềm nhớ - Ảnh 7.
Hương nhốt niềm nhớ - Ảnh 8.

Thực ra không chỉ nước mắm lấy hương làm nét đặc sắc.

Nhân loại vốn say mê hương thực phẩm từ thời đồ đá cũ, khi con người phát hiện ra phương pháp xông khói đồ ăn, ngoài mục đích bảo quản còn nhằm để tăng cường hương vị.

Bacon chẳng hạn, là thứ thực phẩm thường muối bằng thịt nây hoặc lưng heo rồi đem xông khói.

Vì là những xứ “hôm nay em đi trời (thường) không có nắng” nên phương pháp bảo quản bằng muối phơi khô được thay thế bằng muối xông khói.

Ta có thể so sánh hương nồng nàn từ con mực khô so với mực một nắng. Sự chọn lựa mực một nắng là để giữ vị, bỏ qua hương, có lẽ là đặc thù xứ Việt.

Hương nhốt niềm nhớ - Ảnh 9.

Ở xứ ta, những người dân ở vùng cao cũng bảo quản thực phẩm xông khói dưới dạng “gác bếp”. Cứ treo thực phẩm – thịt, cá – từ lúc xẻ tươi đến lúc đem xuống ăn.

Thịt/cá có thể ăn sống, nhưng nướng nhờ quá trình nâu hóa để tăng cường hương vị, đặc sắc hơn. Sản vật nổi tiếng vùng miền này – thời chiến tranh gọi là “R” (viết tắt từ region của Pháp) – là trâu gác bếp.

Thịt nhờ khói với lượng nhiệt nhứt định, bảo quản “suốt mùa lá đổ”, nên không dùng đến muối nhiều. Khi nướng chín phải chấm thêm tương các loại.

Trong Nam, người ta còn khám phá ra món ốc lác gác bếp dẫu rằng chúng còn sống nhăn. Pháp này là dụng theo tự nhiên. Con ốc bươu và ốc lác thay vì ngủ đông như một số loài khác, lại ngủ hạn.

Suốt mùa khô trên các chân ruộng, chúng nằm yên dưới mặt đất, ngủ cho đến khi có nước về đồng. Bỏ trong giỏ treo trên bếp chẳng khác nào cho chúng trải qua thời kỳ ngủ hạ.

Hương nhốt niềm nhớ - Ảnh 10.
Hương nhốt niềm nhớ - Ảnh 11.

Một người bạn bên Pháp kể: bọn trẻ bổn xứ lúc nào tới nhà chơi cũng tọc mạch để ngửi cho được mùi hương nước mắm. Ngửi để chúng bịt mũi cười cợt về cái món ăn lạ lùng của người Việt.

Mùi mắm ruốc càng làm chúng bịt mũi nhăn mặt nhiều hơn. Chúng quên rằng nhiều người Việt không chịu nổi mùi phó mát Camembert (truyền thống) hoặc mùi phó mát Rocquefort. Càng mắc ói khi giáp mũi với mùi mắm nêm cá trích surströmming Bắc Âu (cụ thể là Thụy Điển).

Mùi ấy còn thúi hơn mùi mắm nêm cá cơm một đổi đường xa cỡ Sài Gòn – Cần Thơ. Ông thầy Triết của tôi từng giải thích hiện tượng sự tương đối của mùi này giữa người và chó đối với… phân.

Hương giác con người quả thật ngang trái. Người ăn đâu có phân biệt rạch ròi giữa mùi thơm do vi khuẩn tạo ra từ axít amin và axít “ammôn” như các nhà khoa học.

Hương nhốt niềm nhớ - Ảnh 12.

Tự nhiên nhớ mùi nước mắm quay quắt như nhân vật nữ tu trong truyện Lòng Trần của Nguyễn Thị Thụy Vũ. Sẵn chai nước mắm của ông bạn Trần Gia từ Bình Định gởi vào, dầm trái ớt.

Ông bạn Phụng, một nhà thùng lớn ở Phan Thiết, cơ sở chính phải tị nạn ở Cà Ná (Phan Thiết chọn du lịch thay vì phát triển nước mắm), từng chỉ dẫn: muốn thưởng thức hương nước mắm, phải cho một ít vào chén, nín thở, rồi hít vào.

Nhưng chén mắm Bình Định dầm ớt không cần nín thở. Chẳng hiểu sao trái ớt làm cho nó dậy mùi thơm rần rần. Màu nước mắm của Bình Định tươi hơn của Nha Trang quê tôi.

Chắc là thứ mắm dang nắng tròn trịa, gần rặt cá cơm, làm nhớ Tràng Thiên.

(1) Vũ Thế Thành, Ăn để sướng hay ăn để sợ, tập III.

(2) Tràng Thiên, Ăn uống sự thường, trong tập Quê Hương tôi.

(3) Huình Tịnh Paulus Của, Đại Nam quấc âm tự vị, quyển II.





Nguồn: https://tuoitre.vn/huong-nhot-niem-nho-20240713140048982.htm

Cùng chủ đề

Nhân sự và tài chính

Kiểm nghiệm thực phẩm là một hình thức kiểm soát chất lượng thực phẩm nhằm đảm bảo uy tín của nhà sản xuất cũng như quyền lợi của người tiêu dùng. Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động...

Loạt món Việt ‘áp đảo’ danh sách các thức ăn từ thịt bò ngon nhất châu Á

Bò nhúng giấm, bò lúc lắc, bò né,... là những món ngon từ thịt bò của Việt Nam được Taste Atlas, chuyên trang ẩm thực nổi tiếng thế giới, đánh giá cao. Với 4,6/5 sao, bò nhúng giấm của Việt Nam đã trở thành cái tên được Taste Atlas đánh giá cao nhất trong danh sách 50 món ăn từ thịt bò ngon hàng đầu châu Á. "Đây là một loại lẩu, gồm nước dùng có vị chua của giấm, ngọt...

Hải Phòng: Đưa loài cá “bình dân” thành sản phẩm OCOP nổi tiếng

Qua hơn 10 công đoạn với thời gian kho kéo dài hơn 10 tiếng, sản phẩm cá mòi kho của huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, trở thành đặc sản được biết đến gần xa và là quà biếu quý mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Một sớm giữa tháng 11/2024, tại cơ sở cá mòi kho Thái Tín ở thôn 4, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, quang cảnh bận rộn, tấp nập. Gần 10 lao động luôn...

Masan Consumer đồng hành quảng bá ẩm thực Việt tới bạn bè năm châu

Sự đồng hành của Masan Consumer tại Liên hoan Ẩm thực Quốc tế lần thứ 12 không chỉ góp phần tôn vinh hương vị độc đáo của gia vị Việt mà còn giới thiệu nét tinh tuý của ẩm thực Việt đến bạn bè năm châu. Trong hai ngày 7 và 8/12/2024, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế lần thứ 12 đã diễn ra tại Khu Ngoại giao Đoàn, Hà Nội. Đây là sự kiện thường niên về văn hóa...

Tri thức khai thác và chế biến Yến sào Khánh Hòa là di sản phi vật thể

(NLĐO) - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận tri thức khai thác và chế biến Yến sào Khánh Hòa là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

30 đội sinh viên tranh tài tại cuộc thi Dancing robot

Chiều 19-12, gần 30 đội là sinh viên tranh tài tại cuộc thi Dancing robot do Viện Công nghệ thông minh và tương tác (Đại học Kinh tế TP.HCM) tổ chức. Giúp sinh viên làm chủ công nghệBạn Cao Thị Minh Tâm chia sẻ:...

Hai mẹ con được cứu sống suốt 16 năm nhờ những người hiến máu

Mắc bệnh tan máu bẩm sinh, suốt 16 năm nay, chị Dương Bích Ngọc cùng con trai (quê Vĩnh Phúc) hằng tháng đều phải đến Viện Huyết học - Truyền máu trung ương truyền máu. Chị Ngọc nói: “Tôi được cứu sống là nhờ những người hiến máu tình nguyện". ...

Chứng khoán lao dốc, một cổ phiếu tăng trần nhờ ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’

Cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 vẫn tăng trần trong phiên ngày 19-12, bất chấp VN-Index bị 'thổi bay' gần 12 điểm với gần 330 mã giảm giá. Sau động thái từ Fed, thị trường chứng khoán Việt Nam đồng pha với chứng...

Những vũ khí, xe tăng, UAV lần đầu xuất hiện ở triển lãm quốc phòng

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 có những vũ khí, xe tăng, UAV lần đầu tiên xuất hiện, có những sản phẩm là nỗi khiếp sợ của đối thủ trên chiến trường. ...

Google Maps giúp phá vụ án mạng tại Tây Ban Nha

Nhờ manh mối từ hình ảnh trên Google Maps, cảnh sát Tây Ban Nha đã phá vụ án người đàn ông Cuba mất tích ở nước này hơn 1 năm trước. Theo Đài BBC ngày 19-12, hình ảnh từ chế độ Google Street View...

Bài đọc nhiều

Gạo Việt đạt giải ngon nhất thế giới năm 2023

Gạo ST25, thương hiệu Gạo ông Cua của Việt Nam, đạt giải nhất tại Hội thi gạo ngon nhất thế giới lần thứ 15, tổ chức ở Philippines năm nay. Đây là lần thứ hai gạo ST25 đăng quang ngôi vương gạo ngon nhất thế giới tại hội thi danh giá này. Lần đầu tiên là năm 2019. Cuộc thi năm nay có sự tham gia của hơn 10 quốc gia và 30 mẫu gạo được gửi đến. Giải nhì đợt...

Chú ơi, thế sang năm chú có quay lại đây nấu phở tiếp không?

Anh Nguyễn Tiến Hải, chủ thương hiệu Phở S, một trong ba 'nhà phở' mang Phở yêu thương đến với Làng Nủ và bà con xã Phúc Khánh, Bảo Yên, Lào Cai - đúng Ngày của phở 12-12 vừa qua. Anh Hải đã viết những cảm xúc của mình khi trở về... ...

Món ốc nhồi ống nứa thơm ngon nức tiếng ở xứ Thanh

Anh Bùi Xuân Bình (SN 1987) là một trong những người chế biến món ốc nhồi ống nứa ở thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa. Trước đây anh Bình chuyên nuôi ốc nhồi thương phẩm. Nhận thấy việc chỉ bán ốc như thế này không mang lại kinh tế cao, anh đã nảy ra ý tưởng chế biến ốc nhồi ống nứa để cung cấp cho các cửa hàng thực phẩm sạch. Món ốc nhồi ống...

Món ăn trường thọ, siêu thực phẩm Nhật dùng mỗi ngày được chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ

Vì sao natto là siêu thực phẩm trường thọ của người Nhật? Michiko Tomioka là chuyên gia tuổi thọ, nhà dinh...

Cùng chuyên mục

Flavors Awards 2024 vinh danh những cái tên nổi bật trong ngành F&B Việt Nam

Lễ trao giải Flavors Awards 2024 vinh danh những doanh nghiệp, dịch vụ xuất sắc trong ngành ẩm thực và đồ uống (F&B) Việt Nam, hướng tới nâng cao vị thế của Việt Nam trên “bản đồ” ẩm thực thế giới. Vào ngày 14/12, lễ trao giải Flavors Awards do Vietcetera và Mastercard phối hợp tổ chức đã diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM). Lễ trao giải nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện thường niên Flavors...

Loại rau “nhân sâm” báu vật sức khỏe, chớ bỏ lỡ trong mùa đông này

Trong số rất nhiều nguyên liệu bồi bổ sức khỏe mùa đông có một báu vật được mệnh danh là "nhân sâm của các loại rau". Nó có mùi thơm nhẹ, vị giòn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và kích thích cảm giác thèm ăn. ...

Đặc sản Hải Phòng vẻ ngoài giống cát, khách nhìn dè chừng ăn lại khen ngon

Dù vẻ ngoài kém hấp dẫn và cần nhiều công sức, thời gian để sơ chế nhưng ruốc sông vẫn được xem như đặc sản hút khách ở Hải Phòng và một vài địa phương lân cận. Con ruốc (hay ruốc sông) là động vật giáp xác có kích thước nhỏ xíu như hạt cát, được tìm thấy nhiều ở khu vực bãi triều ven sông nước lợ thuộc Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương, song phổ biến hơn cả...

Mới nhất

Ngoại trưởng Nhật Bản chuẩn bị thăm Trung Quốc, cơ hội quan trọng để thẳng thắn giãi bày

Ngoại trưởng Nhật Bản Iwaya Takeshi sẽ có chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc từ ngày 24-26/12.

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Surajkund, Faridabad, bang Haryana, Ấn Độ sẽ diễn ra từ ngày 7-23/2/2025. Từ ngày 7-23/2/2025 tại Surajkund, Faridabad, bang Haryana, Ấn Độ sẽ diễn ra Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế Surajkund lần thứ 38 được tổ chức bởi Cơ quan...

Giá cà phê trong nước có thể duy trì ở mức hiện tại

Dự báo giá cà phê ngày mai 20/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 20/12/2024. Giá cà phê thế giới tăng, giảm khó lường Giá cà phê Robusta trên sàn London cập nhật lúc 15 giờ 30...

Nga sẵn sàng cho một cuộc ‘đấu tên lửa’ với Mỹ

Tổng thống Nga Vladimir Putin gợi ý về một cuộc 'đấu tên lửa' tiềm tàng với Mỹ để chứng minh sức mạnh của...

[Ảnh] Hệ thống pháo tự hành, tên lửa, bệ phóng tại Triển lãm Quốc phòng 2024

NDO - Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Việt Nam đã trưng bày nhiều loại pháo tự hành, tên lửa và bệ phóng hiện đại. NDO - Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Việt Nam đã trưng bày nhiều loại pháo tự hành, tên...

Mới nhất