Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHướng nghiệp chưa sát, phân luồng gặp khó

Hướng nghiệp chưa sát, phân luồng gặp khó


bai chinh
Sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội. Ảnh: NTCC.

Những cái khó trong phân luồng, hướng nghiệp học sinh THCS đã nhiều lần được chỉ ra. Rồi Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025” xác định mục tiêu đến năm 2025, có ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp. Các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%. Dẫu thế, rất khó để đạt mục tiêu hướng nghiệp nói chung và mục tiêu đã được lượng hóa nói riêng.

Ban Giám hiệu nhiều nhà trường cho hay, rào cản lớn nhất hiện nay là hầu hết phụ huynh đều muốn cho con mình học lên THPT thay vì rẽ hướng sang học nghề. Trường hợp không đỗ vào lớp 10, các phụ huynh, học sinh mới nghĩ đến các chương trình giáo dục khác.

Ở khối trường nghề, lãnh đạo các nhà trường cũng chia sẻ rằng học sinh, phụ huynh không mấy mặn mà với học nghề. Sau 9 năm học, đa số học sinh đều có nguyện vọng thi lên THPT, chỉ trừ một số em điểm kiểm tra quá thấp, biết chắc có thi cũng không đỗ mới đăng ký đi học nghề.

Tại Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức, một lần nữa những khó khăn trong công tác phân luồng hướng nghiệp lại được đưa ra.

Ông Phạm Khương Duy – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị, Ban soạn thảo sẽ có những quy định rõ ràng hơn về cơ chế hợp tác giữa cơ sở giáo dục với doanh nghiệp. Nếu có những cơ chế ràng buộc, rõ ràng, cụ thể thì việc phân luồng, hướng nghiệp tại các trường phổ thông sẽ có tác động tốt hơn đến nhận thức của học sinh, phụ huynh, xã hội và đó là tác động hai chiều của cung – cầu nguồn nhân lực tại các địa phương.

Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên – Hướng nghiệp tỉnh Hà Nam Đinh Thanh Khương nêu vấn đề: Hiện nay, các cơ sở giáo dục thường xuyên đang thực hiện một lúc hai chương trình học là học văn hóa và học nghề. Chính vì vậy, nếu tính tổng số tiết học của một học sinh trên một năm học nhiều hơn số tiết học của các học sinh tại các trường THPT. Mặt khác, các em vẫn phải đảm bảo đủ kiến thức văn hóa để thi tốt nghiệp THPT. Do đó, cần có những chính sách để cân đối về chương trình giáo dục, giảm áp lực cho các em học sinh. Từ đó thay đổi nhận thức của học sinh trong quá trình phân luồng, hướng nghiệp cuối cấp THCS.

Ở các chương trình tư vấn hướng nghiệp nói chung; tư vấn tuyển sinh ĐH hàng năm nói riêng, các chuyên gia đã tư vấn rất rõ: Học sinh khi vào THPT nên lựa chọn môn học dựa trên các yếu tố: Mục tiêu nghề nghiệp, thế mạnh của bản thân (và gia đình), tương lai của thị trường lao động, điều kiện thực tế của nhà trường nơi mình tiếp tục học tập

Dẫu thế, như đã từng phân tích, công tác hướng nghiệp bậc THCS lâu nay cũng vì làm cho có, làm hình thức nên kết thúc bậc THCS đa số học sinh vẫn muốn học tiếp lên bậc THPT. Nhưng học để làm nghề gì, định hướng tương lai ra sao thì rất nhiều học sinh loay hoay. Có học sinh lớp 10 vừa đăng ký môn học tự chọn xong đã đổi tổ hợp lựa chọn; không những đổi một lần mà muốn xin đổi 2 – 3 lần. Có em trả lời rất hồn nhiên, con học gì là do bố mẹ quyết định…

Trở lại với chương trình GDPT mới ở bậc THCS hiện có môn học Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Giáo dục địa phương, nhằm có sự gắn kết tốt nhất giữa giảng dạy trong nhà trường và phối hợp cha mẹ nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nếu thực hiện đúng nội dung này, chắc chắn học sinh bậc THCS sẽ có những định hướng bước đầu cho việc chọn ngành/nghề mình yêu thích. Tiếc rằng ở nhiều trường học ngay tại Hà Nội hiện nay, những tiết học này thường được các giáo viên chủ nhiệm tận dụng để dạy các môn học để luyện thi vào lớp 10.

Chính vì lẽ đó, những vấn đề được bàn bạc tại Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục (tập trung trao đổi, đề xuất về định hướng, tỷ lệ phân luồng, hướng nghiệp; công tác phối hợp thực hiện; các chính sách hỗ trợ; công tác kiểm tra, giám sát…), thực chất vẫn đang bàn những vấn đề vĩ mô. Trước tiên, cần bắt đầu giám sát thực hiện việc dạy và học ở mỗi nhà trường, để đảm bảo đúng mục tiêu như đã định ra.



Nguồn: https://daidoanket.vn/huong-nghiep-chua-sat-phan-luong-gap-kho-10291370.html

Cùng chủ đề

TPHCM: Đề xuất thêm chính sách ưu đãi cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật

Chiều 25-9, Sở GD-ĐT TPHCM đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục đặc biệt.  Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TPHCM, năm học 2023-2024, toàn thành phố có 39 đơn vị giáo dục đặc biệt. Trong đó, có 20 đơn vị công lập (gồm 3 trung tâm và 17 trường chuyên biệt) và 19 đơn vị ngoài công lập (gồm 15...

Hướng nghiệp lớp 9 – nhìn từ một đề xuất

Đề xuất nguyện vọng 4 vào khối trường nghề TS Đặng Văn Đại - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Đông Sài Gòn nhìn nhận, công tác hướng nghiệp học sinh THCS và THPT có vai trò quan trọng...

Thành phố Hồ Chí Minh định hướng nghề nghiệp cho hơn 3.000 học sinh lớp 8, 9

Hoạt động hướng nghiệp nhằm giúp phụ huynh và các em học sinh tự chủ hơn trong việc tìm hiểu, chọn ngành, nghề trên cơ sở phù hợp giữa năng lực, sở thích cá nhân với nhu cầu đa dạng nguồn nhân lực. "Tham gia chương trình, các em học sinh và phụ huynh không chỉ được tư vấn, giải đáp những thắc mắc trong quá trình chọn nghề mà còn được...

Ý nghĩa từ những lớp dạy nghề của Hội LHPN quận 6

Mô hình "Trao nghề - Hướng nghiệp Online" được Hội LHPN quận 6 liên kết với trường dạy nghề Lê Thị Riêng, trung tâm dạy nghề trên địa bàn Quận 6 mở lớp đào tạo nghề ngắn hạn trong thời gian 3 tháng cho phụ nữ nghèo, cận nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết khiếu nại, tố cáo

Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) về hành chính năm 2024 cho thấy, các cơ quan hành chính đã xử lý 327.677/334.878 đơn tiếp nhận; có...

Sai phạm tại các dự án đầu tư xây dựng

Theo tìm hiểu của phóng viên, trong giai đoạn 2022 - 2023, huyện Lạc Sơn đã đầu tư xây dựng hàng loạt dự án xây dựng, cải tạo sửa chữa cơ sở hạ tầng. Tính đến tháng 8/2024...

Bản tin Mặt trận sáng 29/9

Nhanh chóng phân bổ nguồn lực, sớm tái thiết cuộc sống người dân sau bão lũNgày 28/9, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh đã tiếp nhận ủng hộ từ Công...

Năm 2025, mở rộng cơ hội trúng tuyển đại học từ các kỳ thi riêng

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là kỳ thi đầu tiên được tổ chức theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Vì vậy, phương án tuyển sinh của các trường đại học đang là mối quan...

Quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non

Hỗ trợ giáo dục mầm non ở các khu công nghiệpPhó Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Hoàng Thị Dinh cho biết, theo số liệu tổng kết năm học 2023-2024, cả nước hiện có 15.256 trường mầm...

Bài đọc nhiều

Hơn 15.000 sinh viên toàn quốc tham gia ‘sân chơi’ giáo dục về tài chính

Tham gia chương trình, các sinh viên được thể hiện tài năng, sự tự tin và khả năng ứng biến linh hoạt trong các thử thách xoay quanh 5 hành tinh gồm: Kiếm tiền - Tiêu tiền -...

Dự thảo Luật Nhà giáo “lương giáo viên sẽ được ưu tiên xếp cao nhất”: Thầy cô nói gì?

Dự thảo Luật Nhà giáo: Lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo. Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết,...

3 trường học dù tuổi đời non trẻ nhưng điểm chuẩn lớp 10 đứng nhất, nhì TPHCM

Trường THPT Gia Định Trường được thành lập từ năm 1956, thuộc giáo xứ Nguyễn Duy Khang do linh mục Vũ Khoa Cử làm giám đốc, nên được gọi là Trường tư thục Nguyễn Duy Khang. Sau ngày đất nước thống nhất, trường được quốc lập hóa và thành lập Trường Phổ thông cấp 2, 3 Thạnh Mỹ Tây, năm 1995 đổi tên thành Trường Phổ thông cấp 2,3 Gia Định. Đến năm 1999, trường tách cấp 2 và chuyển thành...

Cùng chuyên mục

Bài toán giáo viên ở Tây Nam Bộ

Việc tạo nguồn nhân lực sư phạm, nhất là nhân lực chất lượng cao, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, cơ sở đào tạo và nhà trường để giải quyết hiệu quả, căn cơ hơn. Việc nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên sư phạm khu vực Tây Nam Bộ để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới đang được các cơ sở đào...

FPT đặt mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao

Ít ai biết đằng sau những thành quả hiện tại của doanh nghiệp này, là cả hành trình và tinh thần không ngừng học tập để nâng cấp bản thân, vươn mình tiệm cận với đẳng cấp thế giới như lời chia sẻ của bà Chu Thị Thanh Hà - Chủ tịch FPT Software, công ty chuyên trách lĩnh vực dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn FPT: “Những con người đẳng cấp tạo...

Đang giữ chức vụ cao ở tuổi 38

Theo danh sách ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 từ Hội đồng Giáo sư Nhà nước, năm nay ứng viên giáo sư trẻ nhất nước là PGS.TS Trần Quốc Trung, ứng viên...

Mới nhất

Nhớ ngày giải phóng Thủ đô

60 năm Trước (10-10-1954 – 10-10-2014), Hà Nội được giải phóng, không những là niềm vui của người dân Thủ đô mà còn là một sự kiện lịch sử, một ngày hội lớn của nhân dân cả nước.   Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội Trần Duy Hưng từ Việt Bắc tiến về tiếp quản Thủ đô năm...

Bài toán giáo viên ở Tây Nam Bộ

Việc tạo nguồn nhân lực sư phạm, nhất là nhân lực chất lượng cao, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, cơ sở đào tạo và nhà trường để giải quyết hiệu quả, căn cơ hơn. Việc nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên sư phạm khu vực Tây Nam...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm Mông Cổ, Ireland, Pháp

Sáng 30.9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm cấp nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp.   Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm diễn ra từ ngày 30.9...

Ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết khiếu nại, tố cáo

Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC)...

Sai phạm tại các dự án đầu tư xây dựng

Theo tìm hiểu của phóng viên, trong giai đoạn 2022 - 2023, huyện Lạc Sơn đã đầu tư...

Mới nhất

USD tiếp tục đi ngang?