“Vì đất nước mình còn lạ
Cần chi đâu nước ngoài”
Tôi vốn dĩ rất thích sự tự do và tự lập. Lời bài hát “Cho tôi lang thang” của Đen Vâu dường như làm tôi thức tỉnh, khiến tôi ham muốn và đam mê rong ruổi trên những con đường khám phá những điều mới lạ, những thứ tôi chưa từng thấy trước đây. Tôi cũng đã có những cơ hội du lịch đến các tỉnh thành ở Việt Nam, từ miền Tây sông nước cho đến miền Bắc hùng vĩ. mỗi vùng đất đều mang đến cho tôi một trải nghiệm khác. Nhưng rồi một ngày tôi tự hỏi bản thân, tại sao lại không thử đi du lịch ở chốn quê hương của mình, nơi mình sinh ra và lớn lên? Và thế là tôi làm liền.
Tôi là người con của miền trung, nơi có những cánh đồng điện gió bát ngát, nơi có những ngọn đồi cà phê thơm lừng. Nơi ấy mang tên thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Khe Sanh là một thị trấn của huyện miền núi Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) nằm trên tuyến đường xuyên Á. Trong những năm chiến tranh, Khe Sanh là một địa danh đi vào lịch sử, với những trận đánh ác liệt. Hiện, ở Khe Sanh còn lưu giữ dấu vết chiến tranh như nhà tù Lao Bảo, sân bay Tà Cơn…
Từ năm 1975, khi hòa bình lập lại, người dân ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã lên Khe Sanh làm kinh tế mới. Cùng với đồng bào bản địa là người Vân Kiều, Pa Cô, họ khai hoang mở đất, chung sức xây dựng nơi này. Rồi những năm sau đó, người dân ở các huyện Gio Linh, Hải Lăng… tiếp tục di dân lên Khe Sanh.
Từ đống hoang tàn đổ nát của chiến tranh, cây trái, hoa màu, các loại cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê dần phủ xanh. Ngày nay, Khe Sanh đang được xây dựng thành một thị trấn kiểu mẫu.
Khe Sanh hội tụ nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, và còn là nơi có khí hậu, cảnh quan đẹp, được ví là “tiểu Đà Lạt”. Đến với Khe Sanh bạn nhất định phải trải nghiệm các hoạt động như săn mây điện gió, trekking rừng Sau Sau và còn rất nhiều hoạt động khác đưa bạn về với thiên nhiên yên bình, rời xa thành phố bộn bề và tấp nập. Ngoài ra đồ ăn ở đây cũng rất ngon mà lại rẻ, nếu có dịp bạn hãy lên “tiểu Đà Lạt” thử một lần nhé.
Tạp chí Heritag