Powered by Techcity

Tương Bần

Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Tương truyền, nghề làm tương đã có từ rất lâu đời. Đến khi có lệ hàng năm mỗi địa phương phải tiến nạp cho vua những đặc sản của quê hương (đặc sản của Hưng Yên lúc đó là nhãn lồng Phố Hiến và tương làng Bần) thì tương Bần đã được đánh giá là thứ đặc sản ngon, bình dị, nhưng khó quên.

Điều đó cũng chứng tỏ rằng vào thời điểm này, người làm tương đã trải qua một quá trình tích luỹ kinh nghiệm khá dài. Theo phỏng đoán, nghề làm tương đã tồn tại cách đây khoảng 700 – 800 năm.

Hiện nay, Hưng Yên chỉ còn làng Cộng Hoà – thị trấn Bần, huyện Mỹ Hào (xưa gọi là làng Bần) còn làm nghề truyền thống. Đến thăm làng nghề vào một sáng đầu thu, nhìn hàng dãy tương đang được phơi nắng, màu vàng của tương ánh lên rất đẹp mắt. Để làm được những chum tương ngọt thơm ấy, quy trình làm tương cũng không đơn giản, đòi hỏi người làm nghề phải khéo léo trong từng công đoạn. Trước tiên là chọn gạo và đỗ, muốn chất lượng tương ngon, nên chọn đỗ ta, hạt đỗ đều, đẹp, vỏ mỏng, thơm, gạo rặt (không lẫn tẻ). Gạo đem ngâm một đêm rồi đồ xôi, xôi chín thì đổ ra nia, bắt đầu làm mốc, đây là khâu quan trọng nhất, quyết định chất lượng tương. Khâu làm mốc diễn ra trong vòng 5 – 7 ngày phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (nhiệt độ trung bình đạt mốc là trên 30oC), mốc đạt tiêu chuẩn phải xốp, tơi, đều, có màu vàng hoa lý. Đỗ tương rang chín vừa tầm, nghiền nhỏ thành bột, cho vào chum ngâm với nước. Mốc sau khi đạt tiêu chuẩn cho vào chum nước đỗ, cho lượng muối thích hợp (sau khi muối đã chảy hết nước chát). Bước sang giai đoạn ngả tương, đảo đều tương hàng ngày, khoảng 60 – 90 ngày là được, tương càng ngấu, càng được nắng càng ngon. Thường thì mùa vụ làm tương là vào mùa hè (tận dụng điều kiện thời tiết) để bán cả vụ. Đối với người dân làng nghề, nghề làm tương đã gắn bó máu thịt với cuộc sống của họ. Thậm chí, mùi thơm của tương trong những chiếc chum phơi quanh nhà đã trở nên quen thuộc và không thể thiếu với mỗi người dân nơi đây.

Người làng nghề cho biết, trong quy trình làm tương, làm mốc là giai đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng tương. Để xôi lên mốc hiệu quả, độ ẩm là yếu tố quan trọng. Đặc biệt, ở làng Bần, tỷ lệ nấm vi sinh và độ ẩm trong không khí khá cao, thuận lợi cho khâu làm mốc, cho mốc tốt (nếu làm mốc ở nơi khác, thậm chí ngay làng bên cạnh, chất lượng tương cũng không thể ngon bằng tương làm ở làng Bần).

Tương Bần được sử dụng ăn kèm với nhiều món ăn dân dã như bánh đúc, rau muống luộc đến những món cầu ký hơn như thịt dê nước, thịt bê hấp tạo nên vị đậm đà, béo ngậy.

Đã có thời, nghề làm tương bị gián đoạn do đời sống người dân còn khó khăn. Đến năm 1996, làng nghề phát triển mạnh, thậm chí dẫn đến tình trạng sản xuất ồ ạt, ảnh hưởng đến uy tín của làng nghề. Tuy nhiên, sau năm 1996, nhận thức được giá trị của nghề truyền thống, người làng nghề đã có ý thức giữ nghề, nâng cao trách nhiệm của mỗi người dân trong việc đảm bảo uy tín, chất lượng sản phẩm. Hiện nay, làng nghề Cộng Hoà đã phát triển khá mạnh, sản lượng tương sản xuất hàng năm tương đối lớn. Hiện nay, làng nghề sản xuất trung bình 300 nghìn lít/tháng, chủ yếu tập trung làm tương vào mùa hè để chất lượng tương ngon (mùa đông rất ít gia đình làm tương vì điều kiện thời tiết), tiêu thụ trên thị trường khoảng 95 nghìn lít/tháng. Với giá thành 5.000 đồng/lít, thu nhập của làng nghề đạt khoảng 475 triệu đồng/tháng. Các hộ sản xuất lớn của làng nghề đã tạo việc làm cho khoảng 1.500 lao động với thu nhập bình quân khoảng 2-3  triệu đồng/người/tháng. Đến ngày mùa, trong làng rất ít người làm tương, vì cuộc sống gắn liền với sản xuất nông nghiệp, họ chủ yếu làm nghề vào những ngày nông nhàn. Nếu có, các hộ trong làng cũng làm vài chum tương phục vụ nhu cầu của chính mình

Khi được hỏi về ước mơ trong tương lai, phần lớn những người làm nghề đều mong có khu quy hoạch tập trung để phát triển làng nghề. Cơ chế thích hợp và khu phát triển tập trung sẽ là những nền tảng cơ bản để người dân làng nghề có ý thức trong việc đăng ký chất lượng sản phẩm, tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm tương Bần. Hiện nay, cùng với các loại tương như: tương Nam Đàn – Nghệ An; tương Cự Đà, Cự Hồng – Hà Tây; tương Trung Thành – Hà Nội, tương Bần – Hưng Yên đã chiếm thị phần khá lớn.

Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh tương Bần Diệp Nhung là đơn vị đang tìm hướng đi mới, chuyên nghiệp cho sản phẩm tương Bần. Phương hướng sắp tới của Hợp tác xã là tiến hành đăng ký chất lượng sản phẩm đúng quy trình và thực hiện công đoạn đóng tương vào lọ thuỷ tinh, ngày một nâng cao chất lượng sản phẩm.  Không ít gia đình trong làng nghề nghĩ như vậy. Bởi họ ý thức được rằng: phải không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để mở rộng thị phần.

Hy vọng, trong tương lai không xa, những ước mơ bình dị và chính đáng của những người làm nghề tương Bần từ bao đời nay sẽ trở thành hiện thực. Hành trình của những sản phẩm tương Bần trên mọi nẻo đường Tổ quốc, sự đánh giá công minh của người tiêu dùng sẽ là những căn cứ cơ bản để xây dựng một thương hiệu tương Bần, mang lại niềm vui và ý nghĩa khích lệ lớn lao cho những người làm nghề.

http://doingoaihungyen.vn/

Cùng chủ đề

Giải ngân đầu tư công chạy đua với thời gian

Chỉ còn hơn 2 tháng để tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, trong khi nguồn lực cần phải giải ngân rất lớn. Giờ là lúc các bộ, ngành, địa phương phải chạy đua với thời gian. Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, hàng loạt giải pháp đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh Chạy đua với thời gian Vào ngày làm việc cuối cùng của tuần trước, Phó thủ...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Hưng Yên năm 2024

Ngày 21/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Hưng Yên năm 2024.  Tham gia liên hoan có trên 300 diễn viên, nhạc công quần chúng đến từ 10 huyện, thị xã, thành phố và 2 câu lạc bộ văn hóa – nghệ thuật trong tỉnh. Các đơn vị đã trình diễn nhiều tiết mục ca, múa, nhạc đặc sắc ca ngợi Đảng, Bác...

Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 50 của Bộ Chính trị về...

Ngày 21/11, Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương (Đoàn công tác) do đồng chí Thái Thanh Quý, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương làm trưởng đoàn đã về khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến...

Toàn tỉnh có 8 làng nghề hoa, cây cảnh đã được công nhận 

Ngày 21/11, tại huyện Văn Giang, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị phát triển làng nghề hoa, cây cảnh gắn với du lịch nông nghiệp. Thực hiện Quyết định số 589/QĐ-UBND ngày 1/3/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển làng nghề hoa, cây cảnh gắn với du lịch nông nghiệp tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, từ năm 2022 đến nay, Sở Nông nghiệp và PTNT đã...

Thành phố Hưng Yên thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2024 đạt 2.083,756 tỷ đồng

Thông tin từ UBND TP Hưng Yên, trong thời gian qua, mặc dù gặp những khó khăn nhất định, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sát sao của Thành ủy, HĐND, UBND TP. Hưng Yên, cùng sự nỗ lực phấn đấu cao của Nhân dân và doanh nghiệp thành phố, tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm 2024 đạt kết quả khá tích cực. Theo đó, 9 tháng đầu năm, thu ngân sách...

Cùng tác giả

Sắc màu Tết Trung thu cổ truyền ở làng Ông Hảo

Làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ) mùa Tết Trung thu rộn ràng tiếng lách cách của nhà làm trống, sặc sỡ màu mặt nạ giấy bồi... Những người thợ chăm chút cho từng sản phẩm của mình. Ảnh: Thanh Bình Làng Ông Hảo vào mùa Tết Trung thu sặc sỡ sắc màu xanh, đỏ, vàng rực rỡ của mặt nạ ông địa, chú Tễu, đầu múa lân... Bên cạnh đó là tiếng xè xè của máy tiện, tiếng bộp bộp chát...

Hưng Yên đón thêm 760 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài và 10.000 tỷ đồng vốn trong nước

Có 24 doanh nghiệp trong nước, nước ngoài vừa được tỉnh Hưng Yên trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định chấp thuận chủ chương đầu tư vào tỉnh. Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào chiều ngày 7/7, tỉnh Hưng Yên đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp Thổ Hoàng và trao giấy chứng nhận đăng...

Thủ tướng kỳ vọng Hưng Yên phát triển vào nhóm dẫn đầu cả nước, góp phần làm nên ‘kỳ tích sông Hồng’

Chiều 7/7, tại Hưng Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Hưng Yên năm 2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hưng Yên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng tham dự sự kiện có đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; các đồng chí Ủy...

Chùa Chuông – Phố Hiến đệ nhất danh lam

Ai đã đến với Hưng Yên dù chỉ là một lần nhưng nếu chưa đến thăm Chùa Chuông thì đó là một thiệt thòi vô cùng lớn, bởi chùa nổi tiếng với nét cổ kính, được mệnh danh là “Phố Hiến - Đệ nhất danh thắng”. Nơi đây không chỉ là miền đất Phật mang đến an lành, phúc lộc cho mọi nhà mà còn là nơi bạn có thể thong dong thưởng ngoạn, ngắm cảnh đẹp để thư...

Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt – điểm đến hấp dẫn của du lịch Hưng Yên

Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt toạ lạc trên xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên là một trong những điểm tham quan du lịch độc đáo và trải nghiệm hấp dẫn. Kiến trúc của công trình lấy cảm hứng từ những hình ảnh thường ngày của nghề làm gốm. Từ những hình ảnh bàn xoay “vuốt gốm” truyền thống giao thoa với những mặt cong đa diện, chuyển động mềm mại và tự do đã tạo...

Cùng chuyên mục

Sắc màu Tết Trung thu cổ truyền ở làng Ông Hảo

Làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ) mùa Tết Trung thu rộn ràng tiếng lách cách của nhà làm trống, sặc sỡ màu mặt nạ giấy bồi... Những người thợ chăm chút cho từng sản phẩm của mình. Ảnh: Thanh Bình Làng Ông Hảo vào mùa Tết Trung thu sặc sỡ sắc màu xanh, đỏ, vàng rực rỡ của mặt nạ ông địa, chú Tễu, đầu múa lân... Bên cạnh đó là tiếng xè xè của máy tiện, tiếng bộp bộp chát...

Hưng Yên đón thêm 760 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài và 10.000 tỷ đồng vốn trong nước

Có 24 doanh nghiệp trong nước, nước ngoài vừa được tỉnh Hưng Yên trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định chấp thuận chủ chương đầu tư vào tỉnh. Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào chiều ngày 7/7, tỉnh Hưng Yên đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp Thổ Hoàng và trao giấy chứng nhận đăng...

Thủ tướng kỳ vọng Hưng Yên phát triển vào nhóm dẫn đầu cả nước, góp phần làm nên ‘kỳ tích sông Hồng’

Chiều 7/7, tại Hưng Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Hưng Yên năm 2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hưng Yên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng tham dự sự kiện có đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; các đồng chí Ủy...

Chùa Chuông – Phố Hiến đệ nhất danh lam

Ai đã đến với Hưng Yên dù chỉ là một lần nhưng nếu chưa đến thăm Chùa Chuông thì đó là một thiệt thòi vô cùng lớn, bởi chùa nổi tiếng với nét cổ kính, được mệnh danh là “Phố Hiến - Đệ nhất danh thắng”. Nơi đây không chỉ là miền đất Phật mang đến an lành, phúc lộc cho mọi nhà mà còn là nơi bạn có thể thong dong thưởng ngoạn, ngắm cảnh đẹp để thư...

Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt – điểm đến hấp dẫn của du lịch Hưng Yên

Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt toạ lạc trên xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên là một trong những điểm tham quan du lịch độc đáo và trải nghiệm hấp dẫn. Kiến trúc của công trình lấy cảm hứng từ những hình ảnh thường ngày của nghề làm gốm. Từ những hình ảnh bàn xoay “vuốt gốm” truyền thống giao thoa với những mặt cong đa diện, chuyển động mềm mại và tự do đã tạo...

Tên gọi Hưng Yên qua các thời kỳ lịch sử

I. Thời Hùng Vương (2879 TCN - 258 TCN) Nước ta chia làm 15 bộ. Vùng Hưng Yên thuộc bộ Giao Chỉ. II. Thời kỳ phong kiến phương Bắc đô hộ (207 TCN - 939 SCN) Nhà Tần (214 TCN - 204 TCN): Trong nước chia làm 2 quận. Vùng Hưng Yên thuộc Tượng quận. Nhà Triệu (207 TCN - 111 TCN): Trong nước chia làm 2 quận. Vùng Hưng Yên thuộc quận Giao Chỉ. Thời Đông Hán (111 trước CN -...

Thăng trầm lịch sử Phố Hiến

Phố Hiến - đô thị cổ một thời, nức danh với câu ca: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến", đã từng là thương cảng lớn, trung tâm thương mại giao lưu quốc tế sầm uất và phồn thịnh trong suốt hai thế kỷ XVI - XVII. Các tài liệu lịch sử như: "Đại việt sử ký toàn thư", "Đại nam nhất thống chí" đều cho biết từ thế kỷ XIII đã có người Trung Quốc sang lánh nạn ở Phố...

Đặc sắc Lễ hội cầu mưa

Ngày 25/04/2023 (tức ngày 06 tháng 3 âm lịch) tại Chùa Thái Lạc, UBND xã Lạc Hồng đã long trọng tổ chức Khai hội Lễ hội Cầu mưa. Đây là lễ hội mang đậm nét văn hóa của vùng Đồng bằng sông Hồng, để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu, người dân đời đời có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đồng thời cũng là để giữ gìn, xây dựng và...

Khám phá, trải nghiệm làng nghề truyền thống Hưng Yên

Hưng Yên nổi tiếng là vùng đất có bề dày về di tích lịch sử, có truyền thống văn hiến lâu đời. Nơi đây còn được biết đến với các làng nghề truyền thống tạo dấu ấn trong lòng du khách. Đến với Hưng Yên, du khách không chỉ chiêm ngưỡng những địa danh lịch sử mà còn có cơ hội khám phá và trải nghiệm tại các làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm truyền thống đặc...

Quá trình thành lập tỉnh Hưng Yên

Tỉnh Hưng Yên được thành lập vào năm Minh Mệnh thứ 12 (1831). Đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn, một bước ngoặt trong tiến trình lịch sử Hưng Yên. Hưng Yên nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất