Powered by Techcity

Tập trung phòng, chống cơn bão số 3 (YAGI)


*Ngày 5/9, Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành Công văn số 2858/CV-TU về việc tập trung phòng, chống cơn bão số 3 (YAGI).

Nội dung công văn như sau: Theo Trung tâm khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng ngày 5/9, bão số 3 (YAGI) đã mạnh lên thành siêu bão, với sức gió mạnh nhất từ vùng tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17; từ đêm ngày 6/9, bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu vực Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với sức gió mạnh nhất có thể đạt cấp 10-12, giật trên cấp 13-14 và ảnh hưởng sâu vào đất liền, khả năng bão gây gió mạnh và mưa lớn diện rộng, trở thành một trong những cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông 10 năm qua với mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp, khó lường; Thường trực Tỉnh ủy đề nghị Ban cán sự đảng UBND tỉnh, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, các cơ quan, đơn vị khẩn trương chỉ đạo quán triệt, triển khai kịp thời, nghiêm túc việc ứng phó với cơn bão số 3 theo Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 05/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 2585/CĐ-UBND ngày 05/9/2024 của UBND tỉnh, đồng thời chú trọng một số nội dung sau:

1- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc, triển khai ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024 với với tinh thần phải chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, nhất là trẻ em, người già và các đối tượng yếu thế, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

2- Đình hoãn các cuộc họp không thật cấp bách để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó với cơn bão số 3; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ, trong đó tập trung:

– Bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, tàu thuyền tại nơi tránh trú, khu vực có nguy cơ ngập sâu, nước dâng, mưa lũ, khu vực có nguy cơ sạt lở không bảo đảm an toàn; kiên quyết không để người dân ở lại khu vực có tiềm ẩn nguy hiểm khi bão ảnh hưởng trực tiếp (trường hợp cần thiết, phải chủ động cưỡng chế di dời để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân).

– Chỉ đạo rà soát, xác định các khu vực, địa điểm sản xuất, nơi ở dân cư, các công trình thủy lợi, đê điều có nguy cơ mất an toàn, bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão số 3 để chủ động có giải pháp phòng, chống và ứng phó kịp thời, hiệu quả. Bảo đảm vận hành có hiệu quả hệ thống thủy lợi, kênh mương, trạm bơm và các cống tiêu, thoát nước; không để ngập úng ở khu vực sản xuất, dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của Nhân dân, doanh nghiệp do mưa lớn trong và sau bão. Khẩn trương rà soát, nạo vét, khơi thông dòng chảy các kênh, mương; phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố đê điều, hệ thống thủy lợi.

– Rà soát, triển khai phương án, giải pháp bảo vệ, bảo đảm an toàn tài sản của Nhà nước và Nhân dân, nhất là lúa, cây trồng, vật nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản.

– Xem xét trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, cơ quan, đơn vị lơ là, chủ quan, chậm triển khai các biện pháp ứng phó với bão, lũ dẫn tới thiệt hại lớn về người và tài sản của Nhân dân; xử lý nghiêm đối với các chủ doanh nghiệp, phương tiện, tàu thuyền, lồng bè không tuân thủ chỉ đạo của cơ quan chức năng và lực lượng có thẩm quyền trong công tác phòng, chống bão, lụt.

– Thực hiện phương châm “4 tại chỗ”; bố trí, phân công cán bộ, lãnh đạo của cơ quan, đơn vị ứng trực 24/24 giờ để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của cơn bão số 3. Chủ động huy động, bố trí đủ lực lượng, phương tiện, ngân sách và các nguồn lực để thường xuyên ứng trực 24/7 và kịp thời ứng phó với bão, lũ, ngập úng và khắc phục hậu quả xảy ra. Triển khai thành lập các đoàn kiểm tra và xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong thực hiện công tác phòng, chống bão số 3.

– Thường xuyên cập nhật diễn biến, tình hình, dự báo của cơn bão số 3 để chủ động có phương án, giải pháp ứng phó kịp thời trong mọi tình huống; tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, bị động, bất ngờ.

– Chỉ đạo Nhân dân, doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án, cơ quan, đơn vị triển khai các biện pháp chủ động, tự bảo vệ tài sản; gia cố nhà cửa, vật kiến trúc, công trình xây dựng đang triển khai, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng.

3- Công an tỉnh chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự xã hội trong và sau bão, nhất là trụ sở các cơ quan Đảng, Nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

4- Rà soát, cập nhật phương án ứng phó theo mức độ rủi ro của bão, chủ động bố trí lực lượng, kiểm soát chặt chẽ, hướng dẫn giao thông an toàn trước, trong và sau bão, nhất là bảo đảm an toàn đường sông; bảo đảm công tác cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khi có tình huống xảy ra.

5- Báo Hưng Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường thời lượng, mở các chuyên trang, chuyên mục thường xuyên đưa tin về tình hình diễn biến của cơn bão số 3 để người dân, các tổ chức, doanh nghiệp biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại.

6- Văn phòng Tỉnh ủy phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Công văn này, kịp thời báo cáo Thường trực Tỉnh ủy những vấn đề đột xuất, phát sinh. Các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động báo cáo Thường trực Tỉnh ủy (qua Văn phòng Tỉnh ủy) về tình hình, ảnh hưởng của cơn bão số 3 và các biện pháp triển khai để lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời.

* Ngày 6/9, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh ban hành Công văn số 50/BCH-PCTT về việc ứng phó với bão số 3 (YAGI). Nội dung như sau:

Thực hiện Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 05/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024 và Công điện số 2585/CĐ-UBND ngày 05/9/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ứng phó với bão số 3; Công văn số 6505/BNN-ĐĐ ngày 04/9/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều ứng phó bão số 3 (bão YAGI); Công điện số 06/CĐ-TL-ATĐ ngày 04/9/2024 của Cục Thủy lợi về việc bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đề phòng ngập lụt, úng do ảnh hưởng của cơn bão số 3 ở các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; Công văn số 1221/TT-CTL ngày 04/9/2024 của Cục Trồng trọt về việc chỉ đạo sản xuất ứng phó với cơn bão số 3- YAGI.

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm Công văn số 2822-CV/TU ngày 13/8/2024 của Tỉnh ủy Hưng Yên về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, tai nạn lao động; Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 27/5/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024; Công văn số 2365/UBND-KT1 ngày 16/8/2024 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới và một số nội dung sau: 

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Chủ động tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ, ngập úng trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ”, không để bị động, bất ngờ. Căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa, lũ tại địa phương để chủ động thông tin kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, mưa, lũ, trong đó cần tập trung: 

– Kiểm tra, rà soát an toàn hệ thống công trình thủy lợi, đê điều đặc biệt là các vị trí trọng điểm, xung yếu và đang thi công. Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện và các điều kiện đảm bảo thực hiện nội dung phương án theo phương châm “4 tại chỗ”, “xử lý giờ đầu” đảm bảo an toàn đê điều, thủy lợi và các công trình phòng chống thiên tai. 

– Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn như: cắt tỉa cành cây; chằng chống, gia cố nhà ở, kho tàng, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, trụ sở, công trình công cộng, biển hiệu, các công trình cột tháp cao, hệ thống lưới điện. 

– Rà soát, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp. Triển khai các phương án đảm bảo cho các khu vực nuôi trồng thủy sản, các công trình hạ tầng kỹ thuật, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên bãi sông. 

– Chỉ đạo các địa phương, đơn vị và người dân chủ động nạo vét, khơi thông các vị trí ách tắc dòng chảy bảo đảm thông thoáng tiêu thoát nước kịp thời cho cây trồng, khu dân cư, đô thị. Đôn đốc các chủ đầu tư, nhà thầu thi công các dự án liên quan tới các công trình thủy lợi, khẩn trương phá bỏ các đập thi công, nạo vét ngay các đoạn san lấp, khơi thông dòng chảy trên các tuyến kênh mương bảo đảm việc tiêu thoát nước được kịp thời. 

– Tăng cường công tác kiểm tra và đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều, đặc biệt những công trình chính, quan trọng, những vị trí xung yếu để đảm bảo tốt công tác phòng, chống bão, mưa lớn, ngập úng và xử lý kịp thời các sự cố có thể xảy ra. 

– Theo dõi chặt chẽ thông tin thời tiết, dự báo của các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn, bám sát cơ sở và chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn, nắm bắt tốt và kịp thời tình hình bão, mưa, lũ, úng ngập để có biện pháp chủ động ứng phó kịp thời và xử lý nhanh với ảnh hưởng xấu của thời tiết gây ra. 

– Duy trì nghiêm túc trực ban 24/24 giờ để cập nhật và phản ánh tình hình bão, mưu, lũ, ngập úng, kịp thời tổng hợp các thiệt hại do thiên tai (nếu có) trên địa bàn và công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều (buổi sáng trước 9h, buổi chiều trước 15h) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Quản lý đê điều và PCLB; điện thoại, Fax: 02213.863.732). 

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 

– Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thời tiết, mực nước trên sông và kênh trục nội đồng, công tác phục vụ tiêu thoát nước, tình hình mưa, lũ, úng ngập, an toàn công trình thủy lợi và đê điều, nhất là các trọng điểm xung yếu; bảo đảm an toàn hoạt động nuôi thủy sản trên sông, bảo vệ sản xuất nông nghiệp; chủ động tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo phòng, chống bão, mưa, lũ, úng ngập và sự cố công trình xảy ra. 

– Chủ động đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố và Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hưng Yên triển khai hiệu quả phương án phòng chống bão, lũ, mưa lớn, ngập úng năm 2024; chỉ đạo vận hành hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi phục vụ tiêu thoát nước khi có mưa lớn, úng ngập xảy ra. 

– Chỉ đạo và đôn đốc Ban quản lý dự án công trình Nông nghiệp và PTNT, các nhà thầu thi công các dự án thủy lợi, đê điều thực hiện giải pháp đảm bảo an toàn cho công trình (Đê tả sông Hồng – đoạn thành Phố Hưng Yên); khẩn trương phá bỏ các đập thi công, nạo vét, khơi thông dòng chảy trên các tuyến kênh mương bảo đảm việc tiêu thoát nước được kịp thời (Dự án kênh S6-1, kênh Nghè Mạc, kênh tiêu Trần Thành Ngọ, …). 

– Tổ chức trực ban 24/24 giờ, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh về tình hình thiệt hại do bão, lũ, mưa lớn, ngập úng (nếu có). 

4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: 

– Phân công lực lượng ứng trực, sẵn sàng phương tiện, thiết bị thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân. 

– Hỗ trợ các địa phương trong công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả thiên tai theo quy định. 

5. Công an tỉnh: 

– Quản lý, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận tải đường thủy, nhất là các bến khách, bến đò ngang sông để đảm bảo an toàn người, phương tiện vận tải khi có bão, lũ, mưa lớn. 

– Phân công lực lượng ứng trực, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi tình huống phát sinh và bảo đảm an ninh trật tự xã hội. 

6. Sở Công thương: 

– Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn sản xuất công nghiệp, hệ thống điện và lưu thông hàng hóa; kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân; 

– Chỉ đạo và đôn đốc các Cụm công nghiệp triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn như: Cắt tỉa cành cây; chằng chống, gia cố trụ sở, kho tàng, nhà máy, xí nghiệp, biển hiệu, các công trình cột tháp cao, hệ thống lưới điện; chủ động nạo vét, khơi thông các vị trí ách tắc dòng chảy bảo đảm thông thoáng tiêu thoát nước kịp thời ra hệ thống sông, kênh trục chính; 

7. Sở Giao thông Vận tải: 

– Kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn.

– Chỉ đạo và đôn đốc Ban quản lý dự án công trình giao thông, các nhà thầu thi công các dự án liên quan tới các công trình thủy lợi khẩn trương phá bỏ các đập thi công, nạo vét ngay các đoạn san lấp, khơi thông dòng chảy trên các tuyến kênh mương bảo đảm việc tiêu thoát nước được kịp thời (Dự án Đường vành đai 4, đường Tân Phúc – Võng Phan, …). 

8. Sở Xây dựng: Chỉ đạo kiểm tra, rà soát các công trình xây dựng đang triển khai thi công trên địa bàn tỉnh, trong đó đặc biệt lưu ý các công trình nhà cao tầng phải che chắn, chằng chống đảm bảo an toàn. 

9. Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo và đôn đốc các trường học triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn như: Cắt tỉa cành cây; chằng chống, gia cố trường lớp học; theo dõi thường xuyên diễn biến của bão, mưa, lũ, úng ngập để kịp thời có giải pháp đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên. 

10. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh: 

– Phối hợp với Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi tỉnh sẵn sàng triển khai các phương án tiêu úng, tiêu thoát nước các khu công nghiệp bảo vệ sản xuất, tài sản cho các doanh nghiệp khi xảy ra mưa lớn kéo dài hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão, mưa lớn, úng ngập. 

– Chỉ đạo và đôn đốc các Khu công nghiệp triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn như: Cắt tỉa cành cây; chằng chống, gia cố trụ sở, kho tàng, nhà máy, xí nghiệp, biển hiệu, các công trình cột tháp cao, hệ thống lưới điện; chủ động nạo vét, khơi thông các vị trí ách tắc dòng chảy bảo đảm thông thoáng tiêu thoát nước kịp thời ra hệ thống sông, kênh trục chính; 

11. Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hưng Yên: 

– Chủ động tiêu thoát nước đệm trong hệ thống công trình thủy lợi; vận hành tối đa công suất các trạm bơm phục vụ tiêu thoát nước bảo vệ tài sản, cây trồng, nhất là diện tích rau màu, hoa, cây cảnh, diện tích lúa đang thời kỳ trỗ bông – chắc xanh khi có bão, mưa, úng ngập xảy ra. Khoanh vùng những khu vực có khả năng úng ngập cục bộ, khu vực khó khăn về tiêu úng để chủ động bố trí máy bơm dã chiến phục vụ bơm tiêu úng. 

– Phối hợp với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án và nhà thầu thi công xây dựng các công trình có liên quan đến công trình thủy lợi để kiểm tra, đôn đốc việc khơi thông dòng chảy, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và phòng, chống úng. 

– Tổ chức trực ban 24/24 giờ để theo dõi chặt chẽ thông tin thời tiết, mực nước trên các kênh trục, dự báo của các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn, bám sát cơ sở và chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn, nắm bắt tốt tình hình vận hành công trình, mưa, úng để điều hành kịp thời, hiệu quả. Thường xuyên báo cáo tình hình úng ngập, công tác tiêu úng về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

12. Công ty Điện lực Hưng Yên: Kiểm tra rà soát hệ thống công trình điện, đảm bảo an toàn công trình điện và đảm bảo nguồn điện phục vụ cho bơm tiêu úng, thông tin liên lạc và phục vụ sản xuất; kịp thời khắc phục các sự cố về điện. 

13. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hưng Yên, các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường thời lượng phát sóng, thường xuyên đưa tin về diễn biến của cơn bão số 3 để người dân, các tổ chức, doanh nghiệp biết, chủ động phòng tránh, ứng phó. 

14. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hưng Yên: Tổ chức theo dõi chặt chẽ tình hình bão, mưa, lũ, úng ngập cả trước, trong và sau bão để dự báo, cảnh báo kịp thời tình hình thời tiết để chủ động trong phòng, chống thiên tai. 

15. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo, rà soát, triển khai các phương án, các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu và khắc phục nhanh hậu quả do bão, lũ gây ra. 

16. Đề nghị tổ chức trực ban theo quy định và tổng hợp, báo cáo kịp thời các tình huống bất thường về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh (qua Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh – Chi cục QLĐĐ và PCLB). 

Đề nghị các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan đơn vị gửi danh sách ca trực của địa phương, cơ quan, đơn vị mình trong hai ngày 07/9 và 08/9/2024 về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh trước 15 giờ ngày 06/9/2024 (qua Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh – Chi cục QLĐĐ và PCLB, địa chỉ mail: [email protected]).

PV





Nguồn: https://baohungyen.vn/tap-trung-phong-chong-con-bao-so-3-yagi-3175197.html

Cùng chủ đề

Giữ gìn thương hiệu gà Ðông Tảo

Hưng Yên là mảnh đất mang trong mình nhiều di tích lịch sử - văn hóa, bên cạnh đó là cả thế giới ẩm thực với nhiều sản vật nổi tiếng như nhãn lồng, bánh răng bừa, tương Bần… Gà Ðông Tảo cũng là thứ đặc sản không thể bỏ qua khi nhắc đến nơi này. Gà Ðông Tảo hay được gọi với cái tên “gà tiến vua”, xuất xứ từ làng Ðông Tảo, huyện Khoái Châu. Từ xa...

Triển khai công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025

Ngày 14/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động, tích cực tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành nhiều chương trình, kế hoạch để phát...

Nâng hạng chỉ số thương mại điện tử

Theo đánh giá của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, năm 2024, chỉ số thương mại điện tử (TMÐT) của tỉnh Hưng Yên xếp thứ 10/58 tỉnh, thành phố trên cả nước tham gia xếp hạng với 27 điểm, tăng 2 bậc và 6,5 điểm so với năm 2023. Ðặc biệt, 3 chỉ số trụ cột gồm: Nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin; chỉ số giao dịch TMÐT giữa doanh nghiệp với người...

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Ngày 13/1, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội (Hà Nội), Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KHCN, ĐMST và CĐS) quốc gia. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu ở các Đảng ủy trực thuộc Trung ương; các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ở Trung ương, Ban cán...

Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới

Xác định gà Đông Tảo là sản phẩm đặc trưng nên trong nhiều năm qua, chính quyền các cấp của tỉnh Hưng Yên đã dành nhiều nguồn lực để quan tâm tới việc bảo tồn và phát triển giống gà trên. Xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nằm cạnh tuyến đê sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, nổi tiếng với nghề chăn nuôi gà chân to, gà tiến vua. Nơi đây đã có nhiều...

Cùng tác giả

Giữ gìn thương hiệu gà Ðông Tảo

Hưng Yên là mảnh đất mang trong mình nhiều di tích lịch sử - văn hóa, bên cạnh đó là cả thế giới ẩm thực với nhiều sản vật nổi tiếng như nhãn lồng, bánh răng bừa, tương Bần… Gà Ðông Tảo cũng là thứ đặc sản không thể bỏ qua khi nhắc đến nơi này. Gà Ðông Tảo hay được gọi với cái tên “gà tiến vua”, xuất xứ từ làng Ðông Tảo, huyện Khoái Châu. Từ xa...

ĐH Bách khoa Hà Nội tăng gần 1.000 chỉ tiêu xét điểm thi đánh giá tư duy

Sáng 15/1, ĐH Bách khoa Hà Nội công bố đề án tuyển sinh năm 2025. Dự kiến, nhà trường vẫn giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh với gần 9.700 chỉ tiêu, gồm xét tuyển tài năng (20%), xét theo điểm thi đánh giá tư duy (40%), xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 (40%). So với năm 2024, ĐH Bách khoa Hà Nội giảm khoảng 10% chỉ tiêu xét từ điểm thi tốt nghiệp THPT để dành...

Giá heo hơi hôm nay 15/1/2025: Biến động trái chiều

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (15/1/2025) tại khu vực miền Bắc bất ngờ quay đầu giảm 1.000 đồng/kg tại các tỉnh thành như Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Mức giá bình quân được đưa mốc 69.000 đồng/kg, thấp nhất là 68.000 đồng và cao nhất là 70.000 đồng. Trong đó, các tỉnh như Thái Bình, Tuyên Quang giữ giá heo hơi cao nhất cả nước với 70.000 đồng/kg. Khu vực miền Trung...

Thái Bình thu hút dự án đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có thế mạnh

(MPI) – Ngày 13/01/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 83/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xây dựng lộ trình tổ chức triển...

Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp

Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệpTại Quyết định phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng các huyện Cẩm Giàng, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Nam Sách, Gia Lộc tỉnh Hải Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng một số khu, cụm công nghiệp. Giảm 3 cụm công nghiệp tại huyện Cẩm Giàng Là một phần thuộc vùng phía Tây của...

Cùng chuyên mục

ĐH Bách khoa Hà Nội tăng gần 1.000 chỉ tiêu xét điểm thi đánh giá tư duy

Sáng 15/1, ĐH Bách khoa Hà Nội công bố đề án tuyển sinh năm 2025. Dự kiến, nhà trường vẫn giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh với gần 9.700 chỉ tiêu, gồm xét tuyển tài năng (20%), xét theo điểm thi đánh giá tư duy (40%), xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 (40%). So với năm 2024, ĐH Bách khoa Hà Nội giảm khoảng 10% chỉ tiêu xét từ điểm thi tốt nghiệp THPT để dành...

Giá heo hơi hôm nay 15/1/2025: Biến động trái chiều

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (15/1/2025) tại khu vực miền Bắc bất ngờ quay đầu giảm 1.000 đồng/kg tại các tỉnh thành như Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Mức giá bình quân được đưa mốc 69.000 đồng/kg, thấp nhất là 68.000 đồng và cao nhất là 70.000 đồng. Trong đó, các tỉnh như Thái Bình, Tuyên Quang giữ giá heo hơi cao nhất cả nước với 70.000 đồng/kg. Khu vực miền Trung...

Thái Bình thu hút dự án đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có thế mạnh

(MPI) – Ngày 13/01/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 83/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xây dựng lộ trình tổ chức triển...

Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp

Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệpTại Quyết định phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng các huyện Cẩm Giàng, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Nam Sách, Gia Lộc tỉnh Hải Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng một số khu, cụm công nghiệp. Giảm 3 cụm công nghiệp tại huyện Cẩm Giàng Là một phần thuộc vùng phía Tây của...

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao năm 2024, mở đường năm 2025 nhiều tích cực

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng Theo số liệu công bố mới đây của Tổng cục Thống kê, quý IV/2024, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng này được đánh giá chỉ thấp hơn quý IV các năm 2017, 2018 trong giai đoạn 2011-2024 , duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%). Tính...

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Ngày 13/1, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội (Hà Nội), Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KHCN, ĐMST và CĐS) quốc gia. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu ở các Đảng ủy trực thuộc Trung ương; các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ở Trung ương, Ban cán...

Petrovietnam chung tay hỗ trợ Tết vì người nghèo tại huyện Kim Động

Petrovietnam chung tay hỗ trợ Tết vì người nghèo tại huyện Kim Động Tham dự chương trình về phía chính quyền địa phương có ông Trần Quốc Toản, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên; ông Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hưng Yên, cùng các lãnh đạo tỉnh Hưng Yên; huyện Kim Động và đại diện các gia đình chính...

Phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Ngày 12/1, tại Trụ sở Chính phủ (Thành phố Hà Nội), Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo Trung ương) tổ chức họp phiên thứ 2 nhằm đánh giá tình hình, kết quả triển khai công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trong thời gian qua; triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới. Phiên họp được tổ chức theo hình thức...

Phải cập nhật hằng ngày kết quả xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Hội nghị được tổ chức trực tuyến 4 cấp, từ đầu cầu trụ sở Chính phủ trực tuyến tới hơn 8.600 điểm cầu tại 63 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; các quận, huyện, thị xã, TP và các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan...

Giá heo hơi hôm nay 12/1/2025: Đồng loạt đứng giá

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (12/1/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận giá đi ngang sau ngày hôm qua (11/1) tăng tới 2.000 đồng/kg tại tỉnh Hưng Yên, Hải Dương Phú Thọ và tăng 1.000 đồng/kg ở các tỉnh Hà Nam, Vĩnh Phú, Hà Nội, Tuyên Quang. Giá heo hơi hôm nay 12/1/2025: Đồng loạt đứng giá (ảnh: Phúc Lộc) Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 68.000...

Tin nổi bật

Tin mới nhất