Powered by Techcity

Tài nguyên thiên nhiên tỉnh Hưng Yên

Hưng Yên là vùng đất địa linh nhân kiệt với nhiều tài nguyên thiên nhiên vô cùng phòng phú và đa dạng với Đất, Nước, Sông ngòi, Khoáng sản…

1. Tài nguyên đất

Nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Hưng Yên chủ yếu là đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày khá phong phú là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Dựa trên nguồn gốc hình thành các loại đất, sự chia cắt bởi các sông ngòi tự nhiên và giao thông, đất trồng cây hàng năm của tỉnh được chia ra thành 3 loại đất:

– Đất phù sa ngoài đê được bồi hàng năm bởi hệ thống sông Hồng, sông Luộc. Đặc điểm chính là đất màu nâu tươi, không chua, TPCG cát, cát pha, thịt nhẹ. Diện tích 4.471 ha, chiếm 7,83% so với đất trồng cây hàng năm của tỉnh và phân bố tại các huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ và TP Hưng Yên.

– Đất phù sa không được bồi nằm trong đê sông Hồng, sông Luộc. Đặc điểm chính là đât màu nâu tươi, thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nhẹ. Diện tích là 37.084 ha, chiếm 64,95% so với đất trồng cây hàng năm của tỉnh và phân bố tại các huyện Văn Giang, Văn Lâm, Khoái Châu, Yên Mỹ, Tiên Lữ và TP. Hưng Yên.

– Đất phù sa không được bồi nằm trong đê của hệ thống sông Thái Bình. Đặc điểm chính là màu nâu nhạt, xám vàng, đất chua, thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng. Diện tích là 15.519 ha, chiếm 27,22% so với đất trồng cây hàng năm của tỉnh và phân bố tại các huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Ân Thi và Phù Cừ.

2. Tài nguyên nước

Bên cạnh tài nguyên đất đai, tỉnh Hưng Yên còn có nguồn tài nguyên nước bao gồm nước mặt và nước ngầm.

Nước mặt là nguồn cung cấp trực tiếp cho sản xuất và đời sống qua các hệ thống sông ngòi tự nhiên và hệ thống trung đại thuỷ nông Bắc – Hưng – Hải. Nguồn nước ngầm ở Hưng Yên hết sức phong phú. Theo kết quả điều tra, trong địa phận Hưng Yên có những mỏ nước ngầm rất lớn, nhất là khu vực dọc Quốc lộ 5 từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi, không chỉ thỏa mãn cho yêu cầu phát triển công nghiệp, đô thị và đời sống của nhân dân trong tỉnh mà còn có thể cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận. Hiện nay, tại thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, Công ty nước khoáng Lavie đang hoạt động và khai thác nguồn nước này cung cấp nước khoáng tinh khiết trên thị trường và một nhà máy nước của Công ty nước và môi trường Việt Nam đang được xây dựng

3. Tài nguyên khoáng sản

Hưng Yên là tỉnh có khoáng sản hạn chế về chủng loại, khoáng sản chủ yếu là nguồn cát sông, Đất sét sản xuất gạch ngói, Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên và Than nâu thuộc bể than đồng bằng sông Hồng.

– Qua điều tra cơ bản, dự báo nguồn cát sông tại Hưng Yên có trữ lượng lớn khoảng 73.216.960 m3, đã cấp phép khai thác được 14.474.250 m3 và thực tế đã khai thác, sử dụng11.867.370m3. Do thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, phức tạp, để ra một giấy phép khai thác khoáng sản phải mất khoảng 2 đến 3 năm và khi đã được cấp phép hoạt động khai thác phải chi phí rất nhiều nên rất khó cạnh tranh với các loại cát bán trôi lổi trên thị trường.

– Đất sét sản xuất gạch ngói phân bố trên diện rộng trữ lượng khoảng 121.079.000 m3, đã cấp phép khai thác 848.228 m3 và thực tế đã khai thác, sử dụng20.400m3.Đất sét đa phần nằm trên các khu vực trồng lúa nước, giá trị kinh tế đất sét thấp và thủ tục cấp phép rườm rà nên các doanh nghiệp cũng không mặn mà đầu tư khai thác, sử dụng.

– Nước khoáng thiên nhiên tại trị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm chưa được điều tra, đánh giá một cách tổng thể đối với khu vực và hiện nay đã cấp phép cho Công ty LaVie khai thác nhưng xung quanh khu vực vẫn còn rất nhiều các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng gây thất thoát nguồn tài nguyên.

– Nước nóng tại xã Tống Trân, huyện Phù Cừ đang được điều tra, đánh giá nhưng chưa được khai thác, sử dụng một cách hợp lý.

– Than nâu thuộc bể than đồng bằng sông Hồng đang được Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam tổ chức thăm dò, đánh giá trữ lượng khoảng trên 30 tỷ tấn nhưng rất khó thực hiện khai thác.

4. Tài nguyên nhân văn

Tỉnh Hưng Yên được thành lập vào năm 1831, là nơi sinh sống của người Việt từ xưa (từ thời Hùng Vương), đây là vùng đất tập trung nhiều di tích lịch sử – văn hoá nổi tiếng, đến nay Hưng Yên còn lưu giữ được hàng nghìn di tích có giá trị, trong đó có tổng số 1802 di tích, trong đó có 03 di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, 172 di tích xếp hạng cấp quốc gia (là tỉnh đứng thứ 3 cả nước về số lượng di tích được xếp hạng quốc gia), 257 di tích xếp hạng cấp tỉnh như: Khu di tích Phố Hiến, Đa Hòa – Dạ Trạch, Bãi Sậy, khu tưởng niệm lương y Hải Thượng Lãn Ông, đền Phù Ủng,… đặc biệt Phố Hiến là một đô thị phồn hoa xưa kia, thành phố Hưng Yên ngày nay là trung tâm kinh tế trính trị, văn hoá của tỉnh với 60 di tích kiến trúc như: Văn Miếu, Đền Mây, Đền Mẫu, Chùa Chuông,… Hàng năm tại nhiều di tích lích sử – văn hoá đã diễn ra lễ hội đón tiếp nhiều khách đến thăm quan, du lịch.

Nhân dân Hưng Yên với truyền thống hiếu học, có nền văn hiến lâu đời, nhân dân cần cù lao động; từ xưa đã có nhiều tiến sỹ, danh y; trong lịch sử hiện đại có nhiều nhà hoạt động cách mạng và lãnh đạo xuất sắc. Với truyền thống đó, sau khi tái lập tỉnh, cán bộ và nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết, nhất trí thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đưa Hưng Yên hoà nhập với sự phát triển chung của cả nước.

Cùng chủ đề

Đại tướng Nguyễn Quyết – Vị tướng tài ba, đức độ của Quân đội

Đại tướng Nguyễn Quyết. Ảnh: Báo QĐND Theo tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đại tướng Nguyễn Quyết, sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đã từ trần...

Nữ chủ tịch đứng sau show ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ lên tiếng vụ cổ phiếu

Hai nữ lãnh đạo Tập đoàn Yeah1 – Ảnh: YEG Cụ thể, chiều 24-12, bà Lê Phương Thảo – chủ tịch Tập đoàn Yeah1, đã có văn bản gửi Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) giải trình về diễn biến giá cổ phiếu của doanh nghiệp này. Trước đó, cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 đã có 5 phiên liên tiếp tăng hết biên độ (tăng trần). Cùng với diễn biến về giá, khối lượng giao dịch mỗi phiên...

Nhà sản xuất ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ giải trình cú bứt phá lên 2.800 tỷ

Cổ phiếu YEG của CTCP Yeah1 đã tăng trần 5 phiên liên tiếp, mỗi phiên tăng thêm gần 7% từ mức 14.600 đồng/cp hôm 16/12 lên 30.300 đồng/cp vào chiều 23/12. Trong 2 tháng qua, YEG thậm chí đã tăng hơn gấp 2 lần, đưa vốn hóa lên gần 2.800 tỷ đồng. Giao dịch cũng tăng mạnh, đạt hàng triệu đơn vị/phiên, cao hơn mức trung bình cả năm gấp nhiều lần. Hôm 19/12, có 14,4 triệu mã YEG được...

Thông cáo báo chí phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh

Ngày 24/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh ra Thông cáo báo chí phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Hưng Yên. Nội dung như sau: Ngày 24/12/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Hưng Yên, đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo tỉnh đã chủ trì họp Phiên thứ 11...

Hội thảo khoa học Vận dụng quan điểm đổi mới của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh trong công cuộc xây dựng, phát triển...

Ngày 24/12, tại Hội trường Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học Vận dụng quan điểm đổi mới của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh trong công cuộc xây dựng, phát triển tỉnh Hưng Yên. Các đồng chí: Đào Hồng Vận, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Phạm Văn Cường, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh...

Cùng tác giả

Sắc màu Tết Trung thu cổ truyền ở làng Ông Hảo

Làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ) mùa Tết Trung thu rộn ràng tiếng lách cách của nhà làm trống, sặc sỡ màu mặt nạ giấy bồi... Những người thợ chăm chút cho từng sản phẩm của mình. Ảnh: Thanh Bình Làng Ông Hảo vào mùa Tết Trung thu sặc sỡ sắc màu xanh, đỏ, vàng rực rỡ của mặt nạ ông địa, chú Tễu, đầu múa lân... Bên cạnh đó là tiếng xè xè của máy tiện, tiếng bộp bộp chát...

Hưng Yên đón thêm 760 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài và 10.000 tỷ đồng vốn trong nước

Có 24 doanh nghiệp trong nước, nước ngoài vừa được tỉnh Hưng Yên trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định chấp thuận chủ chương đầu tư vào tỉnh. Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào chiều ngày 7/7, tỉnh Hưng Yên đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp Thổ Hoàng và trao giấy chứng nhận đăng...

Thủ tướng kỳ vọng Hưng Yên phát triển vào nhóm dẫn đầu cả nước, góp phần làm nên ‘kỳ tích sông Hồng’

Chiều 7/7, tại Hưng Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Hưng Yên năm 2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hưng Yên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng tham dự sự kiện có đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; các đồng chí Ủy...

Chùa Chuông – Phố Hiến đệ nhất danh lam

Ai đã đến với Hưng Yên dù chỉ là một lần nhưng nếu chưa đến thăm Chùa Chuông thì đó là một thiệt thòi vô cùng lớn, bởi chùa nổi tiếng với nét cổ kính, được mệnh danh là “Phố Hiến - Đệ nhất danh thắng”. Nơi đây không chỉ là miền đất Phật mang đến an lành, phúc lộc cho mọi nhà mà còn là nơi bạn có thể thong dong thưởng ngoạn, ngắm cảnh đẹp để thư...

Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt – điểm đến hấp dẫn của du lịch Hưng Yên

Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt toạ lạc trên xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên là một trong những điểm tham quan du lịch độc đáo và trải nghiệm hấp dẫn. Kiến trúc của công trình lấy cảm hứng từ những hình ảnh thường ngày của nghề làm gốm. Từ những hình ảnh bàn xoay “vuốt gốm” truyền thống giao thoa với những mặt cong đa diện, chuyển động mềm mại và tự do đã tạo...

Cùng chuyên mục

Sắc màu Tết Trung thu cổ truyền ở làng Ông Hảo

Làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ) mùa Tết Trung thu rộn ràng tiếng lách cách của nhà làm trống, sặc sỡ màu mặt nạ giấy bồi... Những người thợ chăm chút cho từng sản phẩm của mình. Ảnh: Thanh Bình Làng Ông Hảo vào mùa Tết Trung thu sặc sỡ sắc màu xanh, đỏ, vàng rực rỡ của mặt nạ ông địa, chú Tễu, đầu múa lân... Bên cạnh đó là tiếng xè xè của máy tiện, tiếng bộp bộp chát...

Hưng Yên đón thêm 760 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài và 10.000 tỷ đồng vốn trong nước

Có 24 doanh nghiệp trong nước, nước ngoài vừa được tỉnh Hưng Yên trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định chấp thuận chủ chương đầu tư vào tỉnh. Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào chiều ngày 7/7, tỉnh Hưng Yên đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp Thổ Hoàng và trao giấy chứng nhận đăng...

Thủ tướng kỳ vọng Hưng Yên phát triển vào nhóm dẫn đầu cả nước, góp phần làm nên ‘kỳ tích sông Hồng’

Chiều 7/7, tại Hưng Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Hưng Yên năm 2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hưng Yên - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng tham dự sự kiện có đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; các đồng chí Ủy...

Chùa Chuông – Phố Hiến đệ nhất danh lam

Ai đã đến với Hưng Yên dù chỉ là một lần nhưng nếu chưa đến thăm Chùa Chuông thì đó là một thiệt thòi vô cùng lớn, bởi chùa nổi tiếng với nét cổ kính, được mệnh danh là “Phố Hiến - Đệ nhất danh thắng”. Nơi đây không chỉ là miền đất Phật mang đến an lành, phúc lộc cho mọi nhà mà còn là nơi bạn có thể thong dong thưởng ngoạn, ngắm cảnh đẹp để thư...

Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt – điểm đến hấp dẫn của du lịch Hưng Yên

Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt toạ lạc trên xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên là một trong những điểm tham quan du lịch độc đáo và trải nghiệm hấp dẫn. Kiến trúc của công trình lấy cảm hứng từ những hình ảnh thường ngày của nghề làm gốm. Từ những hình ảnh bàn xoay “vuốt gốm” truyền thống giao thoa với những mặt cong đa diện, chuyển động mềm mại và tự do đã tạo...

Tên gọi Hưng Yên qua các thời kỳ lịch sử

I. Thời Hùng Vương (2879 TCN - 258 TCN) Nước ta chia làm 15 bộ. Vùng Hưng Yên thuộc bộ Giao Chỉ. II. Thời kỳ phong kiến phương Bắc đô hộ (207 TCN - 939 SCN) Nhà Tần (214 TCN - 204 TCN): Trong nước chia làm 2 quận. Vùng Hưng Yên thuộc Tượng quận. Nhà Triệu (207 TCN - 111 TCN): Trong nước chia làm 2 quận. Vùng Hưng Yên thuộc quận Giao Chỉ. Thời Đông Hán (111 trước CN -...

Thăng trầm lịch sử Phố Hiến

Phố Hiến - đô thị cổ một thời, nức danh với câu ca: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến", đã từng là thương cảng lớn, trung tâm thương mại giao lưu quốc tế sầm uất và phồn thịnh trong suốt hai thế kỷ XVI - XVII. Các tài liệu lịch sử như: "Đại việt sử ký toàn thư", "Đại nam nhất thống chí" đều cho biết từ thế kỷ XIII đã có người Trung Quốc sang lánh nạn ở Phố...

Đặc sắc Lễ hội cầu mưa

Ngày 25/04/2023 (tức ngày 06 tháng 3 âm lịch) tại Chùa Thái Lạc, UBND xã Lạc Hồng đã long trọng tổ chức Khai hội Lễ hội Cầu mưa. Đây là lễ hội mang đậm nét văn hóa của vùng Đồng bằng sông Hồng, để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu, người dân đời đời có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đồng thời cũng là để giữ gìn, xây dựng và...

Tương Bần

Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Tương truyền, nghề làm tương đã có từ rất lâu đời. Đến khi có lệ hàng năm mỗi địa phương phải tiến nạp cho vua những đặc sản của quê hương (đặc sản của Hưng Yên lúc đó là nhãn lồng Phố Hiến và tương làng Bần) thì tương Bần đã được đánh giá là thứ đặc sản ngon, bình dị, nhưng khó quên. Điều đó...

Khám phá, trải nghiệm làng nghề truyền thống Hưng Yên

Hưng Yên nổi tiếng là vùng đất có bề dày về di tích lịch sử, có truyền thống văn hiến lâu đời. Nơi đây còn được biết đến với các làng nghề truyền thống tạo dấu ấn trong lòng du khách. Đến với Hưng Yên, du khách không chỉ chiêm ngưỡng những địa danh lịch sử mà còn có cơ hội khám phá và trải nghiệm tại các làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm truyền thống đặc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất