Powered by Techcity

Phát triển sản xuất theo tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Thời gian qua, cùng với việc đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu, các địa phương trong tỉnh luôn quan tâm thực hiện tiêu chí số 13- hình thức tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn. Đây là tiêu chí quan trọng nhằm định hướng, hỗ trợ cho người dân phát triển hình thức sản xuất phù hợp, bền vững và nâng cao giá trị sản xuất.

Mô hình chăn nuôi trang trại cho hiệu quả kinh tế cao của gia đình anh Nguyễn Tiến Thắng, xã Bình Kiều (Khoái Châu)
Mô hình chăn nuôi trang trại cho hiệu quả kinh tế cao của gia đình anh Nguyễn Tiến Thắng, xã Bình Kiều (Khoái Châu)

Thực hiện tiêu chí số 13, những năm qua, tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành liên quan đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM; đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Theo đó, tỉnh đã ban hành và triển khai nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM. Tỉnh huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và bố trí nguồn lực lớn cho phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM; đẩy mạnh triển khai Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Các cơ chế, chính sách đã góp phần chuyển dịch sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn toàn diện và đúng hướng. Đến hết tháng 7, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản đạt trên 7,3 nghìn tỷ đồng, tăng gần 2,3% so với cùng kỳ năm trước; trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 45 mô hình sản xuất lúa tập trung với diện tích 930 héc-ta; 199 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP…

Tại xã Minh Tiến (Phù Cừ), xác định việc xây dựng NTM có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, xã chú trọng thực hiện phát triển sản xuất gắn với xây dựng NTM kiểu mẫu; tuyên truyền, vận động người dân phát triển kinh tế gắn với phát triển cây trồng chủ lực của địa phương; tích cực áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất gắn với thực hiện chương trình OCOP và xây dựng các vùng sản xuất tập trung. Đến nay, trên địa bàn xã đã hình thành 8 vùng sản xuất tập trung với diện tích gần 300 héc-ta; thu nhập bình quân 1 héc-ta trồng cây ăn quả đạt từ 250 triệu đồng/năm trở lên. Năm 2022, xã được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về tổ chức sản xuất.

Không chỉ phát triển sản xuất gắn với thế mạnh của địa phương, tỉnh, ngành chức năng tuyên truyền, vận động người dân phát triển mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX). Theo đó, tỉnh tập trung hỗ trợ các HTX chuyển đổi mô hình hoạt động theo Luật HTX năm 2012; quan tâm hỗ trợ thành lập mới nhiều HTX. Đến nay, toàn tỉnh có 480 HTX. Các HTX đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập.

Đồng chí Lưu Quang Phúc, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Khoái Châu cho biết: Xác định kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX có vai trò quan trọng trong việc tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM bền vững tại địa phương, những năm qua, huyện luôn chú trọng thực hiện các giải pháp phát triển mô hình kinh tế HTX. Đến nay, trên địa bàn huyện đã thành lập được 1 liên hiệp HTX; có 88 HTX, 150 tổ hợp tác lĩnh vực nông nghiệp. Các HTX, tổ hợp tác đã xây dựng và duy trì 30 liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giúp các thành viên, hộ nông dân tham gia liên kết phát triển sản xuất, từ đó, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, hướng đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tập trung quy mô lớn.

Đến thăm HTX nông sản sạch Minh Bảo, xã Bình Kiều (Khoái Châu), trên cánh đồng trồng nhãn, các thành viên đang miệt mài chăm sóc với hy vọng một mùa nhãn bội thu. Ông Phạm Đức Long, Giám đốc HTX cho biết: Góp sức xây dựng NTM, HTX không ngừng đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, liên kết sản xuất, bảo đảm ổn định đầu ra cho thành viên. Hiện nay, 100% diện tích trồng nhãn của HTX áp dụng tiêu chuẩn VietGAP. Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật và liên kết đã giúp HTX hoạt động hiệu quả. Đến nay, HTX có sản phẩm nhãn quả tươi được chứng nhận sản phẩm OCOP, doanh thu trung bình của HTX đạt trên 1 tỷ đồng/năm.

Hợp tác xã nông nghiệp xanh xã Hồng Nam (thành phố Hưng Yên) áp dụng công nghệ cao trong sản xuất
Hợp tác xã nông nghiệp xanh xã Hồng Nam (thành phố Hưng Yên) áp dụng công nghệ cao trong sản xuất

Phát huy tiềm năng, lợi thế, các địa phương tích cực phát triển sản xuất gắn với xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, từ đó giúp kinh tế – xã hội tại các địa phương ngày thêm khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ngày càng nâng cao. Đến nay, toàn tỉnh có 120/139 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu. Tuy nhiên, sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; khâu liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chưa nhiều, thiếu bền vững; tỉ lệ cơ giới hóa trong khâu gieo trồng, chế biến chưa cao; tỉ lệ HTX thực hiện ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất còn thấp… Nhằm hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, hiện đại, thời gian tới, bên cạnh công tác tuyên truyền, mỗi ngành, địa phương đề ra những giải pháp tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất theo chuỗi giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; tiếp tục khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất để sản xuất hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị; đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, tổ hợp tác; đa dạng hóa các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP…

 


Minh Hồng



Nguồn

Cùng chủ đề

Khó khăn của ngành xây dựng trong những tháng cuối năm

Những tháng cuối năm thường được coi là “mùa xây dựng” tại tỉnh Hưng Yên, khi các công trình từ giao thông, hạ tầng đến nhà ở dân sinh đều bước vào giai đoạn thi công cao điểm. Tuy nhiên, năm nay, ngành xây dựng đang phải đối mặt với hai khó khăn lớn, đó là thời tiết không thuận lợi và tình trạng thiếu hụt lao động, dẫn đến sự chậm trễ về tiến độ các dự án. Thông...

Bài 6: Một số suy nghĩ về việc phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống gắn liền với phát triển...

Là một trong những chiếc nôi của người Việt cổ, cùng với bề dày lịch sử hàng nghìn năm của văn minh Việt Nam, Hưng Yên vừa mang dấu ấn sâu sắc của văn hóa Việt truyền thống, vừa có những đặc trưng văn hóa riêng đã từng tạo nên Phố Hiến một thời, là thương cảng nức tiếng không chỉ ở “Đàng Ngoài” mà còn cả khu vực Châu Á. Hưng Yên đồng thời cũng mang những nét đặc...

Hải Dương: Khai hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc với nhiều nghi lễ đặc sắc

Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2024 diễn ra từ ngày 12-22/9 (ngày 10-20/8 Âm lịch) tại hai khu di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc, với nhiều nghi lễ truyền thống đặc sắc được nhiều người dân mong đợi. Tối 18/9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận...

Chú trọng công tác phát triển đảng viên 

Công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo  đồng bộ, quyết liệt của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp, công tác phát triển đảng viên ở tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực. Tại Kết luận số 733-KL/TU ngày 16/2/2024 của Ban Thường...

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa, bình ổn thị trường sau mưa lũ

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang tập trung khắc phục hậu quả do mưa bão, lũ. Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ và nhiều doanh nghiệp, tiểu thương kinh doanh nỗ lực, bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng lợi dụng tình hình thiên tai để găm hàng, tăng giá. Theo báo cáo của Sở Công Thương, trước và sau mưa lũ, tình hình...

Cùng tác giả

‘Xóm phao’ ven sông Hồng tan hoang khi nước rút, người dân căng mình dọn bùn

19/09/2024 | 14:48 TPO – Những ngày gần đây, người dân ở “xóm phao” ven sông Hồng (Hà Nội) đã trở về để dọn dẹp nhà cửa sau khi nước lũ rút.  Sau cơn bão số 3 đổ bộ Hà Nội, người dân nơi đây chưa kịp sửa sang lại nhà cửa thì lại...

Khó khăn của ngành xây dựng trong những tháng cuối năm

Những tháng cuối năm thường được coi là “mùa xây dựng” tại tỉnh Hưng Yên, khi các công trình từ giao thông, hạ tầng đến nhà ở dân sinh đều bước vào giai đoạn thi công cao điểm. Tuy nhiên, năm nay, ngành xây dựng đang phải đối mặt với hai khó khăn lớn, đó là thời tiết không thuận lợi và tình trạng thiếu hụt lao động, dẫn đến sự chậm trễ về tiến độ các dự án. Thông...

Bài 6: Một số suy nghĩ về việc phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống gắn liền với phát triển...

Là một trong những chiếc nôi của người Việt cổ, cùng với bề dày lịch sử hàng nghìn năm của văn minh Việt Nam, Hưng Yên vừa mang dấu ấn sâu sắc của văn hóa Việt truyền thống, vừa có những đặc trưng văn hóa riêng đã từng tạo nên Phố Hiến một thời, là thương cảng nức tiếng không chỉ ở “Đàng Ngoài” mà còn cả khu vực Châu Á. Hưng Yên đồng thời cũng mang những nét đặc...

Hải Dương: Khai hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc với nhiều nghi lễ đặc sắc

Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2024 diễn ra từ ngày 12-22/9 (ngày 10-20/8 Âm lịch) tại hai khu di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc, với nhiều nghi lễ truyền thống đặc sắc được nhiều người dân mong đợi. Tối 18/9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận...

Chú trọng công tác phát triển đảng viên 

Công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo  đồng bộ, quyết liệt của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp, công tác phát triển đảng viên ở tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực. Tại Kết luận số 733-KL/TU ngày 16/2/2024 của Ban Thường...

Cùng chuyên mục

Khó khăn của ngành xây dựng trong những tháng cuối năm

Những tháng cuối năm thường được coi là “mùa xây dựng” tại tỉnh Hưng Yên, khi các công trình từ giao thông, hạ tầng đến nhà ở dân sinh đều bước vào giai đoạn thi công cao điểm. Tuy nhiên, năm nay, ngành xây dựng đang phải đối mặt với hai khó khăn lớn, đó là thời tiết không thuận lợi và tình trạng thiếu hụt lao động, dẫn đến sự chậm trễ về tiến độ các dự án. Thông...

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa, bình ổn thị trường sau mưa lũ

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang tập trung khắc phục hậu quả do mưa bão, lũ. Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ và nhiều doanh nghiệp, tiểu thương kinh doanh nỗ lực, bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng lợi dụng tình hình thiên tai để găm hàng, tăng giá. Theo báo cáo của Sở Công Thương, trước và sau mưa lũ, tình hình...

Hạ tầng giao thông xã Hoàng Hanh bị hư hại do mưa lũ

Trong đợt mưa lũ vừa qua, do mưa lớn kéo dài kèm với nước sông Hồng dâng cao đã gây ngập lụt, sạt lở, ách tắc cục bộ một số tuyến giao thông tại xã Hoàng Hanh (thành phố Hưng Yên), ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Ngày 14/9, làm việc với đại diện UBND xã Hoàng Hanh, chúng tôi được biết, từ ngày 7 đến 12/9, do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa...

Miễn, giảm, gia hạn nộp thuế cho người nộp thuế bị thiệt hại bởi thiên tai

Tổng cục Thuế vừa có Công văn số 4062/TTC-CS yêu cầu các Cục Thuế tại 26 tỉnh, thành phố triển khai hướng dẫn người nộp thuế, bị thiệt hại do Bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra, thực hiện các thủ tục hồ sơ miễn, giảm và gia hạn nộp thuế. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và...

Bài 2: Kịp thời động viên, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ

Hậu quả của bão số 3 và ngập lụt do nước từ thượng nguồn đổ về đã gây nhiều thiệt hại cho Nhân dân trong tỉnh. Cùng với công tác khắc phục hậu quả thiên tai gây ra, công tác cứu trợ, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng đã và đang được các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các đội thiện nguyện trong và ngoài tỉnh thực hiện trên tinh thần: “Đảng...

Bộ NN&PTNT đưa ra các giải pháp khôi phục sản xuất sau bão lũ

Nhiệm vụ trước mắt là tập trung chống lũ, đảm bảo an toàn đê điều sông Hồng-Thái Bình; khắc phục các sự cố trên các tuyến đê sau lũ; cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch cho người dân. Mặc dù bão số 3 là cơn bão rất mạnh đổ bộ vào nước ta, song công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ sớm từ xa...

Đoàn kết, vững vàng vượt qua bão lũ

Những ngày vừa qua, thiên tai bão lũ dồn dập, sau siêu bão YAGI tiếp tục là mưa lũ gây thiệt hại nặng nề tại nhiều địa phương trong tỉnh. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy; sự điều hành quyết liệt của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh cùng sự chung sức, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự...

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm

Bám sát chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, thời gian qua, các sở, ngành, địa phương của tỉnh tập trung phối hợp với đơn vị đẩy nhanh tiến độ các bước trong quá trình đầu tư, thực hiện các giải pháp khắc phục khó khăn để các dự án của tỉnh triển khai theo đúng tiến độ. Đến nay, nhiều công trình, dự án quan trọng có vai trò động lực thúc đẩy phát triển toàn diện kinh...

Toàn tỉnh vận hành 118 trạm bơm tiêu úng

Do ảnh hưởng của lũ trên sông Hồng, sông Luộc lên cao sau cơn bão số 3, đến ngày 12/9, toàn tỉnh chỉ hoạt động bơm tiêu tại 5 trạm bơm gồm: Liên Nghĩa, Nghi Xuyên, Bảo Khê, Mai Xá và La Tiến.  Từ ngày 13/9, nước trên các sông Hồng, sông Luộc rút xuống thấp, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh đã triển khai vận hành các trạm bơm tiêu trong toàn...

Rút lệnh báo động 1 trên tuyến đê tả sông Hồng tại Hưng Yên

Lúc 11 giờ ngày 14/9/2024 mực nước trên sông Hồng tại Trạm thủy văn thành phố Hưng Yên là 5,49m (dưới báo động 1 là 1cm), Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh rút lệnh báo động 1 trên tuyến đê tả sông Hồng kể từ 12 giờ ngày 14/9/2024.  Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đề nghị: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động và thành phố Hưng Yên; các sở,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất