Powered by Techcity

Phân loại xử lý sai phạm vụ Việt Á và đăng kiểm là “cần thiết và nhân văn”

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thống nhất chủ trương phân loại xử lý để bảo vệ cán bộ cấp dưới khi phải thực hiện những mệnh lệnh trái pháp luật mà người ta không thể kháng lại.

Thông tin tại cuộc họp báo kết quả Phiên họp thứ 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên cho biết, một điều rất mới, rất lớn trong tư tưởng chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở phiên họp 24 đó là chủ trương phân loại, xử lý cán bộ sai phạm. Theo đó, chủ trương này được áp dụng cho 2 vụ án cụ thể: Việt Á và đăng kiểm.

Quan điểm thống nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đó là chỉ nghiêm trị những người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tác động, chỉ đạo cấp dưới làm trái quy định của Đảng, Nhà nước đem lại lợi ích bất hợp pháp cho công ty Việt Á; và người chủ mưu, cầm đầu, người tích cực thực hiện vì động cơ vụ lợi đã chiếm hưởng số tiền lớn. Còn nhóm “thứ yếu” phải thực hiện mệnh lệnh và đặc biệt không có động cơ vụ lợi, không được hưởng lợi, là những người ở tuyến đầu chống dịch, sẽ được tha hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và không phải chịu trách nhiệm dân sự.

Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông báo kết quả phiên họp 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông báo kết quả phiên họp 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Theo Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, chủ trương này đã giành được sự ủng hộ, đồng tình, thống nhất cao trong các thành viên của Ban Chỉ đạo.

“Nhiều thành viên Ban Chỉ đạo tâm đắc và cho rằng, chủ trương phân loại, xử lý của Ban Chỉ đạo là hết sức cần thiết, vừa nhân văn, nhân ái, nhân tình, nhưng rõ đối tượng, đối tượng nào cần xử lý nghiêm, đối tượng nào phải có chính sách hình sự. Các thành viên cũng đề nghị tiếp tục phát huy ưu điểm, giá trị của các chủ trương này để mở rộng đến các vụ án khác”, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết.

Từng công tác trong lĩnh vực tòa án, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, nguyên Ủy viên thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết, ông đồng tình và ủng hộ chủ trương này.

PVTừng hoạt động trong lĩnh vực tòa án, ông đánh giá thế nào về chủ trương trên?

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ: Chủ trương này không mới, tinh thần của chủ trương này đã được quy định tại điều 26 BLHS: “Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Như đã nói, đây không phải là chủ trương mới, mà vấn đề là lâu nay chúng ta chưa mạnh dạn áp dụng pháp luật để xử lý cho số anh em cấp dưới thực hiện mệnh lệnh hành chính của cấp có thẩm quyền. Việc Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đưa ra chủ trương đó là rất đáng hoan nghênh để bảo vệ chính đội ngũ cán bộ cấp dưới khi phải thực hiện một mệnh lệnh trái pháp luật mà người ta không có cơ chế để chống lại nếu không muốn bị kỷ luật, đuổi việc.

Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải xem xét rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội, vai trò của họ trong vụ án, mạnh dạn áp dụng những quy định của BLHS để có thể miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ. Đây cũng là cơ chế để có thể bảo vệ những người trung thực, thẳng thắn.

Theo tôi, thực tiễn hiện nay, người ra mệnh lệnh hành chính kiểu không để lại dấu vết cần phải xoáy sâu, xử lý.

Câu chuyện ở đây là thực trạng mất dân chủ trong thực hiện công vụ, biểu hiện ở việc người ta ra mệnh lệnh cho cấp dưới là mệnh lệnh miệng, không để lại dấu tích. Người bị ra mệnh lệnh, được cấp trên giao mệnh lệnh mà không làm sẽ phải chịu nhiều áp lực.

Ví dụ, thủ trưởng đơn vị yêu cầu bỏ ra 50 triệu để lo lót việc cơ quan, còn thủ tục thanh quyết toán thì bộ phận kế toán phải tự lo. Như vậy ở đây, người ra mệnh lệnh miệng, không để lại dấu vết, đến khi cơ quan pháp luật vào cuộc, chứng cứ lại tập trung ở người thực hiện mệnh lệnh.

Nguyên nhân và điều kiện dẫn tới sự phạm tội mà cấp dưới phải thực hiện mệnh lệnh cấp trên chủ yếu bắt đầu từ người ra mệnh lệnh không thực hiện đúng pháp luật, theo đúng chức năng nhiệm vụ của mình, theo đúng trình tự thủ tục, đặc biệt trong chi tiêu tài chính cho nên dẫn tới câu chuyện anh em cấp dưới thực hiện mệnh lệnh tình ngay lý gian. Theo quy định của pháp luật, thì những người thực hiện mệnh lệnh đó vi phạm pháp luật.

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ - nguyên Ủy viên thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội (Ảnh: Quỳnh Trang)
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ – nguyên Ủy viên thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội (Ảnh: Quỳnh Trang)

PVĐây là lần đầu tiên chủ trương phân loại xử lý được áp dụng cho 2 vụ án cụ thể, là đại án Việt Á và đăng kiểm, đây cũng là 2 vụ án có số lượng người bị bắt giữ, khởi tố, truy tố khá lớn?

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ: Số lượng người bị bắt giữ, khởi tố, truy tố khá lớn đã cho thấy số người bị vướng vào vòng lao lý do thủ trưởng vi phạm. Đây là một thực tiễn pháp luật để cấp có thẩm quyền đưa ra chủ trương cho đúng thực trạng. Nếu không, một loạt cán bộ cấp dưới không thực hiện mệnh lệnh thì bị đánh giá, xếp loại kém, bị mất chức mà thực hiện thì trở thành bị cáo. Tôi cho rằng cần phân loại để xử lý là đúng.

PVThời gian qua chúng ta có nói nhiều đến tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm, sợ sai không dám làm, theo ông, chủ trương này sẽ góp phần khắc phục tình trạng trên?

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ: Chủ trương này chỉ phần nào hạn chế được thôi. Còn thực tế, không hẳn vì cán bộ sợ trách nhiệm, sợ sai không dám làm, mà nhiều trường hợp người ta nghĩ làm phải được gì, được lợi gì, không thì không làm. Vấn đề theo tôi nằm ở đó, chứ không hẳn người ta sợ pháp luật.

Nếu nói cán bộ vì không nắm được luật mà sợ sai không làm cũng không đúng. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức rất nhiều khóa, chương trình đào tạo, ở địa phương nào cũng có trường chính trị, cán bộ cũng phải qua quá trình đào tạo với rất nhiều loại bằng cấp mới được bổ nhiệm, mà không nắm được luật là vô lý. Cán bộ sợ trách nhiệm, sợ sai cũng có nhưng nguyên nhân chính là họ không thấy có lợi cho mình thì họ không làm.

Câu chuyện ở đây là ý thức chính trị của cán bộ, người vì dân vì nước, thấu hiểu được cái khổ của dân của nước người ta vô tư làm, đâu có ngại.

PVChủ trương đã có, nhưng làm sao để chủ trương nhân văn đó không bị lạm dụng, lợi dụng?

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ: Để chủ trương đi vào cuộc sống, yếu tố quyết định là con người. Người đứng đầu phải công tâm, làm việc đúng pháp luật. Nhưng như tôi đã nói, trong bối cảnh hiện nay, yếu tố này rất đáng buồn, nhiều cán bộ trung thực, thẳng thắn có lợi cho dân, cho nước nhưng lại không có lợi cho cấp trên sẽ bị loại ra khỏi “cuộc chơi”.

PVXin cảm ơn Thiếu tướng.

 

 

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025

Ngày 27/12, tại trụ sở HĐND, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tổ chức Hội nghị lần thứ Ba nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Bật Khánh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ...

BIDV Chi nhánh Bắc Hưng Yên: Đồng hành cùng sự phát triển kinh tế – xã hội địa phương

Không ngừng nỗ lực đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hưng Yên (BIDV Chi nhánh Bắc Hưng Yên) đã khẳng định vị thế trong hệ thống tín dụng, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trụ sở chính nằm trên địa bàn xã Nguyễn Văn Linh (Yên Mỹ), nơi hoạt động thương mại – dịch vụ...

Hiệu quả tích cực từ dự án nhận diện sản phẩm nông nghiệp

Dự án “Hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tỉnh Hưng Yên với cộng đồng các nhà bán lẻ giai đoạn 2021-2025” (Dự án nhận diện sản phẩm nông nghiệp) nhằm giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), trang trại, hộ gia đình, các cơ sở, chủ thể sản xuất sản phẩm nông...

Đại tướng Nguyễn Quyết, vị tướng tài ba

Đại tướng Nguyễn Quyết (tên thật là Nguyễn Tiến Văn) sinh ngày 20/8/1922 trong một gia đình nông dân ở xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Năm 15 tuổi, đồng chí lên Hà Nội xin vào làm việc tại báo Đuốc Tuệ. Là thư ký kiêm phát hành tại báo Đuốc Tuệ, chàng thanh niên Nguyễn Quyết có điều kiện gần gũi công nhân, người lao động thành phố, hiểu được nỗi thống khổ của người dân...

Lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh năm 2025

Ngày 24/12/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên ký ban hành Thông báo số 445/TB-UBND lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh năm 2025. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh thông báo lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh năm 2025 như sau: 1. Thời gian, địa điểm, thành phần: Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân định kỳ vào ngày thứ Năm tuần thứ tư hằng tháng, nếu trùng vào ngày...

Cùng tác giả

Quy mô kinh tế Việt Nam sắp vượt Singapore, lên thu nhập trung bình cao năm 2025?

GDP sẽ vượt Singapore vào năm 2029 Báo cáo của Trung tâm dự báo, phân tích kinh tế độc lập CEBR của Anh cho thấy, quy mô GDP của Việt Nam năm 2024 đạt 450 tỷ USD, tăng một bậc so với năm trước, lên thứ 34 trên thế giới và sẽ vượt Singapore vào năm 2029. Khi đó GDP của Việt Nam được dự báo lên mức 676 tỷ USD, trong khi Singapore là 656 tỷ USD. Theo CEBR, kinh tế của Việt Nam...

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025

Ngày 27/12, tại trụ sở HĐND, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tổ chức Hội nghị lần thứ Ba nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Bật Khánh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ...

BIDV Chi nhánh Bắc Hưng Yên: Đồng hành cùng sự phát triển kinh tế – xã hội địa phương

Không ngừng nỗ lực đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hưng Yên (BIDV Chi nhánh Bắc Hưng Yên) đã khẳng định vị thế trong hệ thống tín dụng, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trụ sở chính nằm trên địa bàn xã Nguyễn Văn Linh (Yên Mỹ), nơi hoạt động thương mại – dịch vụ...

Hiệu quả tích cực từ dự án nhận diện sản phẩm nông nghiệp

Dự án “Hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tỉnh Hưng Yên với cộng đồng các nhà bán lẻ giai đoạn 2021-2025” (Dự án nhận diện sản phẩm nông nghiệp) nhằm giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), trang trại, hộ gia đình, các cơ sở, chủ thể sản xuất sản phẩm nông...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Đại tướng Nguyễn Quyết

Sáng 27-12, tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng khóa VI, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên...

Cùng chuyên mục

Quy mô kinh tế Việt Nam sắp vượt Singapore, lên thu nhập trung bình cao năm 2025?

GDP sẽ vượt Singapore vào năm 2029 Báo cáo của Trung tâm dự báo, phân tích kinh tế độc lập CEBR của Anh cho thấy, quy mô GDP của Việt Nam năm 2024 đạt 450 tỷ USD, tăng một bậc so với năm trước, lên thứ 34 trên thế giới và sẽ vượt Singapore vào năm 2029. Khi đó GDP của Việt Nam được dự báo lên mức 676 tỷ USD, trong khi Singapore là 656 tỷ USD. Theo CEBR, kinh tế của Việt Nam...

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025

Ngày 27/12, tại trụ sở HĐND, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tổ chức Hội nghị lần thứ Ba nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Bật Khánh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Đại tướng Nguyễn Quyết

Sáng 27-12, tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng khóa VI, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên...

Đại tướng Nguyễn Quyết, vị tướng tài ba

Đại tướng Nguyễn Quyết (tên thật là Nguyễn Tiến Văn) sinh ngày 20/8/1922 trong một gia đình nông dân ở xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Năm 15 tuổi, đồng chí lên Hà Nội xin vào làm việc tại báo Đuốc Tuệ. Là thư ký kiêm phát hành tại báo Đuốc Tuệ, chàng thanh niên Nguyễn Quyết có điều kiện gần gũi công nhân, người lao động thành phố, hiểu được nỗi thống khổ của người dân...

Chăm sóc sức khỏe tinh thần là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới

Chiều 26/12, tại Hà Nội, Mạng lưới Nữ lãnh đạo Tiên phong WELEAD (WeLead) đã tổ chức Tọa đàm “Doanh nhân nữ và tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần trong kinh doanh bền vững của doanh nghiệp”...

Lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh năm 2025

Ngày 24/12/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên ký ban hành Thông báo số 445/TB-UBND lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh năm 2025. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh thông báo lịch tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh năm 2025 như sau: 1. Thời gian, địa điểm, thành phần: Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân định kỳ vào ngày thứ Năm tuần thứ tư hằng tháng, nếu trùng vào ngày...

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Ngày 23/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Công văn số 3030-CV/TU về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16-CT/TU ngày 16/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Nội dung như sau: Sau 03 năm, việc thực hiện Chỉ thị 16-CT/TU ngày 16/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân...

Cảnh báo nguy hại và các biện pháp bảo vệ sức khỏe

Ô nhiễm không khí: Cảnh báo nguy hại và các biện pháp bảo vệ sức khỏeTình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang ở mức nguy hiểm và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ngày 26/12, ô nhiễm không khí tiếp tục tại các tỉnh miền Bắc, trong đó Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, ô nhiễm chủ yếu ở...

Lễ trao giải thưởng Giải báo chí về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) tỉnh Hưng Yên năm 2024

Ngày 26/12, tại Trường quay S10, Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên tổ chức lễ trao giải thưởng Giải báo chí về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) tỉnh Hưng Yên năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Trần Quốc Toản, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đào Hồng Vận, Ủy viên...

Biến động trái chiều ở ba miền

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (26/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận quay đầu giảm tại một số tỉnh thành như Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang cùng giảm 1.000 đồng/kg, có mức giá 68.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 26/12/2024: Tăng/giảm trái chiều ở ba miền. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, các tỉnh thành...

Tin nổi bật

Tin mới nhất