Powered by Techcity

Những tấm gương điển hình trong bảo tồn, gìn giữ và phát triển văn hóa


Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều tấm gương điển hình trong bảo tồn, gìn giữ và phát triển văn hóa. Những điển hình đó dù ở độ tuổi, cương vị, ngành nghề nào cũng đều tỏa sáng tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết, sự năng động, sáng tạo; tiêu biểu cho ý chí, nghị lực, khát vọng vươn lên, cống hiến vì sự nghiệp phát triển văn hóa, vì cộng đồng và xã hội.

Người nặng lòng với nghệ thuật ca trù

Nghệ nhân nhân dân Đỗ Thị Thanh Nhàn (ngồi giữa hàng đầu) biểu diễn nghệ thuật hát ca trù
Nghệ nhân nhân dân Đỗ Thị Thanh Nhàn (ngồi giữa hàng đầu) biểu diễn nghệ thuật hát ca trù

Nghệ nhân Nhân dân Đỗ Thị Thanh Nhàn, sinh năm 1968 tại thành phố Tam Điệp (Ninh Bình). Sau khi lập gia đình, bà chuyển về quê chồng sinh sống tại thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa (thành phố Hưng Yên) với công việc chính là một lương y. Vốn là người đam mê nghệ thuật, bà tìm hiểu và được biết thôn Đào Đặng chính là nơi khởi nguồn của lối hát ca trù, là quê hương của ca nương Đào Thị Huệ – người được coi là bà tổ của nghệ thuật ca trù và còn lập công lớn giúp nhà Lê chuốc rượu giết giặc Minh. Nhận thấy nghệ thuật hát ca trù dần bị mai một, bà Nhàn đã sưu tầm lại các điệu hát cổ qua sách vở và tìm hiểu truyền ngôn của những người cao tuổi trong thôn để từ đó phục dựng lại, làm hồi sinh nghệ thuật hát ca trù trên đất Hưng Yên. Năm 2012, bà Nhàn thành lập Câu lạc bộ (CLB) ca trù Đào Đặng. Đến nay, CLB đã có 28 thành viên tham gia, người cao tuổi nhất gần 80 tuổi, người trẻ tuổi nhất là những cháu nhỏ đang học tiểu học. Trong nhiều năm qua, bà Nhàn cùng với các thành viên trong CLB tích cực đi truyền dạy, quảng bá nghệ thuật hát ca trù Hưng Yên cho hàng trăm hạt nhân văn nghệ trong tỉnh. Nặng lòng say mê và góp phần gìn giữ, trao truyền, lan tỏa nghệ thuật ca trù, năm 2015, bà Đỗ Thị Thanh Nhàn vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Đặc biệt, ngày 9/9/2022, Chủ tịch nước ký ban hành Quyết định số 1020/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân Nhân dân” cho bà Đỗ Thị Thanh Nhàn. Đây là phần thưởng cao quý, ghi nhận những cống hiến xuất sắc của bà Đỗ Thị Thanh Nhàn trong gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Công chức văn hóa – xã hội tận tâm, trách nhiệm với công việc

Đồng chí Nguyễn Quốc Tuấn, công chức văn hóa - xã hội, xã Mễ Sở (Văn Giang)
Đồng chí Nguyễn Quốc Tuấn, công chức văn hóa – xã hội, xã Mễ Sở (Văn Giang)

Năng nổ, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm, cùng nhiều cách làm sáng tạo trong công việc, đồng chí Nguyễn Quốc Tuấn, công chức văn hóa – xã hội, xã Mễ Sở (Văn Giang) đã có nhiều đóng góp tích cực trong xây dựng và phát triển các hoạt động văn hóa ở địa phương. Năm 1989, đồng chí Tuấn về công tác tại UBND xã Mễ Sở và phụ trách lĩnh vực truyền thanh của địa phương. Là người không chỉ gắn bó, am hiểu các phong trào văn hóa mà còn có nhiều “tài lẻ” trong tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao ở địa phương nên đồng chí Tuấn được lãnh đạo địa phương tin tưởng giao nhiệm vụ làm cán bộ văn hóa từ năm 1997 đến nay. 27 năm trên cương vị được giao, đồng chí đã tham mưu với lãnh đạo UBND xã Mễ Sở ban hành quy chế thực hiện nếp sống văn hóa, quy định về tổ chức lễ hội, lễ cưới, lễ tang. Quy chế được xây dựng trên cơ sở bàn bạc, tham vấn công khai, dân chủ nên được Nhân dân đồng tình hưởng ứng và tự giác thực hiện. Nhờ đó, từ nhiều năm nay, tất cả các lễ hội, lễ cưới, lễ tang tổ chức tại địa phương đều được thực hiện theo đúng nếp sống văn hóa, hạn chế cơ bản các thủ tục rườm rà, lạc hậu. Năm 2023, tỉ lệ gia đình văn hóa của xã đạt 97%; 6/6 thôn đạt và giữ vững danh hiệu làng văn hóa. Trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử, đồng chí Tuấn đã tham gia vận động Nhân dân ủng hộ đóng góp kinh phí trùng tu, tôn tạo 3 di tích cấp quốc gia trên địa bàn xã với số tiền gần 4 tỷ đồng. Với những nỗ lực và đóng góp tích cực trong công tác văn hóa ở cơ sở, đồng chí Nguyễn Quốc Tuấn nhiều lần được các cấp, các ngành tuyên dương, khen thưởng.

Người gần 20 năm “Ăn cơm nhà, lo việc đền”

Ông Nguyễn Ngọc Bình, thành viên Ban quản lý di tích đền An Xá
Ông Nguyễn Ngọc Bình, thành viên Ban quản lý di tích đền An Xá

Đền An Xá (còn gọi tên khác là Đậu An), tọa lạc tại thôn An Xá, xã An Viên (Tiên Lữ). Ngày 31/12/2020, đền An Xá được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Trong đền có 2 bảo vật quốc gia là Tháp đất nung và Bệ thờ đất nung. Mỗi năm, đền An Xá đón hàng vạn du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái. Ông Nguyễn Ngọc Bình, thành viên trong Ban quản lý di tích đền An Xá đã gắn bó với việc trông coi, bảo vệ, phát huy giá trị ngôi đền trong gần 20 năm nay. Ngày nào dù nắng hay mưa, ông cũng có mặt ở đền để trông coi, vệ sinh sạch sẽ di tích, đóng, mở cửa đón khách tham quan, tận tình hướng dẫn cho du khách thập phương các nghi thức truyền thống, thực hiện nếp sống văn minh tại di tích. Những ngày khách tham quan đông, đến giờ ăn, ông Bình và các thành viên trong Ban quản lý di tích thay phiên nhau, bảo đảm thường xuyên có người trực. Ông Bình còn là người góp công không nhỏ trong việc vận động khách thập phương công đức, kiến thiết ngôi đền trở nên khang trang như hiện nay. Suốt gần 20 năm tận tụy, cần mẫn, trách nhiệm với công việc trông coi, bảo vệ đền An Xá như vậy, nhưng ông không nhận thù lao. Ông Bình chia sẻ: Tôi xác định đây là việc làm tự nguyện, góp một phần công sức nhỏ bé của người con quê hương trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa do cha ông để lại. Điều mong mỏi lớn nhất của tôi là di tích đền An Xá tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư tôn tạo, tu bổ để ngày càng khang trang hơn. Có như vậy mới thực sự xứng đáng với giá trị văn hoá – lịch sử của di tích này.


Lê Hiếu





Nguồn: https://baohungyen.vn/nhung-tam-guong-dien-hinh-trong-bao-ton-gin-giu-va-phat-trien-van-hoa-3174896.html

Cùng chủ đề

Bài 3: Thực trạng và một số giải pháp phát triển văn hóa, con người Hưng Yên trong bối cảnh hiện nay

Xây dựng, phát triển văn hóa, con người có vai trò vô cùng quan trọng đối với mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội; tạo động lực, nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững đất nước và khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế, Đảng ta luôn chú trọng công tác xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Con người Việt Nam là...

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hữu Nghĩa tiếp và làm việc với Tập đoàn The Trump Organization về hợp tác đầu tư

Ngày 16/9, tại trụ sở Tỉnh uỷ, đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tiếp và làm việc với lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn The Trump Organization (Hoa Kỳ). Cùng dự buổi tiếp và làm việc có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hữu Nghĩa giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh Hưng Yên;...

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Văn làm việc với Tập đoàn The Trump Organization về hợp tác đầu tư

Ngày 16/9, tại trụ sở UBND tỉnh, đồng chí Trần Quốc Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh có buổi làm việc với lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn The Trump Organization (Hoa Kỳ), theo đề xuất từ Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên. Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực...

Bài 2: Kịp thời động viên, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ

Hậu quả của bão số 3 và ngập lụt do nước từ thượng nguồn đổ về đã gây nhiều thiệt hại cho Nhân dân trong tỉnh. Cùng với công tác khắc phục hậu quả thiên tai gây ra, công tác cứu trợ, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng đã và đang được các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các đội thiện nguyện trong và ngoài tỉnh thực hiện trên tinh thần: “Đảng...

Bộ NN&PTNT đưa ra các giải pháp khôi phục sản xuất sau bão lũ

Nhiệm vụ trước mắt là tập trung chống lũ, đảm bảo an toàn đê điều sông Hồng-Thái Bình; khắc phục các sự cố trên các tuyến đê sau lũ; cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch cho người dân. Mặc dù bão số 3 là cơn bão rất mạnh đổ bộ vào nước ta, song công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ sớm từ xa...

Cùng tác giả

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO – Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu vực phía...

Phát Đạt bác thông tin huy động 3.500 tỉ đồng qua trái phiếu

Ngày 16-9, nhiều kênh thông tin lan truyền thông tin Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) huy động 3.490 tỉ đồng qua kênh trái phiếu.Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 16-9, đại diện Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt, cho biết doanh nghiệp này hoàn toàn không liên quan đến thông tin phát hành 34.900 trái phiếu mã PDACB2425001 ngày 12-9-2024 vừa qua.Theo vị...

Bài 3: Thực trạng và một số giải pháp phát triển văn hóa, con người Hưng Yên trong bối cảnh hiện nay

Xây dựng, phát triển văn hóa, con người có vai trò vô cùng quan trọng đối với mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội; tạo động lực, nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững đất nước và khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế, Đảng ta luôn chú trọng công tác xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Con người Việt Nam là...

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hữu Nghĩa tiếp và làm việc với Tập đoàn The Trump Organization về hợp tác đầu tư

Ngày 16/9, tại trụ sở Tỉnh uỷ, đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tiếp và làm việc với lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn The Trump Organization (Hoa Kỳ). Cùng dự buổi tiếp và làm việc có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hữu Nghĩa giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh Hưng Yên;...

Cùng chuyên mục

Bài 3: Thực trạng và một số giải pháp phát triển văn hóa, con người Hưng Yên trong bối cảnh hiện nay

Xây dựng, phát triển văn hóa, con người có vai trò vô cùng quan trọng đối với mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội; tạo động lực, nguồn lực nội sinh cho sự phát triển bền vững đất nước và khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế, Đảng ta luôn chú trọng công tác xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Con người Việt Nam là...

Lời hịch non sông – Báo Hưng Yên điện tử

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Tròn 70 năm trước, nơi non thiêng Nghĩa Lĩnh, câu nói bất hủ của Bác Hồ trong cuộc gặp các cán bộ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong) đã trở thành lời hịch thiêng liêng của non sông, lặng đọng trong tâm hồn, soi sáng trái tim mỗi người con đất Việt niềm tự hào về nguồn cội, nghĩa đồng...

Gìn giữ nghệ thuật văn hóa truyền thống

Trong tâm thức văn hóa dân gian, sự phồn thịnh của Hưng Yên được so sánh với kinh đô Thăng Long “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Đây là mảnh đất nhân khang, vật thịnh, tập trung nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc. Đặc biệt là những làn điệu nghệ thuật truyền thống cứ ngày đêm ngân vang, lúc đầy, lúc vơi như tâm tình kể chuyện, là niềm tự hào...

Tự hào, xúc động về những ngày tham gia xây dựng Lăng Bác

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Ðình (Hà Nội) được mệnh danh là “công trình lòng dân”, bởi không chỉ được xây dựng bằng những vật liệu quý do Nhân dân tuyển chọn đưa về từ khắp mọi miền của Tổ quốc, mà còn có sự đóng góp của những người thợ giỏi ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tỉnh Hưng Yên cũng vinh dự có những người thợ đóng góp công...

Thăm nhà thờ thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của ngày Quốc khánh 2/9, chúng tôi có dịp về thăm Nhà thờ bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thôn Vân Nội, xã Hồng Tiến (Khoái Châu).  Thôn Vân Nội không chỉ là vùng quê có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm mà còn là nơi phát tích của dòng họ Hoàng nổi tiếng có 18 đời Quận công. Theo gia phả của dòng...

Nét đẹp truyền thống của giải đua thuyền chải mừng Quốc khánh 2/9

Đã trở thành truyền thống, vào sáng ngày Quốc khánh 2/9, khi nắng thu nhẹ nhàng trải dài trên mặt nước Hồ Bán Nguyệt, thành phố Hưng Yên lại sôi nổi tổ chức giải đua thuyền chải truyền thống. Hình ảnh những con thuyền lướt nhẹ trên mặt hồ xanh biếc, tiếng trống lệnh dồn dập hòa cùng tiếng reo hò cổ vũ của khán giả tạo nên một bức tranh sống động, đầy cảm hứng giữa tiết thu...

Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển công nghiệp văn hóa ở tỉnh Hưng Yên

* Di sản văn hóa tỉnh Hưng Yên - Tiềm năng và giá trị  Hưng Yên nổi tiếng là một tỉnh giàu truyền thống văn hóa với niềm tự hào “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Là một thương cảng lớn phát triển cực thịnh vào thế kỷ XVI-XVII, Phố Hiến được đánh giá là một trong ba đô thị cổ của Việt Nam sau phố cổ Hà Nội và Hội An (Quảng Nam). Nếu Kinh thành Thăng...

Giá trị văn hóa của vùng đất Hưng Yên văn hiến và cách mạng

LTS: Ngày 27/8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị văn hóa tỉnh Hưng Yên tại Trung tâm Thông tin - Hội nghị tỉnh và kết nối trực tuyến 10 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố. Hội nghị có sự tham gia của hơn 3.000 đại biểu là lãnh đạo bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch...

Lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng

Những năm qua, ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) tỉnh tích cực hưởng ứng Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc do Bộ VH,TT&DL tổ chức hằng năm, thu hút đông đảo các em học sinh tham gia, qua đó lựa chọn được những nhân tố xuất sắc để trao giải, tạo ra những hạt nhân để lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng. Chia sẻ nhận thức về văn hóa đọc, em Trần Quang Việt,...

Văn Lâm: Bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử – văn hóa

Đến với Văn Lâm, chúng ta không chỉ cảm nhận được sự sôi động, rộn ràng của huyện phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ… mà còn được khám phá nét văn hóa đặc sắc của một vùng đất có lịch sử lâu đời, có kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng với nhiều giá trị tiêu biểu. Tại thôn Ngọc Loan, xã Tân Quang (Văn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất