Powered by Techcity

Nhiều học sinh, sinh viên mắc bệnh hiểm nghèo được chi trả bảo hiểm y tế số tiền lớn

Nhiều học sinh, sinh viên mắc bệnh hiểm nghèo được chi trả bảo hiểm y tế số tiền lớn

Theo báo cáo của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tính đến năm học 2023-2024, đã có khoảng 19,1 triệu học sinh sinh viên tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ 97,8% tổng số học sinh sinh viên trên toàn quốc.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả chi phí khám chữa bệnh cho hơn 4,05 triệu lượt học sinh sinh viên, tăng 1,8%; trong đó có 517 trường hợp học sinh sinh viên mắc các bệnh hiểm nghèo như suy thận, ung thư, tim mạch được chi trả số tiền lớn…

Trong 6 tháng đầu năm 2024, quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả chi phí khám chữa bệnh cho hơn 4,05 triệu lượt học sinh sinh viên, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tính đến năm học 2023-2024, đã có khoảng 19,1 triệu học sinh sinh viên tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ 97,8% tổng số học sinh sinh viên trên toàn quốc. 

Đáng chú ý, một số địa phương như Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên đã đạt tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tới 100% học sinh sinh viên. Điều này cho thấy chính sách bảo hiểm y tế ngày càng đi vào cuộc sống, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía phụ huynh và các em học sinh.

Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên ngày càng được mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao với các thủ tục thuận tiện, thông thoáng, được tiếp cận các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, chi phí lớn…

Nhìn vào kết quả thực hiện công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho học sinh sinh viên thời gian qua cho thấy, quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả cho rất nhiều bệnh nhân là học sinh sinh viên mắc các bệnh nan y, mạn tính như: suy thận, ung thư, tim mạch… với chi phí điều trị từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả chi phí khám chữa bệnh cho hơn 4,05 triệu lượt học sinh sinh viên, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, có 517 trường hợp học sinh sinh viên mắc các bệnh hiểm nghèo như suy thận, ung thư, tim mạch đã được bảo hiểm y tế thanh toán chi phí từ 100 triệu đến hơn 500 triệu đồng.

Điều này không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình các em mà còn giúp các em yên tâm điều trị và phục hồi sức khỏe.

Trên phạm vi cả nước, thống kê của cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho hay, trong 15 năm qua, quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả gần 1 triệu tỷ đồng cho khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Năm 2023, số chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ quỹ bảo hiểm y tế khoảng 123 nghìn tỷ đồng, gấp 8 lần so với năm 2009. Quỹ bảo hiểm y tế đã thực sự trở thành nguồn tài chính quan trọng, góp phần chăm lo sức khỏe nhân dân.

Cùng với đó, mức chi trả bảo hiểm y tế và danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật được quỹ bảo hiểm y tế chi trả ngày càng được mở rộng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh bảo hiểm y tế.

Nhiều loại thuốc đắt tiền, thuốc điều trị đích để chữa trị bệnh ung thư cũng được được đưa vào danh mục chi trả của bảo hiểm y tế. Các loại vật tư thay thế đắt tiền như khớp háng nhân tạo, stent động mạch… đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Gần đây nhất như trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Quốc Trình (19 tuổi, ở Thanh Hóa) mắc căn bệnh đặc biệt hiếm Pemphigus á u, sau hành trình 7 tháng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai được quỹ bảo hiểm y tế chi trả gần 800 triệu đồng, đã trở về với cuộc sống bình thường.

Ước tính đến đầu tháng 5/2024, số người tham gia bảo hiểm y tế cả nước trên 90,2 triệu người, tăng 0,02% so với cùng kỳ năm 2023.

Sau 15 năm triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm y tế ở Việt Nam đạt nhiều thành tựu quan trọng là nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đến nay hơn 93%; quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế được mở rộng; chất lượng khám chữa bệnh nâng lên; tỷ lệ hài lòng của người bệnh tăng cao, khảo sát cả nước trên 91%…

Từ ngày 1/7 thực hiện cải cách tiền lương đã có những thay đổi về mức đóng cũng như mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình, học sinh sinh viên.

Cụ thể, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình theo tháng như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Đối với học sinh, sinh viên mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30%, học sinh sinh viên tự đóng 70%).

Đối với học sinh, sinh viên mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30%, học sinh sinh viên tự đóng 70%).

Hiện nay, mức đóng bảo hiểm y tế được tính theo mức lương cơ sở. Người có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh mà chi phí khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở thì được bảo hiểm y tế trả 100% chi phí khám chữa bệnh theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Mức lương cơ sở đang áp dụng tại thời điểm này là 1,8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, theo Nghị quyết Nghị quyết 104/2023/QH15 bãi bỏ chế độ tiền lương tính theo mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2024.

Như vậy, kể từ thời điểm này, mức đóng bảo hiểm y tế và mức hưởng chi phí khám chữa bệnh có thể sẽ bị ảnh hưởng theo sự thay đổi của lương cơ sở.

Được biết, để tăng quyền lợi cho người bệnh bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đề xuất bổ sung quy định người bệnh được chẩn đoán xác định đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao được đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh có chuyên khoa thuộc cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn, hoặc một số trường hợp cấp dưới không đủ năng lực chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng quy định.

Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất quy định mức hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với một số trường hợp đặc thù không phải theo trình tự, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, phân cấp chuyên môn kỹ thuật liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Đề xuất này giúp người dân tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh, chi phí đi lại và chi phí đồng chi trả trong trường hợp phải tự đi khám, chữa bệnh vượt cấp.

Theo Bộ Y tế, giải pháp mở rộng phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế mang lại giá trị kinh tế lớn, tiết kiệm chi cho Quỹ bảo hiểm y tế.

Người bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm chi phí điều trị bệnh ở giai đoạn muộn, vì khi bệnh nặng kèm theo các biến chứng sẽ phải sử dụng thuốc phát minh, đặc trị, các kỹ thuật chẩn đoán, cận lâm sàng có chi phí cao.

Việc chẩn đoán và điều trị sớm còn giúp tiết kiệm ngân sách chi cho hoạt động phòng bệnh và chi phí để giải quyết các vấn đề sức khỏe, xã hội.

Đối với người dân, giải pháp mở rộng chẩn đoán và điều trị sớm một số bệnh giúp tăng khả năng bảo đảm tài chính cho người dân nhờ phát hiện và điều trị sớm, giúp tiết kiệm chi phí điều trị, đi lại, tạm trú so với khi bệnh nặng, giảm chi phí đồng chi trả của người bệnh.

Đối với trẻ em dưới 6 tuổi suy dinh dưỡng cấp tính nặng, việc thanh toán bảo hiểm y tế cho chế phẩm dinh dưỡng đặc biệt sẽ giúp giảm bớt gánh nặng về kinh tế, do người bị suy dinh dưỡng nặng cấp tính bị suy giảm khả năng lao động trong tương lai.

Theo thống kê, năm 2023, chi phí điều trị cho 6 nhóm bệnh ung thư thường gặp (ung thư vú, phổi, gan, đại tràng, dạ dày, tiền liệt tuyến) từ Quỹ bảo hiểm y tế là 6.186 tỷ đồng.

Riêng với bệnh đái tháo đường type 2, năm 2023, có hơn 15.500.000 lượt khám, chữa bệnh với chi phí lên đến 6.766 tỷ đồng, chiếm 5,6% tổng chi của Quỹ. Còn với bệnh tăng huyết áp, năm 2023, có gần 23 triệu lượt khám, chữa bệnh với chi phí 6.015 tỷ đồng, chiếm 4,9% tổng chi của quỹ.

Bộ Y tế cho rằng, nếu sàng lọc tiểu đường type 2 sẽ tiết kiệm được cho Quỹ bảo hiểm y tế trung bình 162,3 tỷ đồng/năm trong 10 năm đầu tiên triển khai. Sau 10 năm triển khai, sẽ tiết kiệm được trung bình 162 tỷ đồng/năm.

Với sàng lọc tăng huyết áp, chi phí cần chi trả trung bình là 88 tỷ đồng/năm trong 10 năm đầu tiên triển khai sàng lọc cho người từ 18 tuổi trở lên. Sau 10 năm triển khai, sẽ tiết kiệm được trung bình 1.216 tỷ đồng/năm.

Với sàng lọc ung thư vú, Bộ Y tế cho biết, mức chi trả trung bình 2.100 – 5.000 tỷ đồng/năm tùy thuộc phương pháp sàng lọc. Tuy nhiên, chi phí này sẽ giảm đi đáng kể nếu giới hạn nhóm tuổi phụ nữ được sàng lọc.

Nguồn: https://baodautu.vn/nhieu-hoc-sinh-sinh-vien-mac-benh-hiem-ngheo-duoc-chi-tra-bao-hiem-y-te-so-tien-lon-d224345.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Hội LHPN Hưng Yên thực hiện hiệu quả chương trình ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội

Những năm qua, Hội LHPN tỉnh Hưng Yên thực hiện có hiệu quả hoạt động ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho vay vốn đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng...

Giữ gìn thương hiệu gà Ðông Tảo

Hưng Yên là mảnh đất mang trong mình nhiều di tích lịch sử - văn hóa, bên cạnh đó là cả thế giới ẩm thực với nhiều sản vật nổi tiếng như nhãn lồng, bánh răng bừa, tương Bần… Gà Ðông Tảo cũng là thứ đặc sản không thể bỏ qua khi nhắc đến nơi này. Gà Ðông Tảo hay được gọi với cái tên “gà tiến vua”, xuất xứ từ làng Ðông Tảo, huyện Khoái Châu. Từ xa...

ĐH Bách khoa Hà Nội tăng gần 1.000 chỉ tiêu xét điểm thi đánh giá tư duy

Sáng 15/1, ĐH Bách khoa Hà Nội công bố đề án tuyển sinh năm 2025. Dự kiến, nhà trường vẫn giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh với gần 9.700 chỉ tiêu, gồm xét tuyển tài năng (20%), xét theo điểm thi đánh giá tư duy (40%), xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 (40%). So với năm 2024, ĐH Bách khoa Hà Nội giảm khoảng 10% chỉ tiêu xét từ điểm thi tốt nghiệp THPT để dành...

Giá heo hơi hôm nay 15/1/2025: Biến động trái chiều

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (15/1/2025) tại khu vực miền Bắc bất ngờ quay đầu giảm 1.000 đồng/kg tại các tỉnh thành như Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Mức giá bình quân được đưa mốc 69.000 đồng/kg, thấp nhất là 68.000 đồng và cao nhất là 70.000 đồng. Trong đó, các tỉnh như Thái Bình, Tuyên Quang giữ giá heo hơi cao nhất cả nước với 70.000 đồng/kg. Khu vực miền Trung...

Thái Bình thu hút dự án đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có thế mạnh

(MPI) – Ngày 13/01/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 83/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xây dựng lộ trình tổ chức triển...

Cùng chuyên mục

Hội LHPN Hưng Yên thực hiện hiệu quả chương trình ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội

Những năm qua, Hội LHPN tỉnh Hưng Yên thực hiện có hiệu quả hoạt động ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho vay vốn đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng...

ĐH Bách khoa Hà Nội tăng gần 1.000 chỉ tiêu xét điểm thi đánh giá tư duy

Sáng 15/1, ĐH Bách khoa Hà Nội công bố đề án tuyển sinh năm 2025. Dự kiến, nhà trường vẫn giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh với gần 9.700 chỉ tiêu, gồm xét tuyển tài năng (20%), xét theo điểm thi đánh giá tư duy (40%), xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 (40%). So với năm 2024, ĐH Bách khoa Hà Nội giảm khoảng 10% chỉ tiêu xét từ điểm thi tốt nghiệp THPT để dành...

Giá heo hơi hôm nay 15/1/2025: Biến động trái chiều

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (15/1/2025) tại khu vực miền Bắc bất ngờ quay đầu giảm 1.000 đồng/kg tại các tỉnh thành như Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Mức giá bình quân được đưa mốc 69.000 đồng/kg, thấp nhất là 68.000 đồng và cao nhất là 70.000 đồng. Trong đó, các tỉnh như Thái Bình, Tuyên Quang giữ giá heo hơi cao nhất cả nước với 70.000 đồng/kg. Khu vực miền Trung...

Thái Bình thu hút dự án đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có thế mạnh

(MPI) – Ngày 13/01/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 83/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xây dựng lộ trình tổ chức triển...

Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp

Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệpTại Quyết định phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng các huyện Cẩm Giàng, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Nam Sách, Gia Lộc tỉnh Hải Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng một số khu, cụm công nghiệp. Giảm 3 cụm công nghiệp tại huyện Cẩm Giàng Là một phần thuộc vùng phía Tây của...

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao năm 2024, mở đường năm 2025 nhiều tích cực

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng Theo số liệu công bố mới đây của Tổng cục Thống kê, quý IV/2024, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng này được đánh giá chỉ thấp hơn quý IV các năm 2017, 2018 trong giai đoạn 2011-2024 , duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%). Tính...

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Ngày 13/1, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội (Hà Nội), Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KHCN, ĐMST và CĐS) quốc gia. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu ở các Đảng ủy trực thuộc Trung ương; các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ở Trung ương, Ban cán...

Petrovietnam chung tay hỗ trợ Tết vì người nghèo tại huyện Kim Động

Petrovietnam chung tay hỗ trợ Tết vì người nghèo tại huyện Kim Động Tham dự chương trình về phía chính quyền địa phương có ông Trần Quốc Toản, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên; ông Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hưng Yên, cùng các lãnh đạo tỉnh Hưng Yên; huyện Kim Động và đại diện các gia đình chính...

Phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Ngày 12/1, tại Trụ sở Chính phủ (Thành phố Hà Nội), Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo Trung ương) tổ chức họp phiên thứ 2 nhằm đánh giá tình hình, kết quả triển khai công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trong thời gian qua; triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới. Phiên họp được tổ chức theo hình thức...

Phải cập nhật hằng ngày kết quả xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Hội nghị được tổ chức trực tuyến 4 cấp, từ đầu cầu trụ sở Chính phủ trực tuyến tới hơn 8.600 điểm cầu tại 63 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; các quận, huyện, thị xã, TP và các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc. Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan...

Tin nổi bật

Tin mới nhất