Powered by Techcity

Nâng tầm giá trị nông sản địa phương

Trước đây, giới trẻ ở nông thôn luôn có khát vọng thoát ly khỏi xóm làng lên thành phố lập nghiệp. Thế nhưng ngày nay, nhiều bạn trẻ ở xứ Nhãn gắn bó với mảnh đất quê nhà, tìm những lối đi riêng góp phần nâng tầm giá trị nông sản, làm giàu cho quê hương.

b9759930b6f164af3de0,16542123.jpg
Công nhân sản xuất long nhãn tại Công ty TNHH sản xuất – thương mại và xuất khẩu nông sản Việt Vinagri

Tỉnh Hưng Yên là địa phương có nhiều nông sản phong phú như: Nhãn lồng, hạt sen, mật ong, các loại cây dược liệu như cúc hoa, cỏ ngọt… Thời gian gần đây, người tiêu dùng trong tỉnh không còn xa lạ với các thương hiệu như: Long nhãn sấy điện; long nhãn ôm sen của Công ty TNHH sản xuất – thương mại và xuất khẩu nông sản Việt Vinagri (Khoái Châu); Trà hoa cúc, trà hoa nhài, trà hoa hồng, trà cỏ ngọt của  Công ty TNHH Econashine (Văn Lâm)… Đây đều là những doanh nghiệp do các bạn trẻ khởi nghiệp và thực hiện thành công.

Câu chuyện bỏ phố về quê của Trần Minh Đức ở thôn Đa Hòa, xã Bình Minh (Khoái Châu) khiến nhiều người ngạc nhiên. Tốt nghiệp Đại học Kinh doanh và Công nghệ, anh Đức từng có công việc ổn định tại một doanh nghiệp xây dựng ở Thủ đô Hà Nội, thế nhưng anh lại quyết định về quê lập nghiệp từ nông sản. Anh bảo, nguồn nguyên liệu nhãn ở địa phương rất nhiều nhưng nông dân chủ yếu bán quả tươi, giá cả bấp bênh, tiêu thụ khó khăn khi vào mùa vụ thu hoạch. Vì vậy, anh quyết định về quê khởi nghiệp, chế biến quả nhãn tươi thành những sản phẩm mới, có thời gian bảo quản lâu hơn.

Sau nhiều lần đi tham khảo các cơ sở sản xuất, chế biến long nhãn trong tỉnh, tháng 7/2021, anh Đức thành lập Công ty TNHH sản xuất – thương mại và xuất khẩu nông sản Việt Vinagri có trụ ở chính ở xã Bình Minh (Khoái Châu) và cơ sở sản xuất tại xã Minh Phượng (Tiên Lữ), đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị, máy móc chế biến long nhãn sấy.

Để bảo đảm chất lượng sản phẩm, công ty chỉ nhập nguyên liệu nhãn Hương Chi được trồng ở những vùng sản xuất theo quy trình VietGAP trong tỉnh và chế biến theo quy trình khép kín. Nhãn tươi nhập về được chọn lọc kỹ càng để loại bỏ những quả hỏng, sau đó đưa vào rửa sạch bằng máy. Lao động bóc long phải khử khuẩn tay, mặc trang phục bảo hộ và đeo khẩu trang trước khi vào làm việc ở phòng kín, có điều hòa nhiệt độ. Khác với chế biến long nhãn theo quy trình truyền thống, anh Đức tìm hiểu các phương pháp sấy hiện đại thay thế cho phương pháp sấy bằng lò than. Long nhãn bóc xong được đưa vào máy sấy điện, sấy trong khoảng 14 – 16h. Sau khi sấy xong, sản phẩm được để nguội và bảo quản trong phòng lạnh. Hiện nay, công ty sản xuất 2 sản phẩm chủ lực là: Long nhãn sấy và Long nhãn ôm sen. Vị ngọt, dẻo thơm của long nhãn kết hợp với vị bùi, giòn, xốp của hạt sen giúp người dùng cảm nhận đầy đủ hương vị của mảnh đất Phố Hiến.

Anh Trần Minh Đức cho biết: Vụ nhãn năm nay, Công ty dự kiến thu mua 50 – 55 tấn nhãn quả tươi, sản xuất 4,5 – 5 tấn long nhãn sấy và long nhãn ôm sen thành phẩm. Năm 2022, cả 2 sản phẩm này của công ty đã được UBND tỉnh chứng nhận đạt OCOP 4 sao. Sản phẩm được đóng hộp 100g hoặc 250g và bán với giá 100.000 đồng/hộp long nhãn sấy 250g; 150.000 đồng/hộp long nhãn ôm sen, cao hơn gấp 2 – 3 lần so với long nhãn sấy truyền thống. Không chỉ được khách hàng ở trong nước tin dùng và đánh giá cao về chất lượng, các sản phẩm của công ty còn được xuất khẩu đi Trung Quốc, Hàn Quốc.

Còn với cử nhân 9x Trường Đại học Dược Hà Nội, Nguyễn Thị Hội, xã Lạc Đạo (Văn Lâm) rời Hà Nội về quê để khởi nghiệp từ các loại dược liệu trồng tại địa phương. Tháng 12/2018, chị Hội quyết định thành lập Công ty TNHH Econashine và đầu tư xưởng sản xuất để liên kết tiêu thụ, chế biến một số loại trà dược liệu cao cấp như: Trà hoa cúc, trà hoa hồng, trà hoa nhài, trà cỏ ngọt… Nguyên liệu hoa cúc, hoa hồng, cỏ ngọt để sản xuất những sản phẩm trà này được trồng trong tỉnh, sau khi thu hoạch được sơ chế sạch. Đặc biệt, khác với các hộ chế biến dược liệu truyền thống tại địa phương thường sử dụng phương pháp sấy nhiệt (chủ yếu là dùng lò than), chị Hội sử dụng phương pháp sấy lạnh để sấy khô các loại trà dược liệu. Công nghệ này đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, tuy nhiên có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp sấy truyền thống như: Giữ được màu sắc, dinh dưỡng của nguyên liệu; không bụi bẩn, không phụ thuộc thời tiết; không bị nhiễm khói như sấy bằng chất đốt, không gây ô nhiễm môi trường; sản phẩm bảo quản được lâu hơn; thời gian sấy nhanh hơn. Bên cạnh đó, mẫu mã, bao bì được công ty đầu tư kỹ lưỡng. Các sản phẩm trà dược liệu cao cấp của công ty được đóng gói đẹp mắt trong hộp thủy tinh hoặc bao gói và có dán tem, nhãn, mác nên khách hàng tin tưởng. Mỗi năm, chị Hội sản xuất khoảng 2 tấn các loại trà dược liệu cao cấp thành phẩm. Với chất lượng, mẫu mã sản phẩm vượt trội, sản phẩm trà hoa cúc của chị Hội được bán ra thị trường với giá 145.000 – 150.000 đồng/38g (tương đương khoảng 3,8 triệu đồng/kg), cao hơn gấp 4 – 5 lần so với hoa cúc sấy khô truyền thống.

Để tiêu thụ sản phẩm, chị Hội đẩy mạnh quảng bá bằng hình thức bán hàng online và lập website bán hàng trực tuyến. Hình thức bán hàng “hợp thời” này đã giúp sản phẩm của chị nhanh chóng tiếp cận nhiều khách hàng và tiêu thụ sản phẩm thuận lợi.

Với tư duy nhạy bén, năng động, sáng tạo, nhiều người trẻ xứ Nhãn đã có những lối đi riêng, từng bước nâng tầm giá trị nông sản địa phương. Đây là con đường dài nhiều khó khăn, thử thách thế nhưng với nhiệt huyết, sáng tạo và quyết tâm những người trẻ tạo được thành công riêng.


Hương Giang



Nguồn

Cùng chủ đề

Triển khai công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2025

Ngày 8/11, tại thành phố Tuyên Quang (Tuyên Quang), Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo (TTBĐ) giữa Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 6 tỉnh: Tuyên Quang, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đến dự...

Xã Cửu Cao đón bằng công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

Ngày 8/11, xã Cửu Cao (Văn Giang) tổ chức lễ đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh; Lê Văn Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Văn Giang.  Từ năm 2011 đến nay, xã Cửu Cao đã huy động trên...

Hỗ trợ phát triển thương hiệu đối với 15 sản phẩm chủ lực của tỉnh

Ngày 8/11, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, Sở Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết Đề án Tiếp tục phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án).  Sau 4 năm triển khai, Đề án đã hoàn thành mục tiêu hỗ trợ phát triển thương hiệu đối với 15 sản phẩm chủ lực của tỉnh gồm: Nhãn lồng Hưng Yên;...

120 tác phẩm mới tham gia Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024

Hơn 140 tiết mục âm nhạc, trong đó có 120 tác phẩm mới sáng tác và hơn 20 nghệ sĩ sẽ đua tài biểu diễn thanh nhạc và độc tấu nhạc cụ tại Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024, diễn ra tại TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho biết, Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 do Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình...

Chuyển đổi số lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và đòi hỏi khách quan của sự phát triển trong thời đại ngày nay. Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp các ngành, đơn vị liên quan triển khai các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực quản lý của ngành như: Cải cách hành chính, thư viện, bảo tàng, bảo tồn,...

Cùng tác giả

Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế

Chiều ngày 8/11, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và...

Họp Quốc hội: Bảo đảm tính khả thi của các chỉ tiêu phòng, chống ma túy

Chiều 8/11, thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các đại biểu đồng tình với sự cần thiết phải ban hành Chương trình bởi tác hại của ma túy đối với xã hội và sức khỏe của người dân. Về nguồn vốn thực hiện Chương trình, Chính phủ đang đề xuất tổng số vốn thực hiện gần 22.500 tỷ đồng. Theo đại biểu Cao Thị Xuân...

Triển khai công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2025

Ngày 8/11, tại thành phố Tuyên Quang (Tuyên Quang), Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo (TTBĐ) giữa Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy 6 tỉnh: Tuyên Quang, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Nghệ An năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đến dự...

Xã Cửu Cao đón bằng công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

Ngày 8/11, xã Cửu Cao (Văn Giang) tổ chức lễ đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh; Lê Văn Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Văn Giang.  Từ năm 2011 đến nay, xã Cửu Cao đã huy động trên...

Hỗ trợ phát triển thương hiệu đối với 15 sản phẩm chủ lực của tỉnh

Ngày 8/11, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, Sở Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết Đề án Tiếp tục phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án).  Sau 4 năm triển khai, Đề án đã hoàn thành mục tiêu hỗ trợ phát triển thương hiệu đối với 15 sản phẩm chủ lực của tỉnh gồm: Nhãn lồng Hưng Yên;...

Cùng chuyên mục

Xã Cửu Cao đón bằng công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

Ngày 8/11, xã Cửu Cao (Văn Giang) tổ chức lễ đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh; Lê Văn Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Văn Giang.  Từ năm 2011 đến nay, xã Cửu Cao đã huy động trên...

Hỗ trợ phát triển thương hiệu đối với 15 sản phẩm chủ lực của tỉnh

Ngày 8/11, tại Trung tâm Thông tin – Hội nghị tỉnh, Sở Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết Đề án Tiếp tục phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án).  Sau 4 năm triển khai, Đề án đã hoàn thành mục tiêu hỗ trợ phát triển thương hiệu đối với 15 sản phẩm chủ lực của tỉnh gồm: Nhãn lồng Hưng Yên;...

Xây dựng chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp gắn với phát triển kinh tế

Để giúp hội viên nông dân chuyển đổi phương thức sản xuất từ nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung theo chuỗi giá trị, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã đẩy mạnh thành lập các chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp (chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp). Đến nay, trong tỉnh đã có nhiều mô hình chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp...

Hội thảo giới thiệu một số mô hình, kết quả nghiên cứu có tiềm năng ứng dụng

Ngày 5/11, tại xã Phan Sào Nam (Phù Cừ), Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội thảo giới thiệu một số mô hình, kết quả nghiên cứu có tiềm năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh.  Tại hội thảo, các đại biểu được giới thiệu về: Một số kết quả nghiên cứu trên cây vải trứng Hưng Yên giai đoạn 2018-2023; kết quả nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ vi...

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý các Quỹ tín dụng nhân dân

Ngày 4/11, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hưng Yên tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn các huyện: Khoái Châu, Văn Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm và thị xã Mỹ Hào. Gần 100 học viên tham gia lớp bồi dưỡng được phổ biến, truyền đạt các nội dung như: Các chính sách, quy...

Gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới

Đến nay, 17/17 bộ, ngành Trung ương ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 211/QĐ-TTg. Chính phủ cho biết để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay,...

Thu gom pin thải – Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

Nhằm hạn chế tình trạng người dân bỏ pin thải chung với rác thải sinh hoạt, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, năm 2023, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh chỉ đạo các cơ sở hội tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và Nhân dân thu gom pin thải đã qua sử dụng bỏ vào thùng đựng pin thải, phối hợp mang đi xử lý đúng nơi...

Vào vụ thu hoạch củ niễng

Vào mỗi dịp cuối thu, đầu đông là lúc người dân phường Hồng Châu (thành phố Hưng Yên) bước vào vụ thu hoạch niễng. Hiện nay, phường Hồng Châu có hơn 17 héc-ta với khoảng 150 hộ trồng niễng. Thị trường tiêu thụ thuận lợi, cây niễng đã trở thành cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế khá cho người dân địa phương. Theo các hộ trồng niễng ở phường Hồng Châu, niễng là giống cây ưa nước, thích...

Tập huấn về quản lý, sử dụng phương tiện đo và kiểm tra chất lượng trong kinh doanh xăng, dầu

Ngày 31/10, tại thị xã Mỹ Hào, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ) tổ chức hội nghị tập huấn các văn bản của pháp luật về quản lý, sử dụng phương tiện đo và kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trên thị trường trong hoạt động kinh doanh xăng, dầu. Đối tượng tham dự tập huấn là cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà...

Chuối xanh khan hiếm, tăng giá

Bão số 3 và ngập lụt đã gây thiệt hại nặng nề đối với người trồng chuối ở Hưng Yên. Hàng nghìn héc-ta chuối tại các địa phương trong tỉnh bị “xóa sổ”. Nguồn cung bị đứt gãy cùng với việc khôi phục sản xuất của nông dân gặp nhiều khó khăn khiến mặt hàng chuối xanh khan hiếm và giá bán tăng mạnh. Thành phố Hưng Yên có khoảng 560 héc-ta trồng chuối, với sản lượng gần 40 nghìn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất