Powered by Techcity

Kinh tế 2024 về đích ấn tượng, mở ra hành trình của kỷ nguyên vươn mình

Biến điều tưởng như không thể thành có thể

Ít ngày nữa, “chuyến tàu kinh tế 2024” sẽ về đích. Dù đối mặt với muôn vàn thách thức, kinh tế Việt Nam đã về đích ấn tượng: tăng trưởng GDP đạt trên 7%; đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu; thu hút gần 40 tỷ USD vốn FDI và vốn thực hiện đạt mức cao…

Sức khoẻ tổng thể nền kinh tế đã hồi phục mạnh mẽ, thể hiện qua thu ngân sách nhà nước. Chỉ tính riêng số thu ngân sách do ngành thuế quản lý đã lên tới hơn 1,7 triệu tỷ đồng, đạt 116% dự toán (tính tới 18/12). Ước thực hiện cả năm 2024, tổng thu do cơ quan thuế quản lý vượt khoảng 245.588 tỷ đồng so với dự toán, bằng 113,7% so với thực hiện năm 2023.

Điểm nhấn đáng chú ý khác của năm 2024 là những công trình hạ tầng trọng điểm lần lượt về đích với tinh thần thi công “vượt nắng thắng mưa”, điển hình như dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) – Phố Nối (Hưng Yên).

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi, động viên lực lượng thi công Trạm biến áp 500 kV Thanh Hóa ở xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dưới dự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, công trình đã vận hành với tiến độ “thần tốc”, còn chất lượng đã được thử thách khi trụ vững qua cơn bão Yagi.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nhận định việc hoàn thành dự án như một hình mẫu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, chống lãng phí. Đường dây truyền tải 500kV Quảng Trạch – Phố Nối đưa vào hoạt động đã mang lại lợi ích rất lớn về cả kinh tế, cả cơ hội cho phát triển sản xuất, kinh doanh.

Vượt qua phạm vi của một dự án trọng điểm ngành điện, đường dây 500kV mạch 3 là minh chứng cho tinh thần “biến điều không thể thành có thể”, “chỉ bàn làm không bàn lùi” mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn luôn nhấn mạnh trong những chỉ đạo điều hành xuyên suốt cả năm 2024.

Năm 2024, Thủ tướng chỉ đạo tổ chức phát động và thực hiện tốt đợt thi đua “500 ngày đêm quyết tâm cao, nỗ lực lớn, thi đua hoàn thành thắng lợi các dự án đường bộ cao tốc”.

Loạt dự án cao tốc đã được khởi công, hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm nay như dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh, Hữu Nghị – Chi Lăng, mở rộng Nhà ga T2 – Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài; đưa vào khai thác đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt, Cam Lâm – Vĩnh Hảo, nâng tổng số lên hơn 2.000km đường bộ cao tốc đưa vào khai thác.

Theo Bộ Giao thông vận tải, dự án đường cao tốc bắc-nam phía đông (giai đoạn I) đã được nối thông, nâng tổng chiều dài đường bộ cao tốc trên cả nước lên 2.021 km.

Tổng số dự án đường bộ cao tốc đang được triển khai thi công khoảng 1.700 km trên khắp mọi miền đất nước, từ các dự án cao tốc thuộc trục Bắc – Nam, các dự án kết nối theo trục Đông – Tây, kết nối khu vực Tây Bắc, khu vực Tây Nguyên, kết nối các khu vực, kết nối 48 tỉnh, thành phố. Trong đó, có khoảng 1.200 km dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025, nâng tổng số km đường bộ cao tốc cả nước lên trên 3.000 km.

Tiếp nối những thành tựu của năm 2024, những mục tiêu đặt ra cho năm 2025 cũng ở mức rất cao. Trong đó, có mục tiêu tăng trưởng hai con số, tức là trên 10%. Trong công điện mới nhất, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, xây dựng kịch bản tăng trưởng GDP năm 2025 phấn đấu ở mức hai con số.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 28/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng nếu cứ tăng trưởng bình bình 6,5-7% trong những năm tới sẽ không đạt được hai mục tiêu 100 năm (mục tiêu 100 năm thành lập Đảng, 100 năm thành lập nước).

Muốn đưa đất nước tiến lên vị thế mới, thành nước thu nhập cao vào năm 2045, tăng trưởng hai con số gần như là bắt buộc. Bởi, nhiều bài học từ các quốc gia cho thấy họ đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình vì tăng trưởng đều đều.

Đó là điều TS Nguyễn Văn Đáng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, khuyến cáo để Việt Nam phải vươn lên để bứt phá chứ không thể bình bình, tịnh tiến từ từ.

“Chúng ta có thể tăng GDP bình quân đầu người lên 8.000-9.000 USD nhưng không thể bứt qua được 10.000 USD, tức là chỉ ở mức nước thu nhập trung bình cao chứ không thể gia nhập nhóm các nước phát triển với GDP bình quân đầu người trên 13.000 USD, chỉ số phát triển con người phải vượt 0,8. Đấy là thách thức”, ông Đáng phân tích.

Đặt nền móng cho tăng trưởng 10% trở lên

Muốn tăng trưởng hai con số, những nền móng cho mục tiêu này cần được xây dựng. Và thực tế, năm 2024, ngoài những thành tích được “đo đếm” qua những con số kể trên, hoạt động của Chính phủ còn ghi dấu ấn với nhiều phần việc quan trọng khác.

Đó là đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế; chống lãng phí; tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy theo chỉ đạo của Đảng; khởi động những công trình thế kỷ như đường sắt tốc độ cao, tái khởi động điện hạt nhân… Đây chính là các bước chuẩn bị chủ động cho một “kỷ nguyên vươn mình”.

Dự án đường sắt tốc độ cao đã được Quốc hội thông qua.

Như chia sẻ của TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nếu chúng ta không chuẩn bị đầy đủ về tư duy, về thái độ, về những điều kiện, nguồn lực thì có khi chúng ta lại biến thông điệp đó thành một mơ ước, thành mộng tưởng.

Dành sự quan tâm đặc biệt đến thể chế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thể chế là nguồn lực, động lực phát triển; đầu tư cho thể chế là đầu tư cho sự phát triển. Thể chế phù hợp sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển, ngược lại thể chế không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển. Hoàn thiện thể chế sẽ góp phần đắc lực thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo lãnh đạo Chính phủ, thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, sức sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt là thực hiện mục tiêu tăng trưởng hai con số trong những năm tới để đạt được hai mục tiêu 100 năm.

Các ngành kinh tế cũng phải chủ động hành động để hướng tới mục tiêu này. Từ góc độ ngành Công Thương, nhắc đến con số tăng trưởng GDP hai con số, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu lĩnh vực công nghiệp phải tăng trưởng 12-13%.

Năm 2024, lĩnh vực Công nghiệp đã tăng trưởng khoảng 8,4% trên nền thấp của năm trước, nhưng sang năm 2025, ngành này phải đạt mức tăng trưởng gấp rưỡi hiện tại.

“Đó là một thách thức ghê gớm, đòi hỏi chúng ta phải thực sự đột phá trong tư duy và quyết liệt trong hành động”, Bộ trưởng Công Thương nhấn mạnh.

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, lưu ý, tháo gỡ điểm nghẽn thể chế và bỏ tư duy “không quản được thì cấm” là chìa khoá. Ông cũng cho rằng cần thúc đẩy khu vực doanh nghiệp tư nhân – hiện chỉ chiếm 10% GDP – thành động lực quan trọng của nền kinh tế. 

“Muốn đất nước vươn mình, tăng trưởng kinh tế cao lên và nền kinh tế độc lập, tự chủ thì phải phát triển được đội ngũ doanh nhân Việt Nam và đội ngũ nghiên cứu khoa học, công nghệ. Họ gắn bó hữu cơ, không tách rời nhau.

Nếu không có công nghệ, không có năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ và không có lực lượng doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh thì không thể có nền kinh tế độc lập, tự chủ”, TS Nguyễn Đình Cung khẳng định.

Vietnamnet.vn

Nguồn:https://vietnamnet.vn/kinh-te-2024-ve-dich-hanh-trinh-moi-vao-ky-nguyen-vuon-minh-2357565.html

Cùng chủ đề

Quy mô kinh tế Việt Nam sắp vượt Singapore, lên thu nhập trung bình cao năm 2025?

GDP sẽ vượt Singapore vào năm 2029 Báo cáo của Trung tâm dự báo, phân tích kinh tế độc lập CEBR của Anh cho thấy, quy mô GDP của Việt Nam năm 2024 đạt 450 tỷ USD, tăng một bậc so với năm trước, lên thứ 34 trên thế giới và sẽ vượt Singapore vào năm 2029. Khi đó GDP của Việt Nam được dự báo lên mức 676 tỷ USD, trong khi Singapore là 656 tỷ USD. Theo CEBR, kinh tế của Việt Nam...

Kinh tế 2024: Nhiều kỷ lục, ‘đại bàng’ tỷ USD dọn ổ dù thận trọng bao trùm

Lời tòa soạn: Năm 2024 chứng kiến nhiều biến động của tình hình kinh tế chính trị thế giới. Ở trong nước, nền kinh tế Việt Nam đã “vượt ngàn chông gai” để về đích với những con số ấn tượng về tăng trưởng, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài,… Cùng với cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, đường sắt tốc độ cao, điện hạt nhân… nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tạo đà vững...

Cùng tác giả

Khối thi đua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức hội, đoàn thể tỉnh tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm...

Ngày 30/12, tại trụ sở Hội Nông dân tỉnh, Khối thi đua Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức hội, đoàn thể tỉnh (Khối thi đua) tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.  Trong năm 2024, Khối thi đua đã bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, phối hợp với các ban, sở, ngành tỉnh đẩy mạnh thực hiện các cuộc...

Cục Thuế tỉnh: 11 khoản thu vượt dự toán HĐND tỉnh giao

Ngày 30/12, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Lê Huy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Năm 2024, ngành Thuế tỉnh tham mưu UBND tỉnh và triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, góp phần mang lại kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh...

Ngành Giao thông vận tải triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 30/12, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Dự hội nghị tại điểm cầu Hưng Yên có đồng chí Nguyễn Hùng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh... Năm 2024, Bộ GTVT được Thủ tướng Chính phủ giao...

Hội nghị lần thứ 35 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX

Ngày 30/12, tại Trụ sở Tỉnh ủy, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh khóa XIX tổ chức hội nghị lần thứ 35. Các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Quốc Toản, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Quốc Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị các đồng chí Ủy viên Ban Thường...

Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Ngày 26/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 66-CT/TU về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Nội dung như sau: Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025 (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 40-CT/TW); để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ Nhân dân vui xuân, đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ vui...

Cùng chuyên mục

Khối thi đua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức hội, đoàn thể tỉnh tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm...

Ngày 30/12, tại trụ sở Hội Nông dân tỉnh, Khối thi đua Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức hội, đoàn thể tỉnh (Khối thi đua) tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.  Trong năm 2024, Khối thi đua đã bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, phối hợp với các ban, sở, ngành tỉnh đẩy mạnh thực hiện các cuộc...

Hội nghị lần thứ 35 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX

Ngày 30/12, tại Trụ sở Tỉnh ủy, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh khóa XIX tổ chức hội nghị lần thứ 35. Các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Quốc Toản, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Quốc Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị các đồng chí Ủy viên Ban Thường...

Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Ngày 26/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 66-CT/TU về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Nội dung như sau: Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025 (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 40-CT/TW); để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ Nhân dân vui xuân, đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ vui...

Trân trọng, nhớ ơn Đại tướng Nguyễn Quyết

Ngày 23/12/2024, đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết, người con của xã Chính Nghĩa (Kim Động), nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã từ trần. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Đại tướng Nguyễn Quyết là một cán bộ, đảng viên tiên phong, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, luôn đặt lợi ích chung của Đảng,...

Dự báo thời điểm quy mô GDP của Việt Nam vượt Singapore, đất nước hình chữ S hưởng lợi nhờ điều gì?

Năm 2024, quy mô nền kinh tế Việt Nam theo giá hiện hành đạt khoảng 450 tỷ USD. (Ảnh: Gia Thành) Báo cáo đánh giá, nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi từ việc nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Thực tế, trong năm nay, hàng loạt “ông lớn” ngoại đã đến Việt Nam để tìm kiếm các cơ hội đầu tư, kinh doanh. Đơn cử như Tập đoàn Nvidia của tỷ phú Jensen...

Long trọng kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Lê Hữu Trác

Tối 27/12, tại thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tỉnh Hưng Yên, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban UNESCO Việt Nam tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh, đón Bằng vinh danh của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc và Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Khu Mộ - Khu lưu niệm...

Bưởi cảnh, quất mini xuống phố, hút khách mua chơi Tết sớm

TPO – Còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng không khí Tết đã bắt đầu xuất hiện trên các tuyến đường ở thành phố Vinh, Nghệ An. Những chậu bưởi cảnh trĩu quả, quất mini,… được các chủ vườn bày bán, phục vụ nhu cầu sắm Tết sớm của người dân. Hơn 1 tuần nay, anh Nguyễn Cảnh Dũng (chủ một điểm bán hoa, cây cảnh trên đường Lê Nin) đã vận chuyển...

Miền Bắc duy trì đà giảm

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (28/12/2024) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận quay đầu giảm tại một số tỉnh thành như Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương với giá 68.000 đồng/kg. Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, các tỉnh thành như Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên và Nam Định, Hà Nội, Bắc Giang và Thái Bình có giá heo...

Bản tin Mặt trận sáng 28/12

Công khai, minh bạch trong vận động, sử dụng các loại Quỹ Để đảm bảo công khai, minh bạch trong vận động, sử dụng các loại quỹ, hàng năm, MTTQ các cấp trên địa bàn TP Hà Nội đều tổ chức các đoàn đi kiểm tra công tác vận động, quản lý, sử dụng Quỹ “Vì Biển đảo Việt Nam” và các loại quỹ an sinh xã hội. (Xem chi tiết) Tuyên Quang: Huyện Sơn Dương tiếp tục cấp hơn 300...

Công viên Logistics Viettel sẵn sàng cho giai đoạn 2 tại Lạng Sơn và mở rộng ra các địa phương khác

Công viên Logistics Viettel sẵn sàng cho giai đoạn 2 tại Lạng Sơn và mở rộng ra các địa phương khácMới khai trương hơn 10 ngày, Công viên Logistics đã đạt kết quả ấn tượng. 90% diện tích văn phòng dịch vụ, 70% diện tích trung tâm nông sản và 40% kho bãi đã được các doanh nghiệp đăng ký thuê dài hạn. Ngày 11/12/2024, Công viên Logistics Viettel đã chính thức khai trương tại khu kinh tế cửa khẩu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất