Powered by Techcity

Khẩn trương ứng phó với siêu bão số 3 Yagi


Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, cường độ của bão số 3 (có tên gọi quốc tế là Yagi) có thể mạnh nhất trên Biển Đông trong 10 năm qua và được coi là một siêu bão với cường độ gió giật cấp 16 – 17, gây mưa lớn, ngập úng diện rộng.

Trạm bơm Tam Đô (Ân Thi) sẵn sàng bơm tiêu úng
Trạm bơm Tam Đô (Ân Thi) sẵn sàng bơm tiêu úng

Sáng 5/9, bão số 3 đã mạnh lên thành siêu bão, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, từ sáng 6/9, bão ảnh hưởng trực tiếp đến Vịnh Bắc Bộ với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 16; từ đêm 6/9, bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu vực Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta với sức gió mạnh nhất có thể đạt cấp 10-12, giật cấp 13-14 và ảnh hưởng sâu vào đất liền, khả năng bão gây gió mạnh và mưa lớn diện rộng trên đất liền. Bão số 3 được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp.

Để chủ động ứng phó với bão, mưa lũ, bảo vệ an toàn tính mạng của Nhân dân, hạn chế thiệt hại tài sản, sản xuất nông nghiệp, các ngành, địa phương và Nhân dân cần chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bão, mưa úng; đơn vị thủy lợi chủ động công tác trực gác, sẵn sàng bơm tiêu úng khi có mưa lớn xảy ra.

Trước diễn biến bão số 3 có khả năng gây gió giật mạnh, mưa to diện rộng và kéo dài, tình trạng ngập úng có thể xảy ra, các địa phương đã chỉ đạo đơn vị thủy lợi và nông dân chủ động tiêu thoát nước cho diện tích lúa. Đồng chí Bùi Quang Nam, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phù Cừ cho biết: Huyện tập trung chỉ đạo đơn vị thủy lợi và nông dân khẩn trương chỉ đạo tiêu nước đệm trên hệ thống sông trục và kênh mương nội đồng; khoanh vùng và ưu tiên bơm tiêu nhanh cho những diện tích lúa có nguy cơ bị ngập úng nặng. Đối với diện tích lúa đã đỏ đuôi và có kế hoạch trồng cây vụ đông, tiến hành gạn tháo hết nước trên ruộng. Diện tích lúa còn lại giữ đủ nước để lúa trỗ bông vào chắc thuận lợi, bảo đảm hiệu quả phòng trừ sâu bệnh.

Các địa phương có diện tích cây ăn quả đang khẩn trương khuyến cáo nông dân thu hoạch nhanh gọn những diện tích cây ăn quả đã đến kỳ thu hoạch như nhãn, ổi, mít, bưởi… để hạn chế thiệt hại của mưa, bão gây ra. Bà Nguyễn Thị Hạnh, nông dân xã Đông Ninh (Khoái Châu) cho biết: Để hạn chế ảnh hưởng của bão, từ ngày 4/9, tôi huy động các thành viên trong gia đình thực hiện chằng chống cho toàn bộ diện tích chuối, nhất là các vườn chuối đang ra hoa, phát triển quả; cắt bớt lá già, lá bị sâu bệnh để giảm sức cản khi có gió mạnh, hạn chế đổ gãy.

Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện Kim Động yêu cầu các trạm bơm trực 24/24h, chuẩn bị đầy đủ máy để chủ động xử lý mọi tình huống. Với diện tích lúa mùa trong giai đoạn trỗ bông, chín đỏ đuôi, nông dân đã chủ động khơi thông dòng chảy, chuẩn bị tốt cho việc tiêu úng khi có mưa lớn xảy ra. Cùng với đó, diện tích cây ăn quả như cam, bưởi, chuối… tập trung tại các xã như Ngọc Thanh, Đồng Thanh, Đức Hợp… nông dân đang khẩn trương thu hoạch những diện tích đã đến kỳ thu hoạch. Đối với diện tích trồng cam, nông dân chủ động chằng chống thân cây nhằm hạn chế tình trạng gió lớn làm gãy cành, những quả còn non được chằng buộc cẩn thận không để va đập mạnh dẫn đến rụng quả.

Nhằm phòng, chống úng cho sản xuất nông nghiệp, Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện Ân Thi đã cho vận hành các trạm bơm như: Bích Tràng, Trà Phương, Tam Đô, Cống Bún… để gạn tháo nước tại các tuyến kênh mương nội đồng. Đối với diện tích trồng rau màu vụ thu đông, tập trung chủ yếu tại các xã Đào Dương, Tiền Phong, Hồng Vân, Hạ Lễ… phòng Nông nghiệp và PTNT huyện khuyến cáo nông dân khẩn trương thu hoạch những cây trồng đã đến kỳ thu hoạch. Khơi thông dòng chảy tại các chân ruộng và làm luống cao với những diện tích gieo trồng mới.

Thời điểm này, các vườn nhãn trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành thu hoạch nhãn chính vụ, trà nhãn chín muộn tập trung chủ yếu tại huyện Khoái Châu đang vào thời kỳ thu hoạch rộ. Để giảm thiểu thiệt hại đối với diện tích nhãn muộn, nông dân huyện Khoái Châu đang khẩn trương chằng chống, cắt tỉa lá, cành nhằm tránh gẫy rụng quả khi mưa, gió to; mặt khác tập trung thu hoạch các diện tích nhãn đã chín.

 Nông dân huyện Khoái Châu khẩn trương thu hoạch nhãn trà muộn nhằm hạn chế ảnh hưởng của mưa bão
 Nông dân huyện Khoái Châu khẩn trương thu hoạch nhãn trà muộn nhằm hạn chế ảnh hưởng của mưa bão

Tại các công trình đang thi công, lồng bè nuôi thả thủy sản trên sông Hồng, sông Luộc cũng đang được thực hiện việc chằng buộc và sẵn sàng có phương án bảo vệ, tránh để xảy ra sự cố lớn, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão. Công ty Điện lực Hưng Yên chủ động phương án cấp điện cao nhất cho tất cả các trạm bơm tiêu thoát nước trong suốt thời gian có mưa bão.

Cùng với các biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão số 1 gây ra, sau ảnh hưởng của bão gây mưa lớn, ngập úng diện tích cây ăn quả, rau màu, lúa mùa, ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh đề nghị các địa phương cần tăng cường hướng dẫn nông dân tập trung chăm sóc, bảo vệ cây trồng bằng các biện pháp như: Khoanh vùng ưu tiên bơm tiêu nhanh đối với những diện tích lúa, rau màu và cây ăn quả nếu bị úng ngập, không được để úng ngập kéo dài. Đối với cây lúa, hướng dẫn nông dân dựng, buộc lại những diện tích lúa bị đổ (buộc từ 3-4 khóm với nhau để hạn chế lúa nảy mầm trên bông, đồng thời thuận lợi cho phòng trừ sâu bệnh) và giữ mực nước 5-7cm để lúa trỗ bông, làm hạt được tốt và bảo đảm công tác bảo vệ thực vật. Chủ động phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại như bạc lá – đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn và rầy nâu… Đối với cây rau màu, dọn sạch tàn dư thực vật, thân lá bị dập, nát do mưa bão; tiến hành trồng dặm bảo đảm mật độ và tận thu những diện tích rau màu bị ảnh hưởng. Khi hết mưa phải xới xáo phá váng ngay, khi cây trồng hồi phục mới tiến hành các biện pháp chăm sóc theo quy trình của từng cây. Chuẩn bị hạt giống rau màu sẵn sàng để gieo trồng lại khi điều kiện thời tiết thuận lợi. Đối với cây ăn quả, dọn sạch tàn dư cành lá, cây trồng bị đổ gãy. Tiến hành nèn đất, vun gốc cho những cây bị long gốc, sau đó có thể tưới thuốc trừ nấm hoặc các chế phẩm sinh học đối kháng nấm để hạn chế cây bị nấm bệnh xâm nhập. Trên diện tích bị úng, không được chăm bón bất kỳ loại phân bón nào cho cây, phải chờ cây hồi phục hẳn mới tiến hành các biện pháp chăm bón.

Cùng với triển khai các phương án bảo vệ sản xuất nông nghiệp, các địa phương cần chủ động các biện pháp ứng phó với siêu bão Yagi nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm; chỉ đạo bảo đảm an toàn công trình đê điều, an toàn giao thông, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp; phòng, chống ngập úng khu đô thị và khu công nghiệp. Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại khu vực trọng điểm xung yếu để sẵn sàng triển khai xử lý kịp thời các tình huống phát sinh trong bão, lũ.


Đào Ban





Nguồn: https://baohungyen.vn/khan-truong-ung-pho-voi-sieu-bao-so-3-yagi-3175186.html

Cùng chủ đề

Từ ngày 1.12, Hưng Yên giảm 22 đơn vị hành chính cấp xã

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1248/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, sau khi sắp xếp, tỉnh Hưng Yên có 139 ĐVHC cấp xã, gồm: 118 xã, 13 phường và 8 thị trấn, giảm 22 ĐVHC cấp xã.  Cụ thể, tại thành phố Hưng Yên, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân...

Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với Tổng Bí thư và Chủ tịch nước

Ông Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyển sinh hoạt từ Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Hưng Yên đến Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV thành phố Hà Nội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với Tổng Bí thư Tô Lâm...

Vào vụ thu hoạch củ niễng

Vào mỗi dịp cuối thu, đầu đông là lúc người dân phường Hồng Châu (thành phố Hưng Yên) bước vào vụ thu hoạch niễng. Hiện nay, phường Hồng Châu có hơn 17 héc-ta với khoảng 150 hộ trồng niễng. Thị trường tiêu thụ thuận lợi, cây niễng đã trở thành cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế khá cho người dân địa phương. Theo các hộ trồng niễng ở phường Hồng Châu, niễng là giống cây ưa nước, thích...

Đoàn kiểm tra của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm việc với Hội Nông dân tỉnh

Ngày 31/10, đoàn kiểm tra của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do đồng chí Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Hội Nông dân tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024. Tiếp và làm việc với đoàn kiểm tra có đồng chí Trần Quốc Toản, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh...

Hưng Yên: Hướng về cơ sở, giải quyết hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra 

Những năm qua, việc các đồng chí Tỉnh ủy viên đi công tác cơ sở và dự sinh hoạt chi bộ luôn được Ban Thường vụ Tỉnh ủy quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo. Đây cũng chính là phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng gần dân, sát việc, giúp cấp ủy viên cấp trên lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đảng viên, nắm chắc tình hình cơ sở. Qua đó giúp tăng cường sự lãnh đạo,...

Cùng tác giả

Miền Bắc phục hồi mốc 64.000 đồng, miền Trung thấp nhất cả nước

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 3/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 61.000 – 64.000 đồng/kg. Tuần qua, thị trường heo hơi ghi nhận biến động trái chiều. Trong đó, giá heo hơi đang có dấu hiệu hồi phục tại khu vực miền Bắc với sự trở lại của mốc 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc...

Tiếp sức đến trường 19 tỉnh phía Bắc: Thắp lên hy vọng để viết tiếp ước mơ

Tân sinh viên nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Những sinh viên vượt qua nghịch cảnh để vươn lên đến từ 19 tỉnh thành Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Lạng Sơn, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc. Tôi thực sự bất ngờ và hạnh...

Từ ngày 1.12, Hưng Yên giảm 22 đơn vị hành chính cấp xã

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1248/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, sau khi sắp xếp, tỉnh Hưng Yên có 139 ĐVHC cấp xã, gồm: 118 xã, 13 phường và 8 thị trấn, giảm 22 ĐVHC cấp xã.  Cụ thể, tại thành phố Hưng Yên, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân...

Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai- Quảng Ninh gần 184 nghìn tỷ đồng

Cục Đường sắt Việt Nam vừa có tờ trình gửi Bộ GTVT đề nghị thẩm định, phê duyệt quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Theo quy hoạch, tuyến đường sắt có điểm đầu kết nối với đường sắt Trung Quốc tại tỉnh Lào Cai, điểm cuối ga Cái Lân thuộc TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Chiều dài toàn tuyến 447,66 km, đi qua 10 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Yên...

‘Cháu 1 tuổi mất mẹ, 2 tuổi mất cha, cám ơn Tiếp sức đến trường đã nhớ đến cháu tôi’

Tân sinh viên hào hứng đến sớm dự lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường – Ảnh: ĐẬU DUNG 132 tân sinh viên đến từ 19 tỉnh, thành Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Lạng Sơn, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc.  Dù 15h, lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường mới chính thức...

Cùng chuyên mục

Vào vụ thu hoạch củ niễng

Vào mỗi dịp cuối thu, đầu đông là lúc người dân phường Hồng Châu (thành phố Hưng Yên) bước vào vụ thu hoạch niễng. Hiện nay, phường Hồng Châu có hơn 17 héc-ta với khoảng 150 hộ trồng niễng. Thị trường tiêu thụ thuận lợi, cây niễng đã trở thành cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế khá cho người dân địa phương. Theo các hộ trồng niễng ở phường Hồng Châu, niễng là giống cây ưa nước, thích...

Tập huấn về quản lý, sử dụng phương tiện đo và kiểm tra chất lượng trong kinh doanh xăng, dầu

Ngày 31/10, tại thị xã Mỹ Hào, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ) tổ chức hội nghị tập huấn các văn bản của pháp luật về quản lý, sử dụng phương tiện đo và kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trên thị trường trong hoạt động kinh doanh xăng, dầu. Đối tượng tham dự tập huấn là cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà...

Chuối xanh khan hiếm, tăng giá

Bão số 3 và ngập lụt đã gây thiệt hại nặng nề đối với người trồng chuối ở Hưng Yên. Hàng nghìn héc-ta chuối tại các địa phương trong tỉnh bị “xóa sổ”. Nguồn cung bị đứt gãy cùng với việc khôi phục sản xuất của nông dân gặp nhiều khó khăn khiến mặt hàng chuối xanh khan hiếm và giá bán tăng mạnh. Thành phố Hưng Yên có khoảng 560 héc-ta trồng chuối, với sản lượng gần 40 nghìn...

Xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

Ngày 30/10, UBND tỉnh tổ chức họp Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (viết tắt là Hội đồng thẩm định) để thảo luận, bỏ phiếu xét, công nhận các xã đề nghị đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đợt 1 năm 2024. Đồng chí Nguyễn Hùng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch...

Phát triển kinh tế từ nuôi vịt đẻ

Năm 2014, chị Nguyễn Thị Duyên ở phường Lam Sơn (thành phố Hưng Yên) bắt đầu chăn nuôi với 200 con vịt đẻ và đã thu được kết quả tốt tạo động lực để chị mở rộng chuồng trại, duy trì nuôi trên 2 nghìn con vịt đẻ và đầu tư 2 máy ấp trứng để sản xuất con giống như hiện nay. Trung bình mỗi lứa, chị xuất bán gần 5 nghìn con vịt giống. Từ mô hình...

Tỉnh Hưng Yên lần đầu tiên tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư tại Đức

Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn khẳng định tỉnh luôn sẵn sàng đồng hành với các nhà đầu tư, rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào tỉnh. Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, tối 28/10 tại Trung tâm thương mại Đồng Xuân ở thủ đô của Đức, đoàn công tác tỉnh Hưng Yên do ông Trần Quốc Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí...

Hối hả khôi phục sản xuất vùng bãi 

Với diện tích đất nông nghiệp ngoài bãi hơn 2 nghìn héc-ta, vùng bãi của thành phố Hưng Yên từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất của người nông dân. Những năm qua, đất bãi đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho hàng nghìn hộ gia đình, từ việc trồng cây hằng năm như chuối, ngô, dược liệu, hoa, rau màu, cho đến các loại cây lâu năm như nhãn, cam. Tuy...

Kích cầu tiêu dùng hàng hóa dịp cuối năm

Năm 2024, tỉnh phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 95 nghìn tỷ đồng. Để đạt mục tiêu đề ra, bên cạnh sự nỗ lực triển khai các giải pháp thúc đẩy hoạt động thương mại – dịch vụ của các sở, ngành, địa phương, thời điểm này, các doanh nghiệp, kênh bán lẻ hàng hóa trong tỉnh đang “tăng tốc” thực hiện kích cầu tiêu dùng, đặc biệt là đối với...

Kinh tế Hưng Yên vững vàng tăng trưởng

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2024 của Sở Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá. Nhiều ngành, lĩnh vực đạt được những kết quả quan trọng, tạo đà tăng trưởng để Hưng Yên thực hiện thắng lợi kế hoạch, mục tiêu kinh tế năm 2024 đã đề ra. Quý III năm 2024, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP)  trên...

Xây dựng, quản lý, sử dụng hiệu quả hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính

Ngày 2/5/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 513/QĐ-TTg về việc phê duyệt Dự án Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính (ĐGHC) và xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐGHC (Dự án 513). Sau 12 năm triển khai, đến nay tỉnh Hưng Yên đã hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc; hồ sơ bản đồ ĐGHC của tỉnh đã được các bộ, ngành trung ương thẩm định,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất